Quan hệ Việt Nam – Thụy Sĩ

Một phần của tài liệu Trung gian tài chính quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

1. Quan hệ Việt Nam – Thụy Sĩ

1.1. Hợp tác song phương

Việt Nam và Thụy Sĩ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1971. Điều này khiến Thuỵ Sĩ trở thành một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong 50 năm, mối quan hệ giữa hai nước đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Về mặt kinh tế, đối với Thuỵ Sĩ, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Thụy Sĩ là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Theo cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên hợp quốc về thương mại quốc tế, giá trị nhập khẩu trong năm 2021 từ Việt Nam là 1,88 tỷ USD. Bên cạnh đó, những cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do giữa Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) gồm bốn nước, trong đó có Thụy Sĩ là thành viên và Việt Nam đã được tiến hành từ năm 2012.

Nhìn chung, quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước được đánh giá có nhiều cơ hội, tiềm lực phát triển.

1.2. Chương trình Swiss BET.

Ngày 23 tháng 9 năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Đại sứ quán Thụy Sĩ đã ký thỏa thuận song phương về giai đoạn mới trong chương trình Đào tạo Thống đốc điều hành Ngân hàng từ Thụy Sĩ (Swiss BET - Bank Executives’ Training Program) nhằm giúp nâng cao năng lực cho các thống đốc điều hành ngân hàng Việt Nam. Đây là một chương trình có nhiều giai đoạn kéo dài từ năm 2010 đến năm 2027, với giai đoạn mới kéo dài 18 tháng từ năm 2022. Với khoản tài trợ trị giá gần 5 triệu franc (tương đương 5.7 triệu USD - giai đoạn 2022 đến 2027) Swiss BET sẽ được điều hành phối hợp bởi sự hợp tác của NHNN và Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế Thụy Sĩ (SECO), trong đó Học viện Tài chính Thụy Sĩ (SFI) cung cấp khóa học đào tạo chính thức. SFI sẽ đào tạo hơn 240 giám đốc điều hành ngân hàng Việt Nam và hàng trăm giám đốc ngân hàng trung ương về các phương pháp quản lý ngân hàng hiện đại nhất. Theo

trang chủ của Swiss BET, chương trình đào tạo sẽ bao gồm 13 học phần đào tạo chính liên quan đến các vấn đề trong ngành ngân hàng như quản lý và chiến lược, tài chính và khn khổ quản lý, nghiệp vụ ngân hàng cũng như các vấn đề mô phỏng hoạt động, nghiệp vụ liên quan.

Đây là một phần trong chiến lược hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Thụy Sĩ.

Một phần của tài liệu Trung gian tài chính quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w