III – THỰC NGHIỆM: DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI 9 NHẬT BẢN ( ĐỊA LÍ LỚP11 –
2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
2.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với các bài học có nội dung liên quan đến phần Nhật Bản trong chương trình Địa lí lớp 11 Ban cơ bản.
- Ở 3 lớp thực nghiệm (lớp 11A1, A2, A3) tôi tiến hành dạy học các kiến thức về Nhật Bản bằng các dự án.
- Ở lớp đối chứng (lớp 11A5, 11A8, 11A11), giáo viên dạy học các bài theo phân phối chương trình và nội dung của sách giáo khoa Địa lí lớp 11. Bao gồm 1 bài (3 tiết):
+ Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế. + Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
+ Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có bài kiểm tra 15 phút để đo mức độ sự tiếp nhận tri thức và kỹ năng của học sinh với phương pháp dạy học mới so với phương pháp dạy học truyền thống. Việc kiểm tra đánh giá kết quả được tiến hành một cách khách quan và đối chiếu với quá trình học tập của học sinh để đánh giá tính khả thi của dạy theo phương pháp
dạy học dự án (Đề kiểm tra xem Phụ lục Mẫu 6: Phiếu khảo sát kiến thức học sinh
2.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm giảng dạy, chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh qua một bài kiểm tra 15 phút (xem phụ lục: mẫu 6) Nội dung của bài kiểm tra bao quát toàn bộ chủ đề Nhật Bản, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra 15 phút
Điểm
3 lớp 11A5, 11A8, 11A11 với 124 HS (lớp đối chứng)
3 lớp 11A1, 11A2, 11A3 với 124 HS (lớp thực nghiệm)
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng (em) Tỉ lệ %
0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 15 12.1 0 0 5 40 32.3 3 2.4 6 39 31.5 15 12.1 7 18 14.5 39 31.4 8 9 7.4 40 32.3 9 3 2.4 24 19.4 10 0 0 3 2.4
Bảng 2: Kết quả khảo sát về dạy học dự án Nhật Bản.
(Xem Phụ lục: mẫu 8 - Khảo sát ngẫu nhiên với 66/124 em học sinh ở các lớp thực nghiệm với trình độ khác nhau, lấy HS ở cả 6 nhóm)
Bảng 3: Bảng tổng hợp chuyên đề theo dự án
Lớp: 11A1, 11A2, 11A3 (Xem phụ lục: mẫu 7)
Qua quan sát diễn biến trong các tiết học thực nghiệm và đối chứng của các lớp học, qua kết quả của bài kiểm tra 15 phút, cũng như kết quả khảo sát, tổng hợp chuyên đề theo dạy học dự án, bản thân tơi có nhận thấy dạy học theo hình thức dự án có hiệu quả hơn hẳn so với tiết dạy theo phương pháp truyền thống, cụ thể là: * Đối với học sinh.
-Về thái độ: Đa số học sinh đều hứng thú và thoải mái khi tiếp nhận
khi phân chia công việc và lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở trường của mình. Số học sinh thích thú với phương pháp dạy học theo dự án chiếm trên 90% và mong muốn sẽ tiếp tục được tham gia thêm nhiều chủ đề theo phương pháp dự án.
Trong khi ở lớp đối chứng với cách dạy truyền thống số học sinh thích học phần Nhật Bản chỉ chiếm hơn 50%, còn gần 50% số học sinh là khơng thích học,đồng thời có mong muốn thầy cơ sẽ có những phương pháp dạy học tích cực thay đổi cách dạy truyền thống hiện nay.
- Về kỹ năng làm việc nhóm: Đa số các em đều cố gắng thực hiện, các thành viên trong nhóm đã biết trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.Một số em trong giai đoạn đầu do rụt rè về hạn chế công nghệ thơng tin của mình nên tham gia cịn ít, nhưng sau khi có sự hướng dẫn của trưởng nhóm và một hai bạn thành thạo công nghệ, các em đã rất hứng thú lao vào hoạt động. Nhóm trưởng là người phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, điều hành theo dõi tiến độ thực hiện cơng việc của cả nhóm. Mỗi một học sinh đều tự ý thức được nhiệm vụ của mình và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ theo đúng thời gian qui định.
-Về kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin: 100% học sinh đều biết sử dụng Internet để tìm kiếm thơng tin dựa trên hướng dẫn của giáo viên. Các em đã biết cách tìm kiếm thơng tin bằng từ khóa tiếng Anh hay tiếng Nhật và sử dụng google dịch, từ đó biết đến 1 số kênh thơng tin có nhiều tư liệu, video hay về địa lý các quốc gia ngoài các địa chỉ trang web mà giáo viên cung cấp. Sau khi tìm kiếm thông tin các em đã biết chọn lọc và sử dụng những thông tin cần thiết cho sản phẩm của nhóm. Từ đó học sinh thảo luận, xử lí thơng tin tìm kiếm được để đưa vào bài báo cáo một cách khoa học và hợp lí.
-Vể khả năng thuyết trình: Học sinh trình bày sản phẩm một cách có logic và rõ ràng, tự tin trước tập thể lớp, không phụ thuộc tài liệu, tuy còn một số lỗi như sử dụng từ ngữ chưa đúng ngơn ngữ khoa học, đơi chỗ cịn chưa lưu loát.
-Về năng