6 Cấu trúc luận văn
1.2.2 Đặc điểm văn hoá, xã hội
Trong đời sống văn hoá, mỗi dân tộc ở Hoà Bình đều có nền văn hoá và nghệ thuật phong phú, phản ánh cuộc sống của dân tộc mình một cách sâu sắc, độc đáo. Nhân dân các dân tộc ở Hoà Bình có niềm tự hào là quê hương của một nền văn hoá, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của loài người. Đó là nền Văn hoá Hoà Bình, nền văn hoá của cư dân nông nghiệp sơ khai cách đây hàng vạn năm. Hàng loạt các di chỉ
khảo cổ học trên đất Hoà Bình là những minh chứng lịch sử khẳng định điều đó [72, tr.141].
Ngày nay, trên cơ sở những cứ liệu khoa học mới được phát hiện, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tạm thống nhất đưa ra một phác đồ về khung niên đại của nền văn hoá Hoà Bình tại Việt Nam như sau: Niên đại mở đầu của nền văn hoá Hoà Bình là khoảng 18.000 năm (di chỉ làng Vành - Lạc Sơn) (xem phụ lục 5); Niên đại kết thúc của nền văn hóa Hoà Bình là 7.500 năm cách ngày nay (di chỉ Hang Đắng làm tiêu điểm), Hoà Bình là một trong những trung tâm của người nguyên thuỷ ở Việt Nam. Người nguyên thuỷ ở Hoà Bình chuyển hoá từ bầy người đến bộ lạc [72, tr.151].
Trống đồng là một thứ tài sản quý giá được coi là báu vật mà cha ông để lại cho chúng ta hôm nay, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ nhiều trống đồng nhất trong cả nước. Tại Hoà Bình, trống đồng sông Đà là chiếc trống được phát hiện sớm nhất, do phó sứ Muliê tỉnh Hoà Bình lấy được tại nhà người vợ goá của viên quan lang Mường vùng sông Đà vào năm 1887. Trống có đường kính mặt trống 78cm, cao 61cm và còn khá nguyên vẹn. Đây là trống loại I theo phân loại của Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I (xem phụ lục 6), theo sự phân loại của các tác giả nghiên cứu về trống Đông Sơn [72, tr.153].
Từ sau năm 1945, đặc biệt là từ sau năm 1960 đến nay, tại Hoà Bình đã phát hiện và lưu giữ khoảng 66 chiếc trống đồng. Theo sự phân loại của Heger - một học giả người Áo, đưa ra từ năm 1902, trống đồng Hoà Bình được xếp vào loại trống Heger II. Heger đã dựa vào tư liệu qua việc nghiên cứu hàng trăm trống đồng của các khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới để làm căn cứ phân loại. Cách phân loại này của ông đã được số đông học giả
trên thế giới cũng như các nhà khoa học Việt Nam chấp nhận trong việc nghiên cứu về trống đồng Việt Nam nói chung, trống đồng Hoà Bình nói riêng.
Trống loại Heger II ở Hoà Bình chiếm số lượng lớn (trên 100 chiếc). Những trống loại A, B (xuất hiện sớm nhất) là trống lớn, hoa văn trang trí theo xu hướng hình học hoá. Trống nhóm C là trống có nhiều sáng tạo cả về tạo dáng và trang trí hoa văn. Nhóm trống này mang nhiều dấu ấn của thời đại, tiêu biểu cho Việt Nam thời phong kiến tự chủ. Nhóm D có kỹ thuật đúc
“ba gờ dọc” mỏng, dẻo, ít bị ôxy hoá. Các hoa văn trang trí trên trống Heger II khá phong phú, đi từ xu hướng hình học hoá, cách điệu hoá đến xu hướng tả thực đến giai đoạn cuối lại quay trở về lối trang trí hoa văn hình học hoá (xem phụ lục 7).
Cồng chiêng là sản phẩm văn hoá của các cư dân Đông Nam Á, hầu như dân tộc nào cũng sử dụng cồng chiêng nhưng phần lớn các dân tộc chỉ sử dụng đơn chiếc hoặc phối hợp với trống, kèn trong dàn nhạc dân tộc. Chỉ riêng các dân tộc Tây Nguyên và dân tộc Mường là sử dụng cồng chiêng theo dàn. Từ xưa tới nay người Mường ở Hoà Bình thường sử dụng cồng chiêng 12 chiếc. Người Mường cho rằng đó là sự biểu thị của 12 tháng trong năm giao hoà của 4 mùa thu, đông, xuân, hạ. Tên gọi của cồng chiêng được gọi theo thứ tự: chiêng 1 nhỏ nhất âm cao nhất, tiếp đến là chiêng 2 cho đến chiêng 12 thuộc loại lớn nhất, âm trầm nhất. Đó là cách gọi để phân biệt thứ tự âm từ cao nhất đến âm thấp nhất trong dàn chiêng, còn kích thước của nó thì ngược lại (xem phụ lục 7).
