ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền ±% Số tiền ±%
1.Tiền gửi tiết kiệm 166.738 206.793 227.472 40.055 24,02 20.679 10,00
- Không kỳ hạn 14.433 16.721 18.393 2.288 15,85 1.672 10,00
- Kỳ hạn < 12 tháng 101.580 117.005 128.706 15.425 15,19 11.701 10,00
- Kỳ hạn 12 - 24 tháng 48.369 67.377 74.115 19.008 39,30 6.738 10,00
- Kỳ hạn >= 24 tháng 2.356 5.690 6.259 3.334 141,51 569 10,00
2.Tiền gửi thanh toán 13.703 17.040 18.744 3.337 24,35 1.704 10,00
-Tiền gửi của dân cư 11.353 13.615 14.977 2.262 19,92 1.362 10,00
- Tiền gửi của tổ chức 2.350 3.425 3.768 1.075 45,74 343 10,00
3. Tổng huy động vốn 180.441 223.833 246.216 43.392 24,05 22.383 10,00
(Nguồn: Phịng tín dụng NHN0 & PTNT - chi nhánh KCN Hòa Phú)
Dựa vào bảng số liệu, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2018 tổng huy động vốn đạt 180.441 triệu đồng, năm 2019 đạt 223.833 triệu đồng tăng 43.392 triệu đồng tăng 24,05%, năm 2020 đạt 246.216 triệu đồng tăng 22.383 triệu đồng tương ứng 10% so với năm 2019. Nguyên nhân nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng là do sự gia tăng liên tục của tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng; từ 12 tháng đến 24 tháng; tiền gửi thanh toán; tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu, cịn các loại hình tiền gửi khác có tăng nhưng giá trị khơng nhiều. Nhìn chung, trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong giai đoạn 2018 – 2020 thì kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 đến 24 tháng được khách hàng sử dụng nhiều là do lãi suất các loại hình hày tương đối cao. Ngồi ra, do nhu cầu nhàn rỗi nguồn tiền có thời hạn nhất định nên khách hàng lựa chọn kỳ hạn gửi từ 1 đến 26 tháng để có thể linh hoạt trong hoạt động chi tiêu của mình.
- Tiền gửi tiết kiệm: Năm 2018 loại tiền này đạt 166.738 triệu đồng. Năm 2019
đạt 206.793 triệu đồng, tăng 40.055 triệu đồng tương ứng tăng 24,02%. Năm 2020 tăng 20.679 triệu đồng tương ứng tăng 10,00% so với năm 2019. Nguyên nhân do người dân làm ăn ngày càng có hiệu quả nhất là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, mức sống người dân ngày càng cao nên thu hút nhiều tiền nhàn rỗi của người dân. Bên cạnh đó là do tình hình kinh tế đã tương đối ổn định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng. Đây là nguồn huy động chủ yếu nên Ngân hàng ln có chính sách duy trì phương pháp huy động truyền thống như tăng lãi suất tiền gửi để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiền năng đến gửi tiền.
- Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn:
Tiết kiệm khơng kỳ hạn là hình thức tiết kiệm mà người rút tiền không cần phải thông báo trước cho Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm này có lãi suất thực gửi, thơng thường mức lãi suất này sẽ thấp hơn lãi suất có kỳ hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, TGTK không kỳ hạn năm 2019 tăng 2.288 triệu đồng tương ứng tăng 15,85% so với năm 2018. Năm 2020 tăng 1.672 triệu đồng tương ứng tăng 10,00% so với năm 2019. Thông thường khách hàng chọn hình thức tiết kiệm khơng kỳ hạn này là để mục đích nhờ ngân hàng giữ tiền giúp một thời gian, khơng có nhu cầu sinh lời và sẽ rút bất cứ lúc nào cần thiết, do đó tiết kiệm khơng kỳ hạn có kỳ hạn ngắn, thậm chí được tính theo ngày. Vì thế ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả, không chủ động khi lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2019 tăng 37.767 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 24,79%. Năm 2020 tăng 19.007 triệu đồng tương ứng tăng 10,00%. Qua đó cho thấy người dân khu vực này có thu nhập ngày càng ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.
Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an tồn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Khi gửi tiết kiệm một số tiền vào một khoảng thời gian nhất định, khách hàng được hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó, ngân hàng sẽ phát hành cho khách hàng sổ tiết kiệm tương ứng số tiền, kỳ hạn và lãi suất. Mục tiêu quan trọng khi chọn hình thức này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy lãi suất đóng vai trị quan trọng
để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất phải cao hơn tiền gửi khơng kỳ hạn. Ngồi ra mức lãi suất thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi (3, 6, 9, 12 tháng) và tùy vào từng loại tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR, VÀNG…) và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.
- Đặc điểm đặc biệt của loại tiền gửi này là khách hàng chỉ được rút tiền đúng kỳ hạn đã cam kết không được rút trước hạn. Đôi khi được rút trước hạn tuy nhiên khách hàng bị mất tiền lãi đó và chỉ được trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi thanh tốn: Đây là hình thức tiền gửi mà khách hàng gửi tiền khơng theo một kỳ hạn nhất định mà có thể rút ra bất cứ lúc nào khi có nhu cầu một cách chủ động và linh hoạt không bị ràng buộc bởi thời gian. Mục đích chính của người gửi tiền là nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh toán phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt từ ATM,… được thanh tốn qua ngân hàng nên cịn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh tốn và khơng có mục đích hưởng lãi thơng qua ngân hàng.
- Tiền gửi khơng kỳ hạn có lãi suất thấp nhất trong các loại tiền gửi ngân hàng, được tính lãi theo phương pháp tích số (tính theo số dư bình qn trong tháng). Ngồi ra, tiền gửi khơng kỳ hạn không những cho phép khách hàng rút tiền mặt phát hành Sec,… mà cịn có thể rút tiền tại hệ thống ATM của ngân hàng. Chính vì sự tiện lợi, linh hoạt của loại tiền gửi này nên tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng để cho vay ngắn hạn. Đối với ngân hàng, vì loại tiền này mang tính chất khơng ổn đinh nên ngân hàng phải tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng để cấp tín dụng.
- Tình hình cụ thể ở NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú là năm 2018 tiền gửi thanh toán là 13.703 triệu đồng chiếm 7,59% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2019 tiền gửi thanh toán đạt 17.040 triệu đồng chiếm 7,61% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2020 tiền gửi thanh toán đạt 18.744 triệu đồng chiếm 7,613% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy tiền gửi thanh toán năm 2019 tăng 3.337 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020 tăng 1.704 triệu đồng so với năm 2019 và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Sự gia tăng này đã phản ánh được công tác tiếp thị, hướng dẫn của các CBTD đã dần tạo được thói quen cho bộ phận người dân sử dụng các dịch vụ việc thanh tốn qua ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phát huy hơn nữa công tác huy động vốn này, làm sao để người dân thấy việc thanh toán qua ngân hàng thật sự là tiện ích, tiết kiệm và an tồn.
2.2.2 Tình hình cho vay
2.2.2.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của ngân hàng tăng giảm không đều trong giai đoạn 2018 – 2020. Cụ thể: năm 2018 tổng doanh số cho vay đạt 315.379 triệu đồng, năm 2019 đạt 398.012 triệu đồng tăng 82.633 triệu đồng tương ứng 26,2% so với năm 2018. Đến năm 2020 doanh số cho vay của ngân hàng có sự gia tăng và đạt 470.277 triệu đồng tăng 72.265 triệu đồng tương ứng 18,16% so với năm 2019. Nguyên nhân là do: