Bảo dưỡng kỹ thuật máy xúc

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC DẪN ĐỘNG CƠ CẤU QUAY VÀ CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT CƠ CẤU QUAY CỦA MÁY ĐÀO PC 450 (Trang 31 - 35)

1.5.1 .Vị trí của bộ máy quay toa

3.1. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật chung

3.1.2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy xúc

3.1.2.1. Khái niệm về bảo dưỡng.

Bảo dưỡng máy xây dựng : là cơng việc dự phịng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác máy theo nội dung công việc đã quy định.

Mục đích.

+ Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm cho cụm máy, xe vận hành an tồn.

+ Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an tồn và khơng bị hư hỏng.

+ Giữ gìn hình thức bên ngồi.

Theo thời hạn và nội dung công việc, bảo dưỡng kỹ thuật đối với máy thi công chuyên dùng được phân thành các cấp sau:

a) Bảo dưỡng theo ca.

Sau mỗi ca làm việc người thợ lái máy phải tiến hành bảo dưỡng theo ca tại địa điểm thi công trước khi bàn giao máy. Công việc của cấp bảo dưỡng này gồm có việc lau chùi bên ngồi máy, kiểm tra và xiết chặt lại các mối ghép bu

lơng, khắc phục rị rỉ dầu ở các mối nối của tuy ô thuỷ lực, nhiên liệu hoặc nước, bơm mỡ và bôi trơn theo ca. Kiểm tra mức nhiên liệu có trong thùng chứa, mức dầu và nước làm mát động cơ, kiểm tra các cơ cấu máy.

b) Bảo dưỡng định kỳ cấp I.

Sau một khoảng thời gian máy làm việc theo quy định thì người ta tiến hành bảo dưỡng định kỳ cấp I. Công tác bảo dưỡng định kỳ cấp I do người thợ lái máy cùng với sự tham gia của người đội trưởng hoặc của một nhóm thợ hiệu chỉnh máy có kinh nghiệm. Và nó được tiến hành tại bãi tập kết của máy. Công việc của cấp bảo dưỡng này bao gồm tất cả các công việc của bảo dưỡng ca và một số công việc khác như thay dầu bôi trơn trong cácte, bôi trơn các điểm theo quy định của bảo dưỡng cấp I. Kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận và cơ cấu của máy.

c) Bảo dưỡng định kỳ cấp II.

Trong bảo dưỡng này bao gồm cả các công doạn của bảo dưỡng định kỳ cấp I có bổ sung thêm khâu kiểm tra, điều chỉnh các cơ cấu và hệ thống hoặc cụm máy cùng với việc sủ dụng các thiết bị hay dụng cụ chẩn đoán kỹ thuật. Bảo dưỡng định kỳ cấp II do thợ bảo dưỡng tiến hành trong gara hay xưởng cùng với sự tham gia của nhóm thợ chun mơn hóa. Các cơng việc kiểm tra hay điều chỉnh phức tạp, đặc biệt đối với nhiên liệu, hệ thống điện hoặc cơ cấu thủy lực, có thể tiến hành bằng cách tháo các cơ cấu hay hệ thống ra khỏi máy và thay bằng các cơ cấu hay hệ thống đã đưuọc sủa chữa trước, còn các cụm tháo ra sẽ được đưa đi sửa chữa dùng để thay thế cho các máy sau.

d) Bảo dưỡng định kỳ cấp III.

Trong bảo dưỡng này bao gồm tất cả các công việc của bảo dưỡng định kỳ cấp II nhưng được tiến hành kiểm tra cẩn thận hơn mà không cần tháo máy với mục đích xác định rõ khả năng sử dụng tiếp theo của nó hoặc cần sửa chữa. Bảo dưỡng định kỳ cấp III do thợ bảo dưỡng tiến hành trong gara hay xưởng cùng với nhóm thợ có chun mơn cao. Mọi cơng việc bơi trơn, điều chỉnh , kiểm tra, vệ sinh máy đều phải tiến hành theo trình tự bắt buộc. Công việc điều

chỉnh, siết chặt và sửa chữa thực hiện cụ thể theo sự cần thiết khi kiểm tra các cơ cấu cụm máy.

