6 Cấu trúc luận văn
3.2 Xây dựng và đẩy mạnh mọi hoạt động trên chiến khu Quang Trung
KHU QUANG TRUNG
Đến trung tuần tháng 5-1945, thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (15-4-1945) chiến khu Quang Trung được chính thức thành lập trên cơ sở chiến khu Hoà – Ninh – Thanh trước đây. Hội nghị thành lập chiến khu được tổ chức tại Quỳnh Lưu (Nho Quan – Ninh Bình). Đồng chí Văn Tiến Dũng, Thường trực Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kì, chỉ huy trưởng chiến khu Quang Trung chủ trì, có đại diện Đảng bộ Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá tham dự. Đồng chí Phan Lang, Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình và đồng chí Vũ Thơ tham dự Hội nghị. Đồng chí Phan Lang được cử làm uỷ viên Ban chỉ huy chiến khu.
Căn cứ vào chủ trương của Đảng thể hiện ở Chỉ thị ngày 12-3-1945 và nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, Hội nghị thành lập chiến khu Quang Trung đề ra nhiệm vụ cho các địa phương là: Tích cực xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, bán vũ trang, chuẩn bị mọi mặt để hỗ trợ cho công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của các địa bàn xung quanh.
Sau Hội nghị thành lập chiến khu Quang Trung, đồng chí Văn Tiến Dũng qua Hoà Bình tham dự Hội nghị Ban cán sự Đảng họp tại Phương Lâm. Hội nghị khẳng định những phương hướng cơ bản do Ban cán sự Đảng đề ra tại hội nghị đầu tháng 4-1945 tại Cao Phong là phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ do Hội nghị thành lập chiến khu Quang Trung đề ra và nhấn mạnh:
+ Nhiệm vụ quan trọng cần kíp đối với Hoà Bình lúc này là phải tập trung nỗ lực xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang địa phương.
+ Kế hoạch thực hiện cụ thể là: trên cơ sở phát triển lực lượng cách mạng sâu rộng trong nhân dân, khẩn trương thành lập các đội vũ trang tập trung tại các căn cứ: Thạch Yên, Cao Phong, Hiền Lương – Tu Lý, Mường Khói và Mường Diềm, phát triển các đội Tự vệ chiến đấu tại thị xã, thị trấn và các vùng nông thôn khác. Kịp thời tổ chức huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang, bán vũ trang và quần chúng cách mạng.
Hội nghị cũng bàn về công tác xây dựng cơ sở Đảng tại thị xã, xét chọn một số quần chúng tích cực để có kế hoạch bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng, đó là các đồng chí Nguyễn Đình Khanh, Phùng Thị Hán, Đỗ Văn Phạn.
Tháng 5-1945, tại Phương Liên phố Đồng Nhân, đồng chí Vũ Thơ thay mặt Ban cán sự tỉnh thành lập chi bộ Đảng thị xã do đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm bí thư. Từ khi chi bộ Đảng thị xã được thành lập, phong trào cách mạng thị xã được củng cố và phát triển mạnh.
Từ sau Hội nghị, khí thế cách mạng trong toàn tỉnh diễn ra rất sôi nổi, công tác xây dựng căn cứ, lực lượng vũ trang, bán vũ trang được đẩy mạnh với tinh thần rất khẩn trương. Mỗi đồng chí trong Ban cán sự Đảng bám sát một địa bàn, chịu trách nhiệm xây dựng một khu căn cứ. Ở mỗi khu căn cứ, sau khi nắm được lang đạo, cán bộ đi vào vận động quần chúng khá thuận lợi. Nhân dân các dân tộc Mường, Thái, Dao… bị đế quốc, lang đạo bóc lột, kìm kẹp nghiệt ngã, được Đảng soi đường nên rất tin tưởng, một lòng theo cách mạng. Nhiều quần chúng hăng hái tham gia đoàn thể Cứu quốc. Có thanh niên con em nhà lang được giác ngộ đã nguyện theo cán bộ thoát ly hoạt động (Đinh Công Sắc, Quách Rưỡng). Có thân sĩ thức thời yêu nước xuất thân từ tầng lớp lang đạo đã kiên quyết từ bỏ quyền lợi, địa vị xã hội của mình, quyết tâm theo Đảng (Quách Hy). Đông đảo thanh niên các dân tộc hăng hái tham gia các đoàn thể Cứu quốc, Tự vệ chiến đấu, thực hiện các công tác do cán bộ giao cho. Nạn đói đang diễn ra trầm trọng, nhân dân chủ yếu sống bằng rau
rừng, củ vớn, củ mài… nhưng vẫn chắt chiu ủng hộ cách mạng từng bắp ngô, cân khoai. Hầu như cán bộ đến đâu tuyên truyền là nhân dân ở đó nhiệt liệt hưởng ứng. Khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc”, chương trình, điều lệ Mặt trận Việt Minh là nội dung tuyên truyền chủ yếu có sức thuyết phục mạnh mẽ. Cán bộ đi đến nơi nào là ở đấy có gia đình tin cậy của cách mạng như: gia đình Lý Y, phó Hoánh ở Cao Phong - Thạch Yên, vợ chồng ông Quách Hy ở Mường Khói, gia đình ông Quản Khoa, anh Đinh Công Sắc, ông bà Khán Thành ở vùng Hiền Lương – Tú Lý. Ở thị trấn Vụ Bản có gia đình ông Ba Lưu, bà Ký Đông. Ở phố Vãng có anh Trưởng, anh Thận… Ở thị xã số gia đình bảo vệ cán bộ ngày càng nhiều, bên cạnh các gia đình cơ sở từ trước, nay có thêm các gia đình cụ Bệ, anh Phạn, anh Bếp Thực, anh Hậu ở Thịnh Lang, ông phó Viễn ở dốc Cun, .v.v.
