Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Trang 25 - 28)

II. PHẦN NỘI DUNG

3. Giải pháp, biện pháp

3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

3.2.6. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh

Đối với các em HS vùng sâu, vùng xa, hoặc vùng DTTS, việc rèn luyện cho các em những thói quen, hành vi văn minh càng có ý nghĩa quan trọng. Do phần lớn thời gian chỉ sinh sống trong cộng đồng nhỏ bé của mình, hầu hết các em ít có mối quan hệ, giao tiếp với những cộng đồng, nền văn hóa khác. Vì vậy, hiểu biết và thực hành của các em về những thói quen, hành vi văn minh được chấp nhận rộng rãi trong xã hội rộng lớn nói chung cịn rất

26

hạn chế. Đơi khi, chính những phong tục, tập quán lạc hậu tồn tại lâu đời của cộng đồng thiểu số cũng cản trở các em thực hiện những thói quen, hành vi văn minh mà bản thân biết là cần thiết (ví dụ, ốm nặng nhưng vẫn khơng được đến bác sĩ khám chỉ vì buộc phải nghe theo lời gia đình, mời thầy cúng đến làm lễ để ‘đuổi con ma trong người ra’ thì mới khỏi…)

Rèn luyện các thói quen, hành vi văn minh khơng có nghĩa là các em phải hồn tồn phủ nhận, gạt bỏ những lề thói, tập tục, thói quen truyền thống của cộng đồng mình, mà là giúp các em hiểu được những tác dụng tích cực, ý nghĩa của những thói quen, hành vi văn minh trong xã hội con người nói chung, để từ đó bản thân HS có ý thức tự giác thực hiện. Bởi trong thực tế, nhiều HS trong số các em DTTS sau này trưởng thành sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội đa dạng bên ngoài cộng đồng của mình, đi học hoặc đi làm xa, thậm chí sang các quốc gia khác… Do vậy, việc hiểu biết và thực hành được những thói quen, hành vi văn minh là bước chuẩn bị quan trọng giúp các em hội nhập tốt hơn trong cuộc sống sau này, trong những môi trường, với những dân tộc và nền văn hóa khác. Điều này cịn giúp các em tránh được sự bỡ ngỡ hoặc những ‘cú sốc văn hóa’, giảm khả năng có thể bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Một số thói quen, hành vi văn minh mà GV có thể giúp HS rèn luyện bao gồm: xây dựng và duy trì nề nếp học tập qui củ - giờ nào việc nấy, đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, tơn trọng sự riêng tư của mình và người khác, vứt rác và đi vệ sinh đúng nơi qui định, không khạc nhổ nơi công cộng; không ngắt hoa, bẻ cành, phá cây xanh; khơng nói xấu/nói sau lưng người khác; không ngắt lời khi người khác đang nói; v.v.

- Bản thân GV phải làm mẫu, thường xuyên thể hiện các hành vi và lối sống văn minh trước HS: Muốn HS học được và làm theo những hành vi nào đó, trước hết chính GV phải thực hiện những hành vi ấy trước HS, như McDanieal trong tác phẩm “Sách vỡ lòng về kỷ luật lớp học: Những nguyên tắc cũ và mới” đã khẳng định: những giá trị, hành vi mà chúng ta muốn truyền đạt tới HS cần phải được các em tự cảm nhận, nắm bắt, chứ không thể chỉ thông qua con đường dạy dỗ, giáo huấn. Chẳng hạn, một GV thường xuyên ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả khi lên lớp sẽ khó có thể thuyết phục được HS khi dạy các em về hành vi “quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ khi đi học”.

- Giáo dục hành vi, thói quen văn minh phải thơng qua hành động, hoạt động cụ thể để tạo điều kiện cho HS thực hành các thói quen, hành vi mong muốn. Việc giảng giải, hướng dẫn bằng lời nói có thể bước đầu giúp HS có nhận thức tốt hơn về các thói quen, hành vi văn minh. Song, để các em có thể tự mình thực hành, trải nghiệm những thói quen, hành vi này trong thực tế, GV cần thường xuyên tạo ra các tình huống thực, tổ chức các hoạt động

