Giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của các thai phụ sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2021 (Trang 28 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Giáo dục sức khỏe

1.4.1. Khái niệm

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Có thể thấy khái niệm này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe: kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ của con người về sức khỏe, thực hành của con người về sức khỏe.

Thực chất của GDSK là quá trình dạy và học, trong đó tác động giữa người thực hiện sức khỏe và người được giáo dục sức khỏe theo hai chiều. người làm công tác GDSK khơng chỉ dạy cho học viên của mình mà cịn học từ học viên của mình. Thu nhận thơng tin phản hồi là việc làm mà người làm công tác GDSK phải hết sức coi trọng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoạt động của mình nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác GDSK.

GDSK là một quá trình cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc chỉ làm một lần là xong. Vì vậy để thực hiện cơng tác GDSK cần phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên trì mới đem lại hiệu quả cao.

GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người như: nhuồn lực hiện có, sự hỗ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe…Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn cách tăng cường sức khỏe phù hợp [4].

1.4.2. Mục đích của giáo dục sức khỏe

Làm cho các đối tượng của GDSK có thể tự chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng các nỗ lực của chính bản thân. Cụ thể:

- Tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình

- Tự giác chấp nhận và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập quán có hại cho sức khỏe.

- Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu cầu sức khỏe và các vấn đề sức khỏe của mình.

1.4.3. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe

Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm thay đổi thực hành sức khỏe, góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu GDSK đạt kết quả tốt sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển, tăng cường hiệu quả của các dịch vụ y tế.

1.4.4. Hiệu quả Giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ về vàng da sơ sinh

GDSK về vàng da sơ sinh cho các bà mẹ là tạo ra điều kiện học tập với nhiều hình thức phù hợp nhằm cung cấp thông tin liên quan về vàng da sơ

sinh, giúp các bà mẹ nâng cao kiến thức, hiểu được tầm quan trọng và tuân thủ các nội dung cần chăm sóc cho trẻ sơ sinh nhằm dự phịng và xử trí kịp thời vàng da sơ sinh

Khi nghiên cứu can thiệp trên 1036 bà mẹ hậu sản có con đầu lịng, Ling Zang và cộng sự (2015) ghi nhận có sự cải thiện nhận thức về VDSS sau giáo dục sức khỏe. Các bà mẹ được GDSK định nghĩa đúng VDSS và cho rằng vàng da là phổ biến ở trẻ sơ sinh chiếm 94,14% cao hơn nhóm chứng (87,61%) với p=0,00; 82,08% các bà mẹ trả lời đúng vàng da kéo dài trên 2 tuần là bệnh lý cao hơn nhóm chứng (52,43%). Trong nhóm can thiệp 80,86% cho rằng trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ vàng da bệnh lý; 96,34% các bà mẹ phát hiện sớm được dấu hiệu vàng da ở trẻ [46].

Tương tự, nghiên cứu của Kashaki và cộng sự (2016) trên 384 đối tượng chăm sóc chính của trẻ sơ sinh ghi nhận có sự cải thiện kiến thức về VDSS. Điểm trung bình kiến thức của nhóm được giáo dục sức khỏe cao hơn với nhóm chứng 7,5 ± 2,5 so với 4,7 ± 1.3với p<0,001). Mức độ nhận thức tốt về VDSS đạt 72% trong nhóm giáo dục [32].

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Hạnh Bắc cho thấy sau can thiệp giáo dục sức khỏe về VDSS tỷ lệ các bà mẹ có nhận thức đúng tăng 38,7% và tỷ lệ bà mẹ có thái độ tốt tăng 47,5% so với trước can thiệp. Điểm trung bình nhận thức và thái độ sau can thiệp đều cao hơn so với trước can thiệp (kiến thức: 11,5±2,9 so với 7,4±2,4 với p <0,001; Thái độ: 4,6±0,6 so với 2,5±1,0 p <0,001) [3].

Theo Nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa và cộng sự (2015) kiến thức, thái độ của bà mẹ được cải thiện rõ rệt sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Kiến thức tốt tăng từ 4,6% trước can thiệp lên 48,35% sau can thiệp và thái độ rất tích cực tăng từ 15,5% trước can thiệp lên 45,5% sau can thiệp [5].

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của các thai phụ sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2021 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)