Khó khăn lớn nhất lúc này đối với phong trào Hoà Bình là rất thiếu cán bộ. Có vùng như Cao Phong - Thạch Yên chỉ có một vài đồng chí uỷ viên Ban cán sự vừa chỉ đạo vừa tổ chức thực hiện. Mặc dù Ban cán sự chú ý đào tạo cán bộ, nhưng các vùng nông thôn phong trào mới được xây dựng, muốn bồi dưỡng cán bộ cần có thời gian. Nay yêu cầu phát triển phong trào rất khẩn trương, nhiều xóm, bản cán bộ chỉ có thể dừng lại một vài ngày để gặp gỡ, tuyên truyền nhân dân rồi phải chuyển sang xóm, bán khác. Do vậy không ít nơi quần chúng được tuyên truyền giác ngộ tương đối đông nhưng chưa xây dựng được các đoàn thể Cứu quốc vì thiếu cán bộ trực tiếp chỉ đạo. Nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế này, nhiều vùng các cán bộ tập trung và giải quyết hai yêu cầu cấp bách trước mắt là:
1) Làm công tác tuyên truyền để giác ngộ tinh thần yêu nước, cách mạng đối với đông đảo quần chúng.
2) Sau đó khẩn trương tập trung vào việc xây dựng lực lượng tự vệ chiến đấu, kết hợp giữa lực lượng tự vệ chiến đấu tại chỗ với lực lượng từ thị
xã, các thị trấn do Ban cán sự điều động đến để thành lập đơn vị vũ trang tập trung.
Tại Mai Đà, Tu Lý - Hiền Lương, là khu căn cứ đầu tiên của Hoà Bình, trước 9-3-1945, cơ sở cách mạng đã được xây dựng ở nhiều xóm, bản, lực lượng cán bộ cũng đông hơn do được tăng cường một số cán bộ từ Ninh Bình lên. Do vậy, sau 9-3-1945, phong trào các có điều kiện phát triển nhanh mạnh. Các đoàn thể Cứu quốc, Tự vệ chiến đấu phát triển tương đối rộng. Đây cũng là khu căn cứ tổ chức huấn luyện quân sự sớm nhất nhưng chưa thành lập được đơn vị vũ trang tập trung. Từ Tu Lý - Hiền Lương, phong trào cách mạng nhanh chóng phát triển rộng ra các khu vực xung quanh. Khi cán bộ lên tuyên truyền ở vùng cao Đồng Mạ, Toàn Sơn…đồng bào Dao ở đây rất phấn khởi, hăng hái tham gia các đoàn thể Cứu quốc, xây dựng đội Tự vệ chiến đấu.
Ở vùng Diềm (Đức Nhàn – Quy Đức), đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng đã bắt mối, kiên trì thuyết phục một lang Cun rất có thế lực nhưng cũng lắm thủ đoạn (Đinh Công Phủ). Viên lang Cun đã đồng ý tổ chức một cuộc họp toàn thể giới lang đạo dưới quyền, đứng đầu các chòm xóm trong vùng để bàn việc hợp tác với Mặt trận Việt Minh đánh phát xít Nhật và đồng ý ủng hộ cách mạng 30 khẩu súng (số súng này y Phủ mua và tước của lính Pháp sau cuộc đảo chính 9-3-1945) [9, tr.32]. Sau khi nắm được lang trong vùng, cán bộ có điều kiện đi vào tuyên truyền, tập hợp quần chúng xây dựng được một trung đội vũ trang tập trung. Các đồng chí đã giác ngộ được con trai viên lang Cun chỉ huy quân đội vũ trang (Đinh Công Đốc). Ban cán sự đã điều động 4 hội viên binh sĩ Cứu quốc trong đó có một sĩ quan từ thị xã lên khu căn cứ hướng dân lực lượng vũ trang, bán vũ trang luyện tập quân sự.
Tại các thị trấn thuộc châu Mai Đà, cơ sở cách mạng cũng phát triển ở chợ Bờ, suối Rút, mỗi nơi cũng thành lập được một tổ Cứu quốc. Phố Vãng
có cơ sở từ trước nên sau 9-3-1945 phát triển mạnh hơn. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ trong phố được lập ra và xây dựng được đội Tự vệ chiến đấu với trên 10 hội viên. Phong trào bước đầu có ảnh hưởng trong đồng bào Thái ở các xóm, bản lân cận như: xóm Nghẹ, xóm Lọng, bản Hịch. Ban cán sự phân công đồng chí Hoàng Ba đến hướng dẫn cơ sở trên tuyến đường từ chợ Bờ lên suối rút đến phố Vãng chuẩn bị lực lượng, vũ khí, lương thực.
Tại khu Cao Phong - Thạch Yên (Kỳ Sơn), việc xây dựng phong trào cũng có khó khăn hơn, vì số đông lang đạo có xu hướng ủng hộ Việt Minh nhưng viên lang Cun chưa thật tâm vào nhiệt tình tin tưởng theo cách mạng. Để tạo điều kiện xây dựng Cao Phong – Thạch Yên thành khu căn cứ, một đồng chí uỷ viên Ban cán sự Đảng phụ trách trực tiếp tranh thủ lối kéo hàng ngũ lãnh đạo, một mặt Ban cán sự huy động 30 Tự vệ, thanh niên Cứu quốc thị xã vào đây thành lậpp một đơn vị vũ trang tập trung. Trong điều kiện có khó khăn, vả lại lực lượng cán bộ quá ít ỏi nên việc xây dựng phong trào ở Cao Phong - Thạch Yên chủ yếu là phát động quần chúng và xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang. Do đó, đơn vị vũ trang được phân thành 3 đội: một đội hoạt động tại Cao Phong, hai đội tại Thạch Yên. Các đội này toả xuống các xóm vừa tự tổ chức huyến luyện chính trị, quân sự cho các đội viên, vừa tiến hành vũ trang tuyên truyền phát động quần chúng xây dựng lực lượng tự vệ ở các xóm.
Bằng phương thức như vậy, tuy chưa xây dựng được các đoàn thể Cứu quốc, song qua công tác vũ trang tuyên truyền, nhân dân các xóm bước đầu được giác ngộ về đường lối đoàn kết đuổi Nhật cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Tinh thần yêu nước, niềm tin và nhiệt tình ủng hộ cách mạng của quần chúng chính là chỗ dựa tin cậy, là cơ sở chính trị để xây dựng khu căn cứ.
Đến mỗi xóm, sau khi tuyên truyền phát động quần chúng, đội vũ trang tuyên truyền tiến hành lựa chọn, tập hợp một số thanh niên hăng hái thành lập
đội tự vệ Cứu quốc, rồi huấn luyện và hướng dẫn hoạt động. Cao Phong là địa bàn trực tiếp cai quản của lang Cun, điều kiện hoạt động bị hạn chế nên chỉ mới lập được tự vệ Cứu quốc ở xóm Trang, xóm Ong. Trái lại, trên Thạch Yên hầu như xóm nào cũng có tự vệ Cứu quốc, xóm ít nhất cũng có năm bảy đội viên, nơi mạnh có tới vài ba chục đội viên.
Tại khu căn cứ Mường Khói, trước 9-3-1945 đã có cơ sở Cứu quốc ở một số xóm. Lang đạo Mường Khói là người yêu nước tiến bộ, nhiệt tâm đi theo cách mạng, tích cực giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ xây dựng phong trào quần chúng. Mường Khói lại có lực lượng ở thị trấn Vụ Bản hỗ trợ. Ở thị trần này, phong trào cách mạng phát triển khá vững mạnh. Hầu hết nhân dân thị trấn đều tham gia đoàn thể Cứu quốc hoặc có cảm tình với cách mạng. Do những yếu tố trên, khu căn cứ Mường Khói có điều kiện phát triển thuận lợi. Việc tuyên truyền, tập hợp quần chúng ở các xóm vào đoàn thể Cứu quốc được tiến hành khẩn trương. Song do điều kiện cán bộ còn hạn chế nên có tình hình không ít xóm sau khi tuyên truyền vận động quần chúng, lập các đoàn thể Cứu quốc rồi cán bộ chuyển đi xóm khác thì các đoàn thể Cứu quốc chưa tự chủ động hoạt động được. Cũng có một số xóm chỉ mới phát động được quần chúng mà chưa tập đoàn thể Cứu quốc. Mọi nỗ lực được tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách là xây dựng lực lượng chiến đấu. Vì vậy ở các xóm đều lập được tự vệ chiến đấu. Cả khu căn cứ lập được một đội vũ trang tập trung, lấy Mường Lọt làm địa bàn đừng chân và tổ chức huấn luyện [12, tr.53].
