Việt Nam – Thích ứng và học hỏi

Một phần của tài liệu Trung gian tài chính quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

2. Việt Nam – Thích ứng và học hỏi

2.1. Phát triển ngân hàng thương mại

Đối với Việt Nam, việc phát triển các lĩnh vực trong ngành ngân hàng đi đơi với học hỏi kinh nghiệm, thích ứng với những biến chuyển trong mơi trường quốc tế; đồng thời có những sự điều chỉnh, cải thiện phù hợp nhằm tránh chịu ảnh hưởng bởi những bất ổn bên ngoài. Bên cạnh những đặc điểm hình thành và phát triển của ngành ngân hàng Thuỵ Sĩ, dưới đây là một số xu hướng thay đổi mang sự tương đồng giúp Việt Nam hướng tới việc hoàn thiện mục tiêu cuối cùng là nâng cao tiềm lực hệ thống ngân hàng trong nước, bao gồm lĩnh vực chuyển đổi số trong ngân hàng.

2.1.1 Tăng cường minh bạch

Ngày 8 tháng 8 năm 2018, Việt Nam đã ban hành Quyết định số 986 / QĐ-TTg (“Quyết định 986”) về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược nhằm tăng cường tính độc lập và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để đảm bảo điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, kiểm sốt lạm phát, tăng cường hỗ trợ ổn định kinh tế.

Ngoài ra, chiến lược cũng tập trung vào việc tăng cường tính minh bạch của các ngân hàng trong nước và chứng minh rằng lĩnh vực này hoạt động phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Theo Quyết định 986, dưới đây là các mục tiêu chính mà chính phủ đặt ra để tăng cường lĩnh vực ngân hàng:

 Nâng cao hiệu quả và năng lực thanh tra, giám sát của NHNN và đưa các tổ chức tín dụng vào diện chịu sự giám sát của NHNN. Đến năm 2025, việc thanh tra, giám sát phải phù hợp với Quy tắc giám sát ngân hàng Basel;

 Thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt và tăng mạng lưới ATM / POS (Điểm bán hàng). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ tiền mặt trên tổng thanh khoản phải dưới 10% và dưới 8% vào cuối năm 2025;

 Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng nghèo; và

 Phát triển các tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phát triển “tín dụng xanh” để tăng trưởng kinh tế thân thiện với môi trường.

2.1.2. Xử lý nợ xấu - Phòng ngừa khủng hoảng

Do tác động của dịch COVID - 19, nợ xấu ở Việt Nam năm 2021 chứng kiến mức độ gia tăng đến 13% so với năm trước đó. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến nợ xấu và ngân hàng yếu kém, cũng như nâng cao tính phịng ngừa khủng hoảng, tăng cường giám sát và hoàn thiện các quy định trong hệ thống ngân hàng, củng cố và tái cơ cấu khu vực ngân hàng. Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong thời gian tới.

Đến năm 2022, nợ xấu vẫn là một trong những vấn đề trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo rằng nợ xấu ở Việt Nam vẫn nằm ở mức độ cao và ln cần được kiểm sốt chặt chẽ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà Nước, đến tháng tư năm 2022, tổng nợ dự kiến ở Việt Nam đạt mốc 695 nghìn tỷ VND. Trong bối cảnh đó, Thống đốc Ngân hàng tiếp tục đưa ra văn bản số 5962 yêu cầu các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng Việt Nam tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14. Nhìn chung, vấn đề nợ xấu ở Việt Nam vẫn đang là một thách thức cần có thời gian để giải quyết triệt để.

2.2 Chuyển đổi số

Các biện pháp giãn cách trong đại dịch COVID - 19 khiến cho những giao dịch ngân hàng trực tiếp truyền thống trở nên khó khăn hơn, vì vậy các ngân hàng thương mại chuyển sang số hóa các hình thức giao dịch nhằm mục đích lơi kéo theo khách hàng. Song đây mới chỉ là bước đầu mang tính bề mặt trong lĩnh vực chuyển đổi số. Công nghệ phát triển số được kỳ vọng sẽ hướng phát triển đến mức độ số hóa tồn bộ các nghiệp vụ nội bộ, nâng cao hiệu suất hệ thống ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Ở Thụy Sĩ, quá trình chuyển đổi số diễn ra ổn định với ước tính khoảng 77% người dân Thụy Sỹ sử dụng các dịch vụ ngân hàng số. Công nghệ ngân hàng số đi kèm với việc thu hẹp quy mô ngân hàng truyền thống, tăng cường hiệu quả vận hành nghiệp vụ, đảm bảo an ninh thông tin. Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ đóng vai trị chủ chốt trong việc điều hành những vấn đề này và đảm bảo hành lang pháp lý.

Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã đạt được một số thành cơng nhất định trong q trình chuyển đổi số. Đến hết tháng 4/2021, giao dịch thanh toán trực tuyến qua ngân hàng điện tử tăng 65,9% về số lượng và tăng 31,2% về giá trị; chức năng thanh toán qua điện thoại tăng 86,3% về lượng và tăng 123,1% về giá trị; Thanh toán bằng mã QR tăng 95,7% về số lượng và tăng 181,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, sự phát triển xu hướng chuyển đổi số chủ yếu mới chỉ biểu hiện qua việc số hóa cung ứng dịch vụ, với các công nghệ Mobile Banking, Internet Banking,...cho phép mở tài khoản, quản lý thẻ và chuyển nhận tiền qua các ứng dụng trực tuyến, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Để đạt được tiêu chuẩn khu vực và quốc tế địi hỏi cần có sự đầu tư lớn nhằm nâng cao trình độ nhân lực cũng như kỹ thuật. Chiến lược số hóa tồn bộ được thể hiện qua Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 được Thống đốc NHNN phê duyệt cùng “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

2.2.2 Bảo mật thông tin

Việc cải thiện hành lang pháp lý trong quá trình chuyển đổi số cũng là một trong những khó khăn Trong q trình chuyển đổi số ngành ngân hàng ở Việt Nam, đứng trước

những nguy cơ tấn công bảo mật thông tin khách hàng ngày một tinh vi và phức tạp, việc đảm bảo an ninh thông tin, dữ liệu này ngày một trở nên cấp thiết. Việt Nam đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu khách hàng từ các tổ chức tín dụng với bên thứ ba, theo Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế…Tuy nhiên, những quy định về đảm bảo an toàn dữ liệu hiện vẫn cịn đang trong giai đoạn hồn thiện và phát triển.

Thông tư số 9/2020/TT-NHNN - quy định về an tồn hệ thống thơng tin trong hoạt động ngân hàng, được ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những tiêu chuẩn tối thiểu nhằm đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng trong nghiệp vụ ngân hàng. Trong đó, thơng tư đã có những cải tiến liên quan đến phân loại bảo mật thông tin cá nhân, bảo mật hệ thống thông tin, các vấn đề kỹ thuật bảo mật như xác thực thông tin đa tầng (multi-factor authentication), đồng thời đưa ra những quy trình quản lý rủi ro lộ thông tin. Đây là một trong những bước khởi đầu trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, đảm bảo quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Trung gian tài chính quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w