CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH à Chương 4. TÍNH CÁCH
1. Nguyên tắc xây dựng cấu trúc tính cách
Cấu trúc tính cách có thể được xem xét về phương diện tâm lí chung, về kiểu tính cách cũng có thể về phương diện cá biệt. Cấu trúc tính cách bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ với nhau. Cấu trúc tính cách của một con người được cấu thành bởi:
+ Các đặc điểm quan hệ xã hội.
+ Động thái của ý chí (khả năng con người có thể thực hiện mục đích của mình yếu hay mạnh).
+ Nền cảm xúc - là cái đi kèm theo những hành vi của con người.
+ Sự quan hệ lẫn nhau giữa tất cả các yếu tố thành phần đó (điều quan trọng đối với cơ cấu của tính cách, thể hiện ở chỗ các yếu tố đó với nhau làm một, hồ hợp với nhau, hoặc là ngược lại xung đột nhau, mâu thuẫn với nhau).
Tính cách có thể xử vào một kiểu nhất định. Nhờ phân tích các tính cách của nhiều người, trừu tượng hoá những nét riêng lẻ và so sánh chúng với nhau, người ta đã xác định được những nét chung cho một nhóm người. Ví dụ, trên cơ sở nghiên cứu tính cách của nhiều người, người ta đã phát hiện ra rằng, nét tiêu biểu đối với một nhóm (nhóm khá lớn) có sự hài hoà giữa các yếu tố thành phần riêng lẻ của tính cách (kiểu cơ cấu hài hồ), cịn đối với nhóm khác thì khơng có sự hài hồ (kiểu xung đột).
Theo ngun tắc trên người ta cịn tách ra kiểu tính cách "biến dạng", tức là kiểu tính cách ln thay đổi tuỳ theo tình huống và bị tình huống chi phối, hạn chế. Vì vậy, việc xếp một người nào đó vào một kiểu tính cách nhất định khơng có nghĩa là đã hiểu được đầy đủ tính cách của người đó.
+ Ngun tắc trên cịn chỉ ra rằng trong tính cách của một con người, ngồi những nét chung của kiểu tính cách mà người đó có như những người cùng kiểu, cịn có tính chất đặc trưng riêng cho một mình người đó. Theo ý nghĩa đó thì mỗi một người đều mang tính cách độc đáo. duy nhất, khơng lặp lại. Chẳng hạn, theo cách phân kiểu trên thì tính cách của một người nào đó có thể thuộc kiểu hài hồ, song người này có thể khác những người cùng kiểu ở chỗ trong cơ cấu tính cách của mình mang tính xã hội rất rộng rãi, anh ta theo đuổi những mục đích xã hội và giai cấp chung. Trong lúc đó, những tính chất cộng đồng trong tính cách của người khác lại rất hẹp (mọi hứng thú chỉ xoay quanh gia
đình và người thân mà thơi).
2. Cấu trúc của tính cách
Tính cách hình thành trong q trình tác động qua lại, liên tục giữa hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ cách nói năng tương ứng; là sự tác động qua lại liên tục giữa cá nhân với mọi người xung quanh trong q trình phản ánh hồn cảnh sống và giáo dục đang hình thành.
- Nội dung của tính cách là hệ thống thái độ.
Hệ thống thái độ trong tính cách là nói lên sự hồn chỉnh thống nhất giữa ý nghĩa, hành động, lời nói và việc làm thống nhất trong mọi tình huống, mọi hồn cảnh.
Trong đó, là thái độ đối với những người xung quanh là đặc biệt quan trọng, vì chính nó sẽ chi phối các mối quan hệ khác. Thái độ với bản thân cũng phản ảnh thái độ đối với con người. C.Mác đã từng nhận xét: chỉ trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một khâu liên hệ con người với con người, mới là tồn tại đối với người nay với người khác, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người.
Hệ thống thái độ là mặt động cơ của tính cách:
+ Thái độ đối với xã hội, với những người xung quanh, sẽ hình thành nên những nét tính cách như: lịng trung thành, tính trung thực, lịng u nước, lịng nhân ái, tính vị tha, sự tin tưởng...
+ Thái độ đối với lao động: Thái độ đối với cơng việc, với q trình lao động với sản phẩm lao động. Nhờ hệ thống thái độ này mà hình thành các nét tính cách như sự cần cù, chăm chỉ, lười biếng, cẩu thả; sự sáng ý...
+ Thái độ đối với tự nhiên: Thái độ này thể hiện nhận thức một cách đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người, về sự khám phá, cải tạo, bảo vệ, thiên nhiên.
+ Thái độ với tập thể: Thái độ này sẽ hình thành các nét tính cách như: tơn trọng tập thể, có tinh thần trách nhiệm trước tập thể, say mê hoạt động tập thể...
+ Thái độ đối với bản thân: Cá nhân tự đánh giá mình một cách sâu sắc, khiêm tốn, ham học hỏi hay tự cao tự đại... nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định.
- Hình thức biểu hiện của tính cách: là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng.
