Bài tập số 1: Ảnh hưởng của tình cảm đối với sự ghi nhớ.
Có 30 từ riêng biệt trong đó có 10 từ có thể được với tình cảm bằng lịng ở sinh viên; 10 từ có thể gây được tình cảm khơng bằng lịng; và 10 từ khơng gây ra tình cảm gì. Những loại đầu trong danh sách có đánh dấu +; những từ thứ hai có đánh dấu -; những loại từ thì ba là 0. Các từ: - Giấy (0) - Quà tặng (+) - Buồn phiền (-) - Khiêu vũ (+) - Ngọn đèn (O) - Bất hạnh (-) - Âm nhạc (+) - Vết thương (-) - Cửa sổ (0) - Thơ ca (+) - Nỗi buồn (-) - Vẻ đẹp (+) - Mực (0) - Ước mơ (+) - Bức tường (0) - Ăn cắp (-) - Tồ nhà (0) - Con rắn (-) - Thành cơng (+) - Đám tang (-) - Tiền bạc (+) - Bệnh tật (-) - Nút chai (0) - Tình yêu (+) - Con số (0) - Chữ cái (0) - Chiến thắng (+) - Cuốn vở (0) - Niềm vui (+) - Lừa dối (-)
Tiến hành thí nghiệm với một nhóm sinh viên khơng giải thích trước thí nghiệm này nhằm mục đích gì? Giáo viên u cầu sinh viên chú ý lắng nghe loạt từ trên đây được đọc một cách đều đều chậm chạp, Sau khi đọc, sinh viên ghi lại tất cả những tự đọng lại trong trí nhớ của họ không phụ thuộc vào thứ tự các từ. Mỗi sinh viên ghi vào trong tờ giấy của mình:
a. Số những từ có dấu (+) được họ tái hiện đúng: b. Số những từ có dấu (-) được họ tái hiện đúng:
c. Số những từ có dấu (0) được họ tái hiện đúng:
- Trên cơ sở những tài liệu thu được, xác định mức độ chắc chắn về hiệu số mà những trung bình cộng của các từ được tái hiện đúng:
1. Có dấu + và có dấu 0 2. Có dấu - và có dấu 0 3. Có dấu + và có dấu -
- Trên cơ sở những kết quả thu được cần trả lời câu hỏi; Tình cảm có ảnh hưởng tới sự ghi nhớ khơng và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Từ đó đưa ra kết luận, nói chung số từ được tái hiện nhiều nhất là thuộc về những từ có liên quan tới mặt tình cảm dễ chịu (+) và ít nhất là những từ khơng gây tình cảm gì (0).
Bài tập số 2: Đọc bài Điểm 5 và trả lời câu hỏi:
"Cô bé khóc. Những giọt nước mắt giống như những hạt hậu nhỏ, chảy trên mặt và rơi xuống, tan ra thành những vết ẩm trên cuốn sách giáo khoa số học.
- Vì sao cháu lại khóc khổ sở thế?
Một giọng nói của ai đó đột nhiên vang lên. Cơ bé quay lại. Sau cô một người tầm thước mặc áo quần đen, tay cầm mũ cát két đang đứng.
Đây này, cô bé khịt mũi - Cháu không làm được bài tập.
- Không làm được? ông ta nghiêm trang lại hỏi: Cháu tên là gì? - Dina.
- Thế cháu ở đâu?
- Ở kia kìa: - Cơ bé khốt tay chỉ về tháp Xpaxcaia.
- Ở trong tháp Xpaxcaia? Ở nơi có đồng hồ? - Người đó hỏi hồi nghi
- Khơng phải đồng hồ, mà là đồng hồ chuông - Cô bé nghiêm khắc sửa lại - Bố cháu chữa nó đấy.
- Vậy cháu tên là Dina Becceơx phải không? - Tại sao bác lại biết? - Cô bé ngạc nhiên.
- Dina, bác phải biết mọi cái. Nào đem bài toán lại đây, và hai cái đầu cúi xuống sách giáo khoa, bài toán được giải quyết trong mấy phút.
- Làm được rồi! Làm được rồi! Cô bé kêu lên vui vẻ, sung sướng nhảy lò cò.
- Cả hai bác cháu thì phải làm được chứ! Bác mỉm cười - Dina ngày mai cháu có làm được khơng?
- Ngày mai? - Cơ bé hỏi lại và lập tức ngừng nhảy. Ngày mai cô bé hết sức buồn rầu nhắc lại - Cháu không biết...
- Lẽ nào ngày mai khơng có ai giúp cháu ư? - Khơng có ai cả - Cơ bé lắc đầu buồn bã...
Bố thì bao giờ cũng bận rộn với cái đồng hồ chng. Cháu nói với bố. Bố bảo: "Đừng bày thêm những chuyện vặt vãnh, thời gian của Nhà nước đặt trên vai tao. Cầu chúa cho nó đừng dừng lại. Tao phải nhận trách nhiệm về chiếc đồng hồ ấy với chính đồng chí Lênin đấy".
