III – THỰC NGHIỆM: DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI 9 NHẬT BẢN ( ĐỊA LÍ LỚP11 –
1. Giáo án thực nghiệm
1.4. nghĩa của dự án
a. Đối với thực tiễn dạy học
- Dự án này có ý nghĩa sâu sắc đến thực tiễn dạy học ở trường THPT, giúp học sinh làm việc nhóm tốt hơn và thích thú hơn trong việc học tập bộ môn:
+ Với việc làm dự án các thành viên trong nhóm đều phải làm việc tự giác, trách nhiệm… từ đó rèn luyện cho các em kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
+ Vấn đề giáo viên đưa ra phải lơi cuốn, thu hút, khơi gợi trí tị mị của học sinh.
- Dự án này có ý nghĩa với việc rèn luyện kỹ năng mềm và giúp học sinh làm trung tâm trong việc học mà khơng có sự áp đặt ở giáo viên.
+ Học sinh tự trình bày sản phẩm của nhóm. Việc trình bày những sản phẩm, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp: học sinh diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình qua hình thức nói, qua đó học sinh tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
+ Lấy học sinh làm trung tâm trong lớp học là bước rèn luyện cho các em hình thành năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí, có những kĩ năng làm việc, kĩ năng tư duy ban đầu để thực hiện những dự án học tập do giáo viên giao, đồng thời giúp ích cho tương lai của các em.
b. Ý nghĩa đối với đời sống xã hội:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học ở nhiều môn học để giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống, phát họa nên bức tranh toàn cảnh về “Nhật
Bản - Vùng đất của những giấc mơ”. Qua đó, các em có ý thức tiếp thu những
thành tựu của khoa học thế giới vào công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay. - Thông qua dự án, học sinh trải nghiệm những điều thú vị, giúp các em nhìn nhận sâu sắc hơn về bài học cũng như biết được tiềm năng, thực trạng các ngành kinh tế, vấn đề ngoại giao, nêu nguyên nhân, một số vấn đề về kinh tế - xã hội còn tồn tại ở NB và cùng tìm những hướng giải quyết cho các vấn đề liên quan đến ngành nghề của mình. Từ đó có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.