Từ xa xưa cồng chiêng đã tồn tại trong hoạt động tâm linh, trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng và trong đời sống xã hội của người Mường. Tính phổ biến của cồng chiêng này càng phong phú đa dạng và sức sống của nó đặc biệt bền vững qua bao biến cố thăng trầm của kịch sử [72, tr.170].
Về tôn giáo, tỉnh Hoà Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Các tín đồ theo các tôn giáo phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Những huyện có số tín đồ của các tôn giáo là Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, Kim Bôi và thành phố Hoà Bình. Ở Hoà Bình cũng có chùa, nhưng không phải thờ Phật Bà Quan Âm mà để thờ bà Chúa Rừng. Nhìn chung tôn giáo có phức tạp, nhưng chưa phải sâu sắc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhân dân dễ tiếp thu những tư tưởng cách mạng.
Về tín ngưỡng, người Hoà Bình có tục thờ ma, họ cho rằng chết thành ma, tránh ma quấy quả phải cúng cho ma ăn. Đặc điểm nổi bật trong phương thức mộ táng ở Hoà Bình là mộ chôn trong hang động nơi cư trú, được đặt trong một hốc đá sát vách hang hay gần bếp lửa. Các mộ ở Hoà Bình phần lớn được rắc thổ hoàng.
Tục thờ cúng thổ công rất phổ biến. Có tục thờ thần thành hoàng, người có công khai phá ruộng nương, còn thờ thần Tản viên, thần đá, thần cây…
Hoà Bình là một tỉnh miền núi nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một sắc thái văn hoá đặc sắc riêng. Đồng bào Mường có lễ hội cồng chiêng, có trường ca “Đẻ đất, đẻ nước”… Đồng bào Thái có chữ viết riêng từ lâu đời với trường ca “Sống chụ sôn sao”, trường thi “Ẳm Ệt”… Tiếng sáo cùng những làn điệu dân ca H’mông say đắm lòng người,… Sắc thái văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện đậm nét trên nhiều mặt: Trong kho tàng văn học dân gian, kho tàng dân ca phong phú nhiều màu sắc, qua các lễ hội truyền thống, qua cả trang phục, những nếp váy áo với những màu sắc, hoa văn, mạng đậm nét riêng của dân tộc mình.
Những nét riêng đó tạo cho Hoà Bình cái phong phú, đa dạng về văn hoá của một tỉnh nhiều dân tộc, góp phần vào sự phong phú đa dạng của nền văn hoá Việt Nam. Nhìn chung mỗi dân tộc có những nét riêng, từ phong tục tập quán, nếp nghĩ, nếp làm ăn đến sinh hoạt hàng ngày, song lại có chung
những đặc điểm đậm nét của nhân dân các dân tộc miền núi: Cần cù lao động, nghị lực trong cuộc sống đầy khó khăn vất vả, thật thà chân chất và giàu lòng nhân ái, mến khách, tình gắn bó keo sơn giữa những người cùng cộng đồng. Họ gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng làng bản, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Là tỉnh nhiều dân tộc, song Hoà Bình là địa bàn cư trú tập trung của đồng bào Mường. Vì vậy nói đến xã hội Hoà Bình dưới thời phong kiến, thực dân là nói đến chế độ nhà lang, một hình thức tổ chức xã hội riêng của dân tộc Mường và là một cơ cấu tổ chức hết sức chặt chẽ với những lang cun, lang đạo, ậu to, ậu nhỏ… Tổ chức này có đẳng cấp riêng, sự phân cấp rõ ràng, có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm tỉ mỉ.
Xã hội Mường trước cách mạng tháng Tám 1945 chia làm hai đẳng cấp rõ rệt. Đẳng cấp phong kiến quí tộc cha truyền con nối nắm quyền thống trị gọi là lang; Đẳng cấp bị trị là đông đảo nhân dân lao động bị áp bức bóc lột rất nặng nề. Lang có đặc quyền tuyệt đối về chính trị, kinh tế. Nông dân có nghĩa vụ tuyệt đối phục tùng, phục vụ lang.
