PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Trang 30 - 32)

1. Kết luận

Để nâng cao chất lượng giáo dục HSDTTS, thì mỗi giáo viên cần xác định rõ việc tìm hiểu tâm tư tính cảm, nguyện vọng của các em là rất cần thiết. trong mỗi giờ học người giáo viên luôn biết tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái cho các em. Hơn hết phải tôn trọng học sinh, tôn trọng lớp học, đặt niềm ti và tin tưởng ở các em. Nắm bắt quan tâm đến những khó khăn của các em: học sinh gia đình khó khăn, hay những khó khăn bất thường xảy ra,… Để từ đó tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện ở lớp cũng như ở nhà. Tơn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán của người dân nơi đây. Việc rèn luyện thói quen và hành vi văn minh cũng phần nào giúp các em ý thức hơn trong học tập cũng như trong giáo tiếp hằng ngày. Học tốt là nhiệm vụ của người thầy, nhưng để học tập tốt cịn có nhiều tác động của nhiều phía. Chính vì vậy, người giáo viên phải biết phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Tóm lại, biết phối hợp chặt chẽ các biện pháp nêu trên thì hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói riêng sẽ được nâng lên rõ rệt.

2. Kiến nghị

Với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề nghị như sau :

- Đối với nhà trường:

+ Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với lớp, đối với học sinh có sự tiến bộ vượt bậc. + Định biên lớp học nên để học sinh DTTS học hòa nhập với học sinh kinh.

31

+ Đặc biệt chỉ đạo, quan tâm sát sao tới những trường, lớp có 100% học sinh DTTS cả về học tập và cơ sở vật chất.

- Đối với chính quyền các cấp:

+ Luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em có hồn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác và tham gia vận động

Trên đây là một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTD đã và đang thực hiện tại trường TH Lê Hồng. Tôi viết ra với mục đích cùng trao đổi với đồng nghiệp, để tìm tịi, học hỏi nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn. Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân nên còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Giám khảo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Krông Ana, tháng …năm 2016

Người viết

Thái Thị Luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình giáo dục tiểu học, Bộ giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục 2010

2. Cơng tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số, Bùi Ngọc Diệp 2012

3. Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, NXB Giáo dục Việt

Nam, năm 2009

4. Tài liệu “Đổi mới PP quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực”,

32

5. Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực, năm 2008

6. Đặng thuý Anh, Về các kinh nghiệm nghiên cứu học sinh của giáo viên chủ nhiệm.

Tạp chí NCGD số 2/ 1987.

7. Lê Khánh Bằng, Công tác chủ nhiệm lớp (tài liệu dịch). Thư viện Đại học Sư phạm

Hà Nội.

8. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,

NXB GD.

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)