Chỉ trong một thời gian ngắn, được chỉ đạo tập trung, khẩn trương và bằng nhiều biện pháp linh hoạt sát hợp với tình hình, điều kiện, đặc điểm của từng vùng, bốn khu căn cứ cách mạng của tỉnh đã được xây dựng tại vùng nông thôn thuộc ba châu: Mai Đà, Kỳ Sơn và Lạc Sơn. Ở mỗi khu, hạt nhân lãnh đạo là các đồng chí trong Ban cán sự Đảng, cơ sở chính trị là quần chúng
nông dân lao động địa phương, có lực lượng sẵn sàng chiến đấu là các đơn vị vũ trang tập trung và các đội Tự vệ chiến đấu ở cơ sở.
Để nâng cao tinh thần và khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang, bán vũ trang địa phương, ngoài việc thường xuyên đẩy mạnh công tác huấn luyện về chính trị, quân sự, Ban cán sự Đảng cũng rất chú trọng việc trang bị vũ khí cho các đơn vị vũ trang tập trung và các đội Tự vệ. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có nguồn vũ khí thô sơ tự tạo rất phong phú, ngoài gậy gộc, dáo, mác còn có nỏ, súng kíp, hoả mai… Hưởng ứng cuộc vận động sắm sửa vũ khí do Ban cán sự Đảng phát động, đồng bào trong các khu căn cứ sẵn sàng ủng hộ những vũ khí sẵn có của gia đình. Ban cán sự Đảng còn tổ chức tìm, mua vũ khí của binh lính Pháp vứt bỏ trong rừng hoặc bán cho nhân dân khi chạy Nhật dịp đảo chính 9-3-1945. Quần chúng ở thị xã, các thị trấn hăng hái mua tín phiếu, góp quỹ mua sắm vũ khí. Nhân dân thị xã Hoà Bình đã mua gần 1.000 đồng tín phiếu. Riêng số tiền nhân dân ủng hộ đã mua được 7 khẩu súng trường, 2 khẩu trung liên. Bằng nhiều biện pháp tích cực như vậy, các đội vũ trang tập trung, các đội Tự vệ cơ sở được trang bị vũ khí tương đối khá. Mỗi đội vũ trang có tới vài ba chục khẩu súng. Ngoài ra Hoà Bình còn cung cấp cho chiến khu Quang Trung 4 khẩu súng trường và 1 khẩu trung liên.
Trong bốn khu căn cứ thì khu Tu Lý – Hiền Lương có lực lượng tương đối đông được tổ chức thành các đoàn thể Cứu quốc chặt chẽ, có lực lượng Tự vệ chiến đấu khá rộng và mạnh. Riêng trong đồng bào Dao ở Đồng Ruộng có một trung đội tự vệ chiến đấu, trang bị bằng vũ khí thô sơ nhưng rất lợi hại, nhất là nỏ bắn bằng tên tẩm thuốc độc. Ở khu căn cứ Diềm có đội vũ trang lập trung được trang bị khá hơn các đội vũ trang tập trung tại các nơi khác, có tới 30 súng trường và một súng máy.
Phát xít Nhật đã đánh hơi thấy các hoạt động của ta ở khu căn cứ Diềm. Chúng huy động một đại đội đóng ở chợ Bờ dùng đường sông bất ngờ đổ bộ lên Diềm hòng tiêu diệt đơn vị vũ trang của ta. Nhờ có cơ sở quần chúng ở chợ Bờ nắm được âm mưu, kế hoạch của địch báo tin, đơn vị vũ trang kịp thời phân tán lực lượng, tránh đụng độ với giặc Nhật khi chưa cần thiết, nhằm bảo toàn lực lượng, đón thời cơ sau này.
Tại khu căn cứ Diềm, đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng đã trực tiếp chỉ đạo thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng lâm thời, một hình thức chính quyền nhân dân thời tiền khởi nghĩa. Nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng. Khí thế cách mạng càng lên cao.
Cuối tháng 7-1945, cao trào kháng Nhật dâng lên mạnh mẽ khắp cả nước. Để có thêm cán bộ quân sự lãnh đạo khởi nghĩa ở các địa phương, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định mở một lớp quân chính đào tạo cán bộ quân sự cho