Quyền lực của lang, nghĩa vụ của dân đối với lang được quy định thành các điều khoản rất chặt chẽ gọi là điều lệ nhà lang. Theo điều lệ đó, lang như một lãnh chúa có uy quyền tuyệt đối về mọi mặt trên lãnh địa của mình,
“Thượng ngọn cây, hạ ngọn cỏ, con cá dưới nước, con thú trên rừng” đều là của lang. Ruộng đất đều thuộc về nhà lang, lang chiếm giữ phần lớn ruộng đất tốt, phần còn lại vừa ít, vừa xấu đem chia cho dân, các ậu có phần được ưu tiên hơn. Nhân dân có nghĩa vụ phải lao động, đóng góp phục vụ nhà lang từ việc cày cấy, việc sinh hoạt hàng ngày đến việc tang ma, cưới xin, làm nhà, khách khứa… trong nhà lang. Chế độ đi làm không công cho lang gọi là đi
“xâu”, “nõ”, “phu”, “phiên”. Chế độ đóng góp lúa gạo, rượu, thịt, tiền bạc thường vô hạn định. Gia đình nào không có con trai, phần ruộng đất được chia
bị lang thu lại gọi là chế độ “thu lụt”. Ai vi phạm luật lệ, làm phật ý lang thì bị “phạt vạ” rất vô lí (như: một nông dân đến hầu hạ nhà Quách Hàm lang cun mường Vang, vô ý đánh vỗ hũ rượu cần đáng giá 1 hào, bị hắn phạt vạ 9 con trâu).
Chế độ phong kiến lang đạo là một chế độ cực kì tàn bạo, phản động và bảo thủ. Dưới chế độ nhà lang, nông dân bị bóc lột đến kiệt quệ, quyền sống bị chà đạp, ngay đến tính mạng cũng do lang định đoạt, lang cho sống được sống bắt chết phải chết nên nhân dân Mường xưa có câu: “Nhỏ làm con bố, con mế, lớn làm con cun, con lang”.
Theo quan niệm từ rất xa xưa trong xã hội đồng bào Mường “đất có lang, làng có đạo” nên hầu như vùng nào, xóm nào cũng có lang đạo.Một đôi nơi trước sự áp bức bóc lột quá tàn bạo của lang đến mức nhân dân không chịu nổi, nhân dân đã đoàn kết lại đấu tranh bằng cách phế bỏ lang, đuổi ra khỏi làng, song lại đón một lang từ nơi khác về. Như vậy phản ánh sự bất bình, hành động phản kháng của nhân dân trước tàn bạo của chế độ nhà lang. Song sự phản kháng đó vẫn chưa có lối thoát khỏi cái thòng lọng nghiệt ngã của chế độ nhà lang bởi quan niệm “đất có lang, làng có đạo” [31, tr.24,25].
1.3. Truyền thống yêu nƣớc của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trƣớc năm 1930
Nhân dân các dân tộc tỉnh có giàu truyền thống yêu nước. Trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân Hoà Bình luôn thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng chống giặc ngoại xâm qua các thời kỳ lịch sử.
Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhân dân Hoà Bình cũng đã góp công sức và của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân. Tài liệu lịch sử của người Mường Hoà Bình [41, tr.55] cho biết: Năm 40, khi Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược Đông Hán, nhân dân
Hoà Bình đã theo nghĩa quân. Năm 43, Mã Viện đánh bại nghĩa quân của Hai Bà, các nhà lang tham gia nghĩa quân của Hai Bà đã lập căn cứ ở miền núi
“Vua Bà” (thuộc huyện Lương Sơn), để tiếp tục cuộc chiến đấu, sau khi bỏ Cấm Khê. Việt sử thông giám cương mục còn chép: “Quân Bà đi đến đâu, như gió lướt đến đấy. Các dân tộc Man, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo”[57, tr.114]. Man, Lý là cách gọi các dân tộc thiểu số của các triều đại phong kiến nước ta (trong đó cả dân tộc Mường). Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng ra cả nước. Dân tộc Mường ở ngay cạnh thủ phủ của Hai Bà, vì thế đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị, đô hộ của phương Bắc do Hai Bà lãnh đạo.
