Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử

Một phần của tài liệu Luận văn: Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 pdf (Trang 27 - 29)

7. Bố cục luận văn

1.1.3.4. Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử

Kiểu bài văn học sử có tính tổng quan.

Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” là kiểu bài học văn học sử mang tính khái quát, mang tính lí thuyết cao, nhiều luận điểm trừu tượng nên có thể khó hiểu, khó tiếp thu đối với HS. GV cần chủ động vận dụng các kiến thức văn học sử cụ thể, nhất là các kiến thức mà HS đã biết, đã học từ các lớp dưới để minh họa cho các luận điểm khái quát trong bài, tạo sự sinh động hấp dẫn cho bài giảng.

Xét về chức năng bài học, bài Tổng quan không trình bày các giai đoạn, các thời kì lịch sử văn học (tránh trùng lặp với ba bài khái quát về ba thời kì của văn học viết trong sách Ngữ văn các lớp 10, 11, 12).

Nhiệm vụ của bài Tổng quan là nêu lên một bức tranh văn học chung: văn học Việt Nam có hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Trong văn học viết, có hai loại kiểu văn học khác nhau: văn học trung đại và văn học hiện đại.

Để tránh trùng lặp nội dung với ba bài khái quát về ba thời kì của văn học viết và bài khái quát về văn học dân gian, bài Tổng quan chỉ trình bày sự thể hiện con người Việt Nam qua văn học. Đây là cách hệ thống hóa có ưu điểm vì suy cho cùng văn học là nhân học. Đời sống lao động và tư tưởng, tình cảm của con người có thể quy về bốn mối quan hệ. Mô tả con người Việt Nam trong bốn quan hệ cơ bản thực chất là hệ thống hóa những nội dung lớn của văn học Việt Nam và một số hình tượng nghệ thuật quan trọng.

Một đặc điểm khác là bài này có nhắc đến nhiều hiện tượng văn học (ví dụ văn học yêu nước, Cách mạng, Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn...).

Kiểu bài khái quát về bộ phận của nền văn học

Khi dạy bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”, GV giúp HS hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Vì đay sẽ là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình. Đồng thời, HS cũng phải nắm được khái niệm về các thể loại. Mục tiêu đặt ra là HS có thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.

Vì bài này là bài khái quát được viết một cách cô đọng. Trong mỗi mục và tiểu mục là những nhận xét, nhận định về các vấn đề khác nhau nên GV cần cung cấp cho HS những dẫn chứng cụ thể, sinh động.

Kiểu bài văn học sử về thời kì văn học.

Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” là bài học văn học sử có tính khái quát, tổng hợp, vừa cung cấp những khái niệm,

phạm trù văn học, vừa cung cấp những dẫn chứng về thể loại, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

Kiến thức trong bài văn học sử mang tính tổng hợp, tính tích hợp. Những kiến thức mang tính tổng hợp như kiến thức về lịch sử, về tư tưởng, văn hóa có ảnh hưởng qua lại tới văn học. Đây là những kiến thức mang tính tổng hợp cần thiết để lí giải các hiện tượng, các quy luật văn học. Sự kết hợp hữu cơ giữa văn học sử với lí luận văn học và làm văn tạo nên tính tích hợp của bài học văn học sử.

Kiểu bài văn học sử về tác giả văn học

Mục tiêu tìm hiểu cuộc đời một tác giả văn học là để góp phần giải thích những đặc điểm sáng tác của nhà văn ấy. Do đó, bài học thường cố gắng liên hệ trong chừng mực có thể giữa những sự kiện của tiểu sử tác giả với đặc điểm sáng tác của ông chứ không kể một cách “vô tình” các sự kiện tiểu sử.

Nói đến đặc điểm sáng tác của tác giả nhằm mục đích để HS hiểu được sự thống nhất giữa các sáng tác.

Khi giảng về tác giả, cần phân tích một số dẫn chứng thơ văn tiêu biểu để làm sáng tỏ những nhận định của văn học sử, tránh cung cấp kiến thức văn học sử bằng những nhận định, những khái niệm đơn thuần. HS lóp 10 là phải nắm được những điều cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của hai tác gia lớn: Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu Luận văn: Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)