Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK

Một phần của tài liệu Luận văn: Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 pdf (Trang 34 - 85)

7. Bố cục luận văn

2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK

SGK Ngữ văn 10.

2.1.1. Năng lực tự học Ngữ văn ở HS trước hết biểu hiện ở năng lực tự mình đọc SGK và phân loại các loại văn bản thuộc về văn học ở trong đó. Điều này, bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng bên trong là nhằm hình thành năng lực suy nghĩ để nhận biết các loại văn bản. Đây cũng là hoạt động vận dụng lí thuyết về văn bản được học ngay từ đầu lớp 10 vào thực tiễn (tích hợp). Hoạt động tự đọc SGK để nhận biết các loại văn bản là hoạt động thường xuyên, ở nhà, ở trường, trong giờ học, ngoài giờ học.

2.1.2. Để cho hoạt động này của HS có định hướng thầy giáo có thể đặt ra trước HS những câu hỏi, những lời gợi dẫn để HS tự tìm câu trả lời.

Gợi dẫn 1: Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học, có những loại văn bản nào? Hãy xếp một số văn bản cụ thể vào từng loại?

Để trả lời được câu hỏi trên, HS phải tự mình đọc kĩ SGK Ngữ văn, dùng kiến thức vừa được trang bị trong hai bài học về lí thuyết “Văn bản” (ở tuần 1 và tuần 3) để phân biệt từng loại văn bản.

Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học có hai loại văn bản: văn bản văn học và văn bản khoa học.

- Theo nghĩa rộng là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: thơ, truyện, kí, kịch và hịch, cáo, chiếu, biểu, sử, kí... của thời trung đại, các tác phẩm nghị luận thời hiện đại.

- Theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các sáng tác văn học có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu: thơ, truyện, kí, kịch (ca dao, thơ, phú; các tác phẩm truyện dân gian; truyện ngắn; tiểu thuyết...)

* Văn bản khoa học: trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT, văn bản khoa học là những bài viết nhằm đem đến cho HS những tri thức khoa học về văn học. Văn bản khoa học gồm 2 loại:

- Những bài viết về lịch sử văn học: Tổng quan nền văn học Việt Nam, Khái quát văn học dân gian Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

- Những bài viết về lí luận văn học: văn bản, văn bản văn học, đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết...

Gợi dẫn 2: Trong SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn và bộ nâng cao) những văn bản viết về lịch sử văn học, xét về nội dung có mấy loại? Cấu trúc của từng loại?

* Có 4 loại:

- Bài khái quát cả một nền văn học: “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ chuẩn), “Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng cao).

- Bài khái quát về một bộ phận văn học: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).

- Bài khái quát về một thời kì văn học: “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).

- Bài khái quát về một tác gia văn học: “Nguyễn Trãi” (bộ nâng cao), phần một “Tác giả” của bài “Bình Ngô đại cáo” (bộ chuẩn); “Nguyễn Du” (bộ nâng cao), phần một “Tác giả” của bài “Truyện Kiều” (bộ chuẩn).

* Cấu trúc của từng loại văn bản đó như sau:

- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ chuẩn) gồm các phần sau: I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

1. Văn học dân gian. 2. Văn học viết.

II – Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX). 2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX). III – Con người Việt Nam qua văn học

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc. 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.

- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng cao) có cấu trúc như sau:

I – Các bộ phận, thành phần của văn học Việt Nam 1. Văn học dân gian.

2. Văn học viết (văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm). II – Các thời kì phát triển của nền văn học.

1. Thời kì từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX.

2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năn 1945. 3. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. III – Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam

2. Về thể loại, thơ ca có truyền thống lâu đời.

3. Văn học Việt Nam tiếp thu mọi luồng văn hóa Đông Tây kim cổ. 4. Nền văn học Việt Nam có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt.

- Bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” có cấu trúc khác nhau ở hai bộ sách:

Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm có các mục: I - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. II - Hệ thống thể loại của văn học dân gian.

III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục:

I – Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc.

II – Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. III – Những thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam.

- Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”

Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm các mục sau:

I – Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

II – Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. III – Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

IV – Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục sau:

I – Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam. II – Một số đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam. - Bài “Nguyễn Trãi”“Nguyễn Du”:

Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm các mục: I – Cuộc đời

II – Sự nghiệp thơ văn III – Kết luận

Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục: I – Cuộc đời

II – Sự nghiệp văn học III – Kết luận

Như vậy, HS đã nắm được hình thù, diện mạo của các loại văn bản có trong SGK Ngữ văn, đặc biệt là có được cái nhìn tổng quát về các loại văn bản thuộc về văn học sử. Song cái quan trọng không phải là có được kiến thức khái quát đó, mà là qua hoạt động tự tìm hiểu, phân loại văn bản trong SGK Ngữ văn, HS có được phương pháp đọc SGK, kĩ năng tự học văn học sử từ một cái nhìn tổng quát ở từng bài trước khi tìm hiểu kĩ lưỡng từng phần của nội dung bài học.

Đây là bước đi đầu tiên trong việc hình thành năng lực tự học cho HS qua các văn bản về văn học sử.

2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện và ghi nhớ các nhận định của SGK về lịch sử văn học.

2.2.1. Sau khi đã nhận rõ hình thù, diện mạo các loại văn bản trong SGK và hướng sự chú ý vào các loại văn bản văn học sử từ một cái nhìn tổng quát, người tự học sẽ đi sâu thêm một bước nữa vào nội dung và hình thức của văn bản để:

- Phát hiện ra những nhận định khái quát của SGK.

- Sắp xếp những nhận định ấy thành một hệ thống luận điểm. - Lặng lẽ ngồi nhập vào “bộ nhớ” hệ thống luận điểm đó.

