.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng Azabu năm 2021

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng Azabu của khách sạn Hôtel du Parc Hanoi, Hà Nội (Trang 32 - 38)

STT Chỉ tiểu ĐVT Năm thực hiện Năm kế hoạch So sánh +/- % 1 Tổng doanh thu TrĐ 7.655,4 16.500 + 8.844,6 215,53 2 Tổng chi phí TrĐ 4.182,8 5000 + 817,2 119,54 3 Lợi nhuận TrĐ 2.471,86 9.400 + 6.928,14 380,28 4 Tổng lượt khách Lượt 10.759 36.500 + 25.741 339,25 Từ bảng trên ta thấy:

- Tổng doanh thu mục tiêu năm 2021 đề ra là 16.500 triệu đồng, tăng 8.844,6 triệu đồng, tương ứng tăng 115,53% so với năm 2020.

- Tổng chi phí đề ra năm 2021 là 5.000 triệu đồng, tăng 817,2 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 19,54% so với năm 2020.

- Lợi nhuận đề năm 2021 khá cao, tăng 6.928,14 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng tăng 280,28%.

- Tổng lượt khách dự tính năm 2021 cũng tăng nhiều so với năm 2020, tăng 25.741 lượt, tương ứng tăng 239,25%

Trong năm 2021, mục tiêu nhà hàng đề ra là phải phục hồi hoạt động kinh doanh. Đồng thời thúc đẩy và phát triển hoạt động kinh doanh.Từ đó tăng hiệu quả kinh doanh ăn uống, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhà hàng.

3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Azabu

Để có thể thực hiện được mục tiêu phục hồi hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu cho nhà hàng trong năm tới thì nhà hàng cần lên kế hoạch phù hợp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ăn uống. Cần đưa ra định hướng phát triển trong tương lai và thực hiện tốt công tác tổ chức, quảng lý nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Với mục tiêu tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, nhà hàng cần sát sao trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh ăn uống. Áp dụng các biện

pháp kỷ luật với những cá nhân vi phạm quy định của nhà hàng. Đồng thời thực hiện khen thưởng với những cá nhân hoàn thành tốt, xuất sắc cơng việc.

- Đa dạng hóa hệ thống các sản phẩm của nhà hàng và mở rộng quy mô hoạt động các dịch vụ bổ sung. Đảm bảo sự hợp lý về giá cả.

- Tiết kiệm chi phí tối đa, tránh lãng phí nguồn vốn vào những việc khơng đúng mục đích, khơng đem lại hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời giảm chi phí.

- Đưa ra những chương trình, chính sách khuyến mãi, tiếp thị và quảng cáo. Khai thác thêm thị trường khách trong nước.

3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Azabu của Khách sạn Hôtel du Parc Hanoi, Hà Nội

3.2.1.Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên

Nhà hàng cần lập kế hoạch đào tạo nhân viên thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tùy vào nhu cầu sử dụng lao động mà bố trí cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo theo định hướng của nhà hàng để hồn thiện và nâng cao trình độ chun mơn, trình độ giao tiếp, trình độ ngoại ngữ,...Tình độ tiếng Nhật của nhân viên nhà hàng cịn rất yếu kém, cần tích cực đào tạo vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ kinh doanh ăn uống tại nhà hàng. Để đảm bảo q trình kinh doanh khơng bị ảnh hưởng và gián đoạn, nhà hàng có thể bố trí đào tạo nhân viên vào những thời gian vắng khách, thời gian nghỉ giữa hai ca làm việc.

Cần ưu tiên những nhân viên có trình độ thấp trước, ưu tiên nhân viên có trình độ ngoại ngữ kém, ưu tiên nhân viên tiếp xúc trực tiếp nhiều với khách trước. Ngoài ra, cần chú ý đạo tạo thêm kinh nghiệm xử lý những tình huống xảy ra trong q trình tác nghiệp cho nhân viên.

Cần có các chính sách đãi ngộ tốt cho nhân viên để thúc đẩy họ làm việc. Đưa ra những chính sách thưởng, phạt trong cơng việc nhằm kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Tạo một môi trường làm việc thoải mái, năng động cho nhân viên. Quan tâm đến đời sống tinh thần, gia đình của nhân viên. Ví dụ như hỏi thăm khi nhân viên đau ốm, tặng quà hay gửi lời chúc vào những dịp lễ, sinh nhật,...

3.2.3. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật

Diện tích khu vực bếp của nhà hàng Azabu khá nhỏ, ảnh hưởng đến hoạt động tác nghiệp của nhân viên. Bên cạnh đó, một số trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà hàng đã cũ, hỏng hóc. Vì thế cần tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Cần phải có kế hoạch đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ của Nhà hàng. Công việc này cần được tiến hành định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và hàng quý hay sau các kỳ cao điểm của Nhà hàng. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị sản xuất và đồ dùng dụng cụ xem có bị hỏng hóc, thiếu hụt hay xuống cấp để có thể nâng cấp, bổ sung kịp thời để q trình phục vụ khách khơng bị gián đoạn.