Đây là kiểu hành vi xã hội được đánh giá về mặt đạo đức - tương ứng với hệ thống thái độ đối với xã hội, với lao động, với tự nhiên, với bản thân... Phương thức hành động này được đánh giá cả về một tài năng, tuy nhiên không phân chia một cách tuyệt đối. Chẳng hạn: một người biểu diễn đi trên dây thép rất giỏi qua hành động đó ta đánh giá ở họ: về mặt tài năng. Đồng thời qua đó cũng thấy được những phẩm chất đạo đức như sự dũng cảm, tính kiên trì... của họ. Hoặc, một người có quan hệ tết với quần chúng được đánh giá chủ yếu về mặt đạo đức, nhưng qua đó có thể đánh giá về mặt năng lực: khả năng thiết lập mối quan hệ với quần chúng (nói năng có duyên, quan tâm, gần gũi quần
chúng).
Mối quan hệ giữa hệ thống thái độ và hệ thống hành vi.
Đây là mối quan hệ thống nhất không thể tách rời và là mối quan hệ biện chứng vì nó có thể chuyển hoá cho nhau. Thái độ đối với hiện thực bao giờ cũng được thể hiện trong hành vi xã hội bằng cách này hay cách khác. Mặt khác, mọi hành vi xã hội nào đó cũng chứa đựng một thái độ nhất định. Chẳng hạn, một dáng đi, một dáng đứng cũng nói lên thái độ khiêm nhường, tôn trọng người khác hay không.
Trong các mối quan hệ xã hội, hệ thống thái độ là mặt động cơ, mặt bản chất làm nảy sinh hành vi. Ngược lại, hành vi không những biểu hiện mà cịn củng cố, phát triển, hình thành những thái độ.
Xác định cấu trúc của tính cách con người có nghĩa là tách ra trong tính cách những thành phần hay thuộc tính chủ yếu và xác định những nét đặc biệt do các thành phần hay đặc điểm nào đó chi phối và xét những nét ấy trong mối quan hệ và tác động qua lại phức tạp với nhau.
Tính cách là một hệ thống hồn chỉnh những động cơ và những cách xử sự mà khi phân tích một cách tỉ mỉ bao giờ ta cũng có thể tách ra những khâu chủ yếu của hệ thống. Trong đó các tác động bên ngồi ảnh hưởng đến đặc điểm đặc trưng cho hành vi của con người trong hồn cảnh đó. Động lực của tính cách cũng phụ thuộc vào động lực của hiện thực bên ngoài, vào những yêu cầu được đề ra cho con người, phụ thuộc vào tình thế mà con người gặp phải cũng như vào các phẩm chất của tính cách và cá nhân nói chung. Bởi vậy, phải xét cấu trúc của tính cách một cách tồn diện, phải phân tích hành vi của con người trong những tình thế khác nhau của cuộc sống, và khơng phải là nói chung, mà trong mối liên hệ với lịch sử cuộc sống và lịch sử giáo dục của một con người. Trong cấu trúc tính cách đã hình thành của một con người trước tiên phải tách ra hai khía cạnh: nội dung hay mặt động cơ và hình thức của tính cách hay cách cư xử. Cần phải nhấn mạnh rằng, việc tách ra nội dung và hình thức thành các mặt riêng biệt của tính cách là một việc làm có tính hình thức chỉ tiện cho việc phân tích mà thơi.
Ph. Engels cho rằng: "... Đặc điểm cá nhân khơng chỉ ở chỗ cá nhân đó làm gì mà cịn ở chỗ họ làm điều đó như thế nào".
Các nhà tâm lí học tư sản như Ribo, Fulie, Polan và những người khác đã tìm cách cắt bỏ nội dung và chỉ coi tính cách là hình thức cư xử. Việc làm ấy dẫn tôi học thuyết trừu tượng về tính cách. xem xét tính cách tồn tại bên ngồi thời gian và khơng gian, dẫn tới việc hiểu tính cách là bản thân hình thức cư xử tự nó đã hình thành, tới việc xây dựng những sơ đồ về tính cách. Từ đó họ đã loại trừ con người sống, cụ thể với các nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú của nó. Mặt khác, quan điểm này cũng khơng đề cập tới hình thức biểu hiện của tính cách và quy tính cách vào nội dung đời sống tinh thần của cá nhân. Quan điểm này dẫn tới việc lấy thế giới quan, nhu cầu, hứng thú hay tổng số của những cái đó thay thế cho tính cách. Như vậy trong những trường hợp này, người ta cũng thủ
tiêu mất con người cụ thể có thế giới quan nhất định, có những nhu cầu, hứng thú biểu hiện dưới hình thức xử sự và hoạt động độc đáo riêng.
Khi phân tích cấu trúc của tính cách phải đưa lên hàng đầu nội dung, những thái độ của cá nhân đối với thực tế khách quan coi đó là mặt chủ đạo của tính cách, phản ảnh ảnh hưởng của xã hội, là mặt tạo thành nhân sinh quan của cá nhân (nhu cầu, hứng thú, lí tưởng và xu hướng xã hội của cá nhân), nhân sinh quan đó được hình thành trong những mối quan hệ thực tế của cá nhân với xã hội.
Nội dung của tính cách biểu hiện dưới dạng những thái độ cảm xúc cá biệt, độc đáo nhất định; dưới hình thức hoạt động trí tuệ ý chí hay hoạt động bột phát; dưới dạng các cách cư xử và hành động đã hình thành; dưới dạng các thói quen và các đặc điểm cơ động của cách xử sự và hoạt động của con người.