2.2.2. Hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực về trí tuệ của người tự học. Cách thức thực hiện là đọc kĩ SGK, gạch chân những nhận định, chép lại ra vở, sắp xếp thành một hệ thống luận điểm.

Chẳng hạn, ở bài “Tổng quan văn học Việt Nam” trong “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) đã có những nhận định tổng quát sau đây:

2.2.2.1. “I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam”

- Luận điểm 1: “Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết”.

- Luận điểm 2: “Văn học dân gian là các sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động”.

- Luận điểm 3: “Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, tác phẩm văn học viết mang đậm dấu ấn tác giả”

Ở SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) được trình bày như sau:

- Luận điểm 1: “Nhìn một cách tổng quát, nền văn học nước ta gồm hai bộ phận phát triển song song và luôn có ảnh hưởng qua lại sâu sắc: văn học dân gian và văn học viết ”.

- Luận điểm 2: “Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Bộ phận văn học này... do người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng”.

- Luận điểm 3: “Văn học viết do tầng lớp trí thức sáng tạo nên, chính thức ra đời từ khoảng thế kỉ thứ X như một bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử văn học dân tộc”

Tóm lại:

- Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận hợp thành: văn học dân gian và văn học viết.

- Văn học viết có hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 2.2.2.2. “II – Quá trình phát triển của văn học Việt Nam”

- Luận điểm 1: “Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học viết Việt Nam trải qua ba thời kì lớn:

+ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. + Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX”

- Luận điểm 2: “Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm” (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được gọi là văn học trung đại).

- Luận điểm 3: “Văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) đã có mầm mống ở cuối thế kỉ XIX. Trải qua một giai đoạn giao thời ngắn từ đầu thế kỉ XX đến những năm 30, văn học Việt Nam đã bước vào quỹ đạo của văn học hiện đại... là nền văn học tiếng Việt chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ”.

SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) cũng phân định các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam giống như ở SGK Ngữ văn 10 (bộ cơ bản). Song có lưu ý một số điểm sau:

- Luận điểm 1: “Lịch sử văn học gắn chặt với lịch sử xã hội, lịch sử chính trị của đất nước. Tuy nhiên không nên đồng nhất lịch sử văn học với lịch sử chính trị, xã hội”.

SGK giải thích: “Chỗ phân biệt ở đây là đối tượng khác nhau của mỗi bộ môn lịch sử: đối tượng của lịch sử chính trị, xã hội là những sự kiện chính trị, xã hội; còn đối tượng của lịch sử văn học là các sự kiện văn học, tức là những nhà văn, những áng văn, những trào lưu, trường phái văn học và bao trùm lớn cả là lí tưởng thẩm mĩ chi phối hệ thống thi pháp chung của cả một thời kì văn học” (thi pháp của một thời kì văn học là tập hợp những yếu tố hình thức nghệ

thuật tương đối bền vững của văn học một thời đại, phản ánh tư tưởng mĩ học của thời đại ấy như thể loại, phương thức biểu hiện ngôn từ...).

Ở chỗ này, SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) chưa giải thích đầy đủ để HS có thể hiểu được bằng tự học. Thầy cô giáo cần giải thích thêm: do đối tượng khác nhau giữa lịch sử văn học và lịch sử chính trị, xã hội nên có những mốc của lịch sử chính trị, xã hội không phải là mốc của lịch sử văn học – mốc 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta là một mốc lịch sử chính trị, xã hội chứ không phải là mốc của lịch sử văn học, bởi vì sau các mốc đó, ông cha ta vẫn sáng tác văn học theo thi pháp của văn học trung đại. Còn mốc lịch sử, chính trị, xã hội Cách mạng tháng Tám 1945, cũng là mốc lịch sử văn học vì nó mở đầu cho một nền văn học mới.

- Luận điểm 2: “Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học Việt Nam phát triển dưới các triều đại phong kiến. Nó bao gồm hai bộ phận phát triển song song: văn học dân gian và văn học viết; bộ phận văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm”.

- Luận điểm 3: “Thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, tuy chỉ diễn ra gần nửa thế kỉ, nhưng có nhiều chuyển biến lớn, phản ánh những đổi thay sâu sắc trên đất nước ta về mặt xã hội và ý thức”.

- Luận điểm 4: “Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX, nền văn học mới trên đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, trở nên thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về đại chúng nhân dân”.

Có thể tóm lược lại để ghi nhớ như sau: văn học Việt Nam phát triển qua ba thời kì lớn:

- Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại)

- Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 (văn học giao thời đến hiện đại).

- Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (nền văn học mới Việt Nam).

2.2.2.3. “III – Con người Việt Nam qua văn học”

Đây là phần thứ ba của bài “Tổng quan văn học Việt Nam” ở SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn). Còn ở SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) thì phần thứ ba này có đề mục là: “Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam”.

Những nhận định khái quát ở mục “Con người Việt Nam qua văn học” như sau: - Luận điểm tổng quát: “Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng”

- Luận điểm về con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: “Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam”. Các luận cứ:

+ Văn học dân gian đã kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên.

+ Thơ ca trung đại có hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ.

+ Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi.

- Luận điểm về con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: “Có một dòng văn học yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam”. Các luận cứ:

+ Tinh thần yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ...

+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc...

+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Cách mạng gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

- Luận điểm về con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: “Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp”. Các luận cứ:

+ Văn học dân gian có hình ảnh ông tiên, ông Bụt toàn năng...

+ Văn học trung đại và hiện đại tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người bị áp bức.

+ Văn học sau 1975 đã và đang phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống

Một phần của tài liệu Luận văn: Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 pdf (Trang 34 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)