- Các khu vực ăn uống của kháck, khu vực bếp cần thường xuyên tu sửa, bảo dưỡng tránh bị xuống cấp. Nhà hàng cũng cần phải nâng cấp và bố trí lại hệ thống chiếu sáng vì hệ thống này đã cũ, thi thoảng có những trục trặc. Đặc biệt cần chú ý đến hệ thống bếp gas và hệ thống làm lạnh của khu vực nhà bếp, hai hệ thống này đã quá hạn sử được thay đổi để đảm bảo q trình làm việc an tồn cho người lao động.

3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm ăn uống

Xu hướng ăn uống hiện nay ngày càng hướng tới việc ăn ngon, bổ, ít chất béo, đẹp mắt mà đảm bảo vệ sinh. Món ăn của Nhà hàng được đánh giá khá tốt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về mùi vị, bởi hương vị đặc trưng của món Nhật. Cần thay nghiên cứu, thay đổi hoặc bổ sung một số món ăn dựa trên khẩu vị của người Việt. Vì khách Việt là thị trường khách tiềm năng mà nhà hàng đang hướng tới. Những món ăn đặc trưng của Nhà hàng để thu hút khách tới là không nhiều, việc thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ ăn uống một phần là do sự thuận tiện và giá cả phù hợp. Cạnh tranh về sản phẩm là cạnh tranh mang tính chất lâu dài và chiến lược đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Để thỏa mãn yêu cầu của mỗi tập khách thì bộ phận quản lý cũng như bếp trưởng luôn phải hiểu rõ khẩu vị, phong tục, tập quán của họ để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất. Việc đa dạng hóa sản phẩm ăn uống được thể hiện qua: sự phong phú về thực đơn ăn uống, nhiều món ăn tương đồng, dễ ăn, nhiều món mới cho khách hàng dễ dàng thay đổi khẩu vị, nhiều món đặc trưng để khách hàng có thể thưởng thức trọn vẹn ẩm thực Nhật.... Khách hàng ln muốn thưởng thức các món mới lạ, chứ khơng chỉ đơn thuần là món truyền thống của Nhà hàng, hơn nữa, nhu cầu của khách luôn biến đổi và ngày càng cao hơn. Do đó, Nhà hàng phải ln tìm cách thiết kế các sản phẩm mới để thỏa mãn nhu cầu của họ.

3.2.4. Nghiên cứu, mở rộng thị trường khách

Bằng các phương pháp như quan sát trực tiếp khi nhân viên phục vụ khách , quan sát thái độ khách khi chọn món , cách thức thời gian chọn món hay hướng dẫn nhân viên giới thiệu cho khách dùng thử những món ăn mới nhằm đánh giá sự ưa thích của khách hàng, những ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng có thể xác định được tập khách hàng mục tiêu , xác định được đặc điểm nhu cầu của khách để có thể cung ứng và phục vụ họ tốt nhất , hài

lòng nhất. Đây là cơ sở xây dựng những thực đơn phong phú về chủng loại với mức giá phù hợp nhất cho từng tập khách hàng. Qua đó, nó sẽ tạo tiền đề nâng cao uy tín cho Nhà hàng, thu hút lượng khách và phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống hiệu quả hơn. Ngoài ra, Nhà hàng cũng cần nghiên cứu đến tập khách hàng tiềm năng. Hiện nay, tập khách hàng hiện có của Nhà hàng chủ yếu là khách Nhật, vì thế Nhà hàng muốn mở rộng kinh doanh phát triển thì cần phải đầu tư và nghiên cứu tập khách hàng mới như Việt Nam, Hàn Quốc,.. Đây là đối tượng tiềm năng và hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao cho Nhà hàng.

3.2.5. Tăng cường hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán

- Hiện nay , hoạt động quảng cáo cho Nhà hàng còn hạn chế, chủ yếu chỉ thơng qua website chính của khách sạn. Do đó, thơng tin quảng cáo chỉ mang tính chất đơn điệu và chưa có nhiều thơng tin cung cấp cho khách hàng. Với đặc thù là lĩnh vực kinh doanh ăn uống thì việc quảng cáo nên đi liền với tranh ảnh và thuyết minh ấn tượng để có thể phục vụ khách hàng và tạo ra sự hấp dẫn đối với họ. Nhà hàng có thể tự tạo quảng cáo cho mình bằng cách tạo ra các ấn phẩm giới thiệu về món ăn, có các hình ảnh minh họa và tên các món ăn phải để lại ấn tượng thích thú đối với khách hàng. Tuy nhiên để sản phẩm đến được tay khách hàng thì nhân viên phục vụ đóng vai trị rất quan trọng, họ có nhiệm tư vấn, giải thích cho khách hàng về thông tin sản phẩm, giúp khách lựa chọn thực đơn và phục vụ khách trong suốt q trình ăn uống. Do đó, nhân viên phục vụ phải có kiến thức sâu rộng về các món ăn, cách chế biến cũng như thành phần chính của món ăn. Sử dụng các phương thức quảng cáo trực tiếp nhấn mạnh vào chất lượng dịch vụ , chất lượng dịch vụ cao giúp tăng lợi nhuận cho Nhà hàng bởi nó làm giảm chi phí marketing, quảng cáo, dẫn tới nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống của Nhà hàng. Bên cạnh đó, Nhà hàng có thể khuếch trương , quảng bá một cách rộng rãi như mở các tuần lễ ẩm thực về đồ Nhật, đây là cơ hội để giới thiệu Nhà hàng với khách hàng và để các đầu bếp thể hiện tay nghề của mình.