3.1.2.2. Các tiêu chuẩn bảo dưỡng.

- Trước khi nổ máy :

+ Kiểm tra, bổ sung mức nước làm mát + Kiểm tra, bổ sung mức nhiên liệu + Kiểm tra, bổ sung mức dầu động cơ + Xả nước, cặn bẩn từ hệ thống nhiên liệu + Kiểm tra, bổ sung mức dầu trong hộp số + Kiểm tra hành trình của bàn đạp phanh + Kiểm tra, bổ sung dầu thuỷ lực

+ Kiểm tra hệ thống điện đèn, còi + Điều chỉnh gương

+ Điều chỉnh các cần điều khiển

+ Khi động cơ làm việc kiểm tra quan sát sự rò rỉ của dầu, nhiên liệu, nước trong các hệ thống.

- Sau 250 giờ đầu tiên (đối với máy mới) : + Thay dầu máy và lõi lọc dầu

+ Thay lọc nhiên liệu và lõi lọc

+ Thay dầu hộp số, làm sạch lọc hút mạt hộp số + Thay dầu truyền động cuối

+ Làm sạch lọc hút mạt dầu thuỷ lực, thay dầu thuỷ lực ở thùng chứa. - Sau mỗi 250 giờ chạy máy :

+ Bôi mỡ, bôi trơn tất cả các vị trí có vú mỡ

+ Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai máy phát điện + Kiểm tra mức dung dịch ắc quy

+ Kiểm tra hiệu quả phanh

+ Kiểm tra và bổ sung mức dầu trong hộp giảm chấn. - Sau mỗi 500 giờ chạy máy :

+ Thay lõi lọc nhiên liệu

+ Thay lọc dầu hộp số và lọc dầu lái

+ Kiểm tra, bổ sung mức dầu trong hộp truyền động cuối

+ Thay thế lọc thông hơi của thùng dầu thuỷ lực và lọc tách nước của hệ thống nhiên liệu.

- Sau mỗi 1000 giờ chạy máy : + Thay thế lọc tinh nhiên liệu

+ Thay dầu hộp số, vệ sinh lưới lọc dầu hộp số + Vệ sinh thùng chứa nhiên liệu

+ Kiểm tra siết chặt các chi tiết của tăng áp. - Sau mỗi 2000 giờ chạy máy :

+ Thay thế dầu thuỷ lực, phin lọc dầu thuỷ lực và làm sạch lọc hút mạt + Thay dầu ở hộp tryền động cuối

+ Thay dầu trong hộp giảm chấn và làm sạch lọc thông hơi + Kiểm tra và bổ sung mức dầu trong bi trụ đứng

+ Kiểm tra và bổ sung mức dầu trong cụm lị xo căng xích + Vệ sinh các lỗ lọc thông hơi

+ Kiểm tra máy phát điện và mơtơ khởi động + Kiểm tra tồn bộ kim phun.

- Sau mỗi 4000 giờ chạy máy : + Kiểm tra bơm nước

+ Làm sạch và kiểm tra tăng áp

+ Kiểm tra, điều chỉnh khe hở xuppap + Thay thế cụm kim phun

+ Kiểm tra khung gầm chính và thiết bị cơng tác. - Sau mỗi 8000 giờ chạy máy :

+ Thay thế kẹp ống cao áp

3.1.2.3 .Quy trình cơng nghệ bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật hệ thống thủy lực.

- Quy trình cơng nghệ bảo dưỡng và sửa chữa đều theo các nguyên cơng sau:

+ Ngun cơng 1: Rửa ngồi máy

+ Nguyên công 2: Tháo máy, tháo các cụm tổng thành + Nguyên cơng 3: rửa ngồi cụm máy, chi tiết

+ Nguyên công 4: tháo chi tiết + Nguyên công 5: rửa chi tiết + Nguyên công 6: kiểm tra + Nguyên công 7:sửa chữa + Nguyên công 8: Lắp ráp + Nguyên công 9: Chạy thử

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC DẪN ĐỘNG CƠ CẤU QUAY VÀ CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT CƠ CẤU QUAY CỦA MÁY ĐÀO PC 450 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)