- Với chính đồng chí Lê nin.
- Vâng đúng thế ạ, cô bé gật đầu quan trọng. - Thế bác cháu ta làm thế nào được hở Dina? - Cháu khơng biết. Cơ bé cúi đầu xuống thì thào.
- Khơng có gì đáng phải nản lịng. - Bác nói và sau một giây phút suy nghĩ bác nói tiếp.
- Bác sĩ dặn bác mỗi ngày phải đi dạo ngồi khơng khí mát mẻ tức là:
… Bác nhìn đồng hồ và nói thêm - Và ngày mai Bác đợi cháu lúc 2 giờ. Ở đây trên chiếc ghế dài này, xem chừng nhé đừng đến muộn đấy.
- Cháu không đến muộn đâu - Cô bé vui mừng và đứng lên nhảy hôn cuốn sách giáo khoa một cách đắc thắng.
Ngày này sang ngày khác, Dina chăm chỉ đợi bác ở chiếc ghế chài đã học và không lần nào đến muộn. Thế mà hôm nay Dina lại hết sức sốt ruột theo dõi những chiếc kim mạ vàng của đồng hồ chng, em cảm thấy hình như hơm nay chúng khơng chạy mà cịn bò như rùa ấy. Bỗng nhiên, Dina vụt đứng lên và phăng phăng chạy theo đường đê.
- Bác! Bác! Hôm nay cháu được điểm 5 đấy! em kêu lên.
- Giỏi lắm: thế mới là Dina chứ. Bác chúc mừng cháu, cô bé ạ! Nhưng bây giờ cháu chạy về nhà đi. Có lẽ ở nhà đang đợi cháu - Bác nói và bước chậm rãi theo lối nhỏ... Móc mũ cát két vào chỗ treo, bác mở mạnh cánh cửa vào buồng ăn vì nhà có khách. Mấy chị em chào hỏi xong, bác mỉm cười đi quanh buồng rồi bỗng dưng dừng lại nói với cơ chị:
- Masa! Bác hôm nay được điểm 5 đây! - Điểm 5 nào? - Cô chị hỏi?
- Điểm thi về mơn Tốn. - Kì thi nào?
- Bác chuẩn bị cho Dina thi hơm nay, nó đến và bảo người ta cho nó điểm 5, thế là người ta cũng cho bác "điểm 5". Mẹ Dina, nhanh nhẹn chào người khách và vào nhà, bà thấy Dina đang tự hào đưa bài toán cho bố xem.
- Một Bác người tầm thước mặc quần áo đen... - Đó chính là Lênin!
1. Những tình cảm mà cơ bé Dina trải qua diễn ra như thế nào khi xuất hiện những khó khăn và thành cơng trong học tập? Hãy xác định về mặt tâm lí học những tình cảm ấy.
2. Mơ tả những biểu hiện bên ngồi các tình cảm của cơ bé.
3. V.I. Lê nin đã xuất phát từ tình cảm nào khi giúp đỡ cơ bé? Trong tâm lí học, những tình cảm ấy gọi là gì?
4. Qua ví dụ này, hãy chỉ ra sự biểu hiện của những tình cảm đã trải qua.
Bài tập số 3: Đọc bài nói của Lui Pácxtơ (nhà khoa học người Pháp) được phiên âm
cả thế giới biết đến vì có nhiều cơng trình nghiên cứu chống bệnh dại và trả lời câu hỏi. “Tôi tin rằng, tôi đã phát hiện ra một sự kiện quan trọng. Tôi nung nấu mong muốn sôi sục thông báo cho cả thế giới biết về điều đó. Tơi lại tự kìm chế, hàng ngày, hàng tuần, có khi hàng năm, đấu tranh với bản thân, dồn tất cả sức lực để tự phá huỷ kết quả lao động của chính mình và khơng tun bố kết quả lao động của mình và cũng khơng tuyên bố kết quả thu được chừng nào tôi chưa thử lại tất cả những giả thuyết mâu thuẫn với nó - đó chính là một chiến cơng nặng nề.
Nhưng sau những cố gắng to lớn đó, khi anh đã đạt được một sự xác thực đầy đủ, anh sẽ thấy một trong những niềm vui cao nhất mà chỉ có tâm hồn con người mới đạt tới được”.
1. Nêu ảnh hưởng của lí trí đến tình cảm cá nhân?
2. Bản chất của tình cảm được mơ tả ở đây là gì những tình cảm phức tạp ấy?
Bài tập số 4:
Sinh viên làm bài ra giấy tại lớp trong vịng 10 phút, sau đó giáo viên thu lại ngay. 1. Anh (chị) hãy nêu một số câu ca dao tục ngữ nói lên những quy luật của tình cảm. 2. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Những câu ca dao, tục ngữ đó nói lên những quy luật nào của tình cảm?
b. Tại sao anh (chị) lại nhớ những câu cao dao, tục ngữ ấy. Chúng có mối liên hệ với hiện tượng tâm lí nào?