- Việc quảng cáo , xúc tiến bán hàng cần phải được thiết kế một cách cơng phu, bao gồm cả hình ảnh và thuyết minh về sản phẩm. Các thông điệp quảng cáo cần phải được truyền tải đến khách hàng, tạo ra sự cuốn hút họ đối với sản phẩm. Trong mỗi món ăn khi quảng cáo cần phải cho khách hàng thấy được hình ảnh món ăn , ngun liệu, giá cả để khách hàng hiểu rõ về món ăn. Nếu được thì có thể gắn món ăn với những sự tích, câu chuyện về món ăn để tạo nên ấn tượng và sự ghi nhớ đối với khách hàng. Nên chọn quảng cáo trên internet để thời gian được dài mà ít tốn kém. Có các chính sách về giá, chương trình khuyến mãi thu hút khách hàn. Duy trì và phát triển tốt mối quan hệ giữa các bộ phận trọng Nhà hàng và với nhà cung cấp. Ngoài ra, Nhà

hàng cần mở rộng hợp tác với các cơ sở kinh doanh khác như đại lý du lịch, cơ quan, công ty đặt các buổi họp, liên hoan,... để có nguồn khách ổn định nhất.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với sở Y tế Hà Nội

Sở Y tế Hà Nội cần thường xuyên kiểm tra vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm định kỳ và có giấy xác nhận đạt an toàn vệ sinh thực phẩm ở mỗi lần kiểm tra.

Cần có các kỳ kiểm tra, hướng dẫn, đào tạo, tuyên truyền cho toàn thể nhân viên nhà hàng về các tiêu chuẩn cúa Sở Y tế về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để nhân viên có thể nắm bắt, học hỏi.

3.3.2.Đối với tổng cục du lịch thành phố Hà Nội

Tổng cục du lịch phải phối hợp với các cơ quan chức năng khác để thường xuyên kiểm tra hoạt động của nhà hàng khách sạn trên địa bàn Hà Nội đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh, tránh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh.

Khuyến khích nhà hàng sử dụng tiêu chuẩn chất lượng theo ISO để giúp phát triển bền vững và cạnh tranh với doanh nghiệp trong, ngoài nước. Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách.

KẾT LUẬN

Kinh doanh ăn uống là một trong những lĩnh vực kinh doanh vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người. Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng lợi nhuận, khả năng cạnh tranh trên thị trường của nhà hàng. Có thể nói chìa khóa để tạo nên thành công phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống chính

là chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính sách mở cửa của Nhà nước là sự bùng nổ của các nhà hàng làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà hàng ngày càng gay gắt . Để phát triển thương hiệu, tạo được uy tín và đứng vững trên thị trường hiện nay, việc phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà hàng. Qua quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Nhà hàng Azabu của khách sạn Hôtel du Parc Hanoi, Hà Nội cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ giáo Trường Đại học Thương Mại, khóa luận tốt nghiệp của em đã hồn thành nghiên cứu về tình hình phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng Azabu. Cụ thể đã đưa ra một số vấn đề thực trạng về hoạt động kinh doanh của nhà hàng, tình hình nguồn nhân lực, nguồn vốn và cơ sở vật chất của nhà hàng. Từ đó rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân cùng với phương hướng phát triển, mục tiêu, các giải pháp khắc phục, các kiến nghị với ban ngành để hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng phát triển mạnh mẽ hơn. Em rất hi vọng rằng với đề tài “ Phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống tại Nhà hàng Azabu của khách sạn Hôtel du Parc Hanoi, Hà Nội ” mà em đưa ra, sẽ có ý nghĩa thực tiễn giúp ban quản lý vận dụng để phát triển hoạt động kinh doanh cho Nhà hàng trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và giáo trình

1. TS. Hà Nam Khánh Giao – Nguyễn Văn Bình ( 2011), “ Nghiệp Vụ Nhà Hàng”, NXB Tổng Hợp.

Luận văn, khóa luận tốt nghiệp

3. Nguyễn Thị Nhật Lệ ( 2020) “Phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống tại

nhà hàng Wrap&Roll Aeon Long Biên, Hà Nội” Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học

Thương Mại.

4. Vũ Thị Thùy Ninh ( 2016) “Phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống của nhà

hàng buffet Café Dulac, tại khách sạn Intercontinental HaNoi Westlake, Hà Nội”

Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại. Các Website

www.hotelduparchanoi.com www.khotrithucso.com

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng Azabu của khách sạn Hôtel du Parc Hanoi, Hà Nội (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w