Thế kỷ XV, phong kiến nhà Minh xâm lược và thống trị nước ta. Năm 1409, Trần Quý Khoáng dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh ở Nghệ An, sau mở rộng hoạt động ra phía Bắc. Lúc đó ở châu Quảng Oai (một phần đông bắc tỉnh Hoà Bình, Sơn Tây), Chương Mỹ (Hà Tây), thủ lĩnh nghĩa quân vùng này là Hoàng Cư Liêm đã cùng nhân dân Mường nổi dậy hưởng ứng khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Khi Trương Phụ kéo quân đến đàn áp, thủ lĩnh Hoàng Cư Liêm phải bỏ trốn [44, tr.56]. Năm 1412, khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị quân Minh đàn áp, suy yếu và phải rút quân vào giữ miền Tân Bình - Thuận Hoá. “Tháng 8 năm 1412, Lưu Bổng hoạt động mạnh ở châu Quảng Oai” [44, tr.79], thu hút được đông đảo nhân dân Mường tham gia chống lại nhà Minh.
Mùa xuân năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hoá), trong những năm đầu nghĩa quân bị giặc vây hãm, được nhân dân các dân tộc miền trung du Thanh Hoá và Hoà Bình giúp đỡ tiếp tế lương thực, xây dựng và bảo vệ căn cứ của nghĩa quân. Trong cuộc tiến quân ra giải phóng Đông Quan (Hà Nội), kết thúc cuộc kháng chiến mười năm gian
khổ giành độc lập dân tộc, nghĩa quân Lam Sơn đã được nhân dân các dân tộc Hoà Bình hết lòng ủng hộ [44, tr.140].
Cuộc kháng chiến chống giặc Minh kết thúc thì tại vùng Tây Bắc, tù trưởng Đèo Cát Hãn nổi lên với mưu đồ cát cứ. Năm 1431, Lê Thái Tổ trực tiếp cầm quân vượt sông Đà lên dẹp loạn Đèo Cát Hãn. Đến Thác Bờ (Đà Bắc), nhà vua dừng quân, chuyển bị thuyền, mảng vượt sông. Tại đây, Lê Thái Tổ đã có bài thơ cảm tác về vẻ đẹp của Thác Bờ. Bài thơ khắc trên vách đá và được truyền giữ đến ngày nay (xem phụ lục 8). Thời gian nhà vua và quân lính dừng lại ở đây có ba mẹ con người Dao ở xã Vầy Nưa và một bà mẹ người Mường ở xã Hào Tráng đã đi quyên góp lương thực, thực phẩm, ủng hộ quan triều đình (nhân dân địa phương đã lập miếu thờ hai người phụ nữ đó. Nhân dân còn giúp thuyền, mảng, cắt cử những trai đinh khẻo mạnh, dũng cảm bơi thuyền chở mảng đưa nhà vua và quan quân triều đình vượt qua thác nguy hiểm đi, về an toàn.
Thế kỉ XVIII, khi nhà Thanh xâm lược nước ta, vua Quang Trung từ Phú Xuân đưa quân thần tốc ra Bắc đại phá quân Thanh. Một cánh quân qua Hoà Bình, tập kích quân Thanh tại Đại Áng, Khương Thượng. Trên đường tiến quân, nghĩa quân Tây Sơn tiếp xúc với nhân dân địa phương đã để lại tình cảm và ấn tượng tốt đẹp. Người Mường ở Hoà Bình gọi là “ngặt Tây Sơn” (ý chỉ nghĩa quân Tây Sơn giữ kỷ luật rất nghiêm ngặt). Một số truyện truyền khẩu của nhân dân Mường Hoà Bình cho biết: người Mường theo vua Quang Trung lập được rất nhiều chiến công, có người được nhà vua phong cho tước công, tước hầu và còn được thưởng nhiều vũ khí như các loại súng mà hiện nay có nơi còn giữ gọi là súng thần công, súng trụ [41, tr.58]. Đấy có thể coi là những phần thưởng xứng đáng mà vua Quang Trung tặng cho những người có công chống giặc, bảo tồn quê hương đất nước.
Cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi nhanh chóng do tài chỉ huy quân sự của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và căn bản là do sự tham gia của nhân dân cả nước trong đó có phần đóng góp của các dân tộc ở Hoà Bình.
Không chỉ có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm mà nhân dân các dân tộc trong tỉnh còn có truyền thống đấu tranh chống áp bức bóc lột của triều đình phong kiến thối nát. Đất Hoà Bình từng là căn cứ địa và địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Trần Tuân, Phùng Chương lãnh đạo (nửa cuối thế kỉ XV), cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Duy Hưng (nửa đầu thế kỉ XVIII). Đặc biệt là cuộc nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn của Lê Duy Lương chống triều đình vào nửa cuối thế kỉ XIX. Nghĩa quân phần đông là nhân dân