27

đa dạng để HS có cơ hội luyện tập những hành vi này. Ví dụ: tổ chức các buổi lao động vệ sinh vườn trường, bắt sâu cho cây; tổ chức cho HS đi tham quan, vui chơi tại một địa điểm cơng cộng nào đó, sau đó HS tự tổng kết lại xem những điều gì là nên/khơng nên làm ở một nơi cơng cộng như vậy, v.v. Nếu khơng có điều kiện ra ngồi thực tế nhiều, GV cũng có thể tự sáng tạo các hình thức hoạt động tại chỗ, như tổ chức các trò chơi tương tác trong đó hướng tới việc giáo dục thói quen văn minh; cho HS thi dựng tiểu phẩm và diễn kịch về lối sống tốt/chưa tốt…

- Kiên trì, ơn hịa nhắc lại các qui định khi HS vi phạm, và kiên nhẫn tập luyện để các thói quen tốt của HS được củng cố, đồng thời tiếp tục hình thành những hành vi văn minh mới. Tuy nhiên, GV cần có sự nhạy cảm văn hóa để có thể giúp HS, đặc biệt là các em DTTS vốn đã quen với lối sống của cộng đồng bản xứ, thực hiện những hành vi, thói quen mà GV mong muốn một cách tự nhiên, khơng gị ép. GV cần tránh tạo cho các em cảm giác đang được giáo huấn, “cải tạo”, hay bị ép buộc phải rũ bỏ tất cả những gì thuộc về nền văn hóa riêng của mình để tập nhiễm lối sống của đa số tầng lớp dân cư khác. Muốn vậy, bản thân GV tại các vùng khó khăn cũng cần tự trang bị cho mình một vốn hiểu biết về các tập tục, nét văn hóa của đồng bào dân tộc để có thể giúp HS phát triển những thói quen tốt dựa trên nền tảng của truyền thống đạo đức, văn hóa, lối sống của chính dân tộc các em. Sự kết hợp giữa hai yếu tố vốn văn hóa nội tại và các yếu tố tích cực từ bên ngồi như vậy sẽ góp phần giúp cho q trình rèn luyện, giáo dục thói quen, hành vi văn minh cho HS bớt khiên cưỡng và có tính thuyết phục cao hơn.

- Đa dạng hóa các phương pháp giáo dục, rèn luyện hành vi và thói quen văn minh: giảng giải, hướng dẫn, xem phim, cung cấp tranh ảnh sách báo, nghe chuyên gia nói chuyện, đi thực tế, viết bài thu hoach, viết câu chuyện/vẽ tranh, đóng kịch, v.v.

- Áp dụng những hình thức phê bình, trách phạt hoặc khen thưởng, động viên phù hợp đối với HS trong việc rèn luyện hành vi, thói quen văn minh: HS sẽ nhanh chóng nhớ được và thực hành tốt hơn những hành vi tích cực nếu GV chịu khó quan sát các em và kịp thời có biện pháp phê bình, trách phạt tương ứng nếu HS vi phạm, hoặc khen ngợi, động viên ngay khi thấy các em tiến bộ. Song cũng cần lưu ý, các hình thức trách phạt nên tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt, tránh gây áp lực quá lớn, tạo cảm giác chán nản, hoặc có sự miệt thị, xúc phạm khiến cho HS xấu hổ, mất sĩ diện trước bạn bè. Ví dụ, GV có thể phạt những HS khạc nhổ bừa bãi hoặc vứt rác lung tung bằng cách u cầu em đó tổ chức một trị chơi khởi động/thư giãn cho cả lớp hoặc hát/múa một bài; làm nhiệm vụ trực nhật thay cho nhóm của ngày hơm sau; trồng một cây mới cho vườn trường; v.v. Bên cạnh đó, cũng có thể phê bình,

28

trách phạt HS một cách ‘riêng tư’ hơn như gặp riêng HS để góp ý, hoặc cùng trao đổi thân mật trong nhóm nhỏ những người phạm lỗi giống nhau,…

Ngồi ra, GV cịn có thể sử dụng những hình thức nhắc nhở khác nhau để giúp HS ghi nhớ hành vi xấu không nên lặp lại và hướng các em đến những việc làm tích cực, văn minh, VD: dán các mảnh giấy in chữ to “Không khạc nhổ bừa bãi”, “Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Sử dụng nước tiết kiệm”, “Không bẻ cành, vặt lá” ở các địa điểm phù hợp trong, ngoài lớp học, hành lang, khu vệ sinh, sân trường…

Song song với phê bình, khiển trách những hành vi, thói quen chưa đẹp, GV cũng cần thường xuyên theo dõi, giám sát để có những biện pháp động viên, khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ đối với những việc làm tốt đẹp, có văn hóa của HS, giúp các em củng cố hành vi tích cực và có thêm động lực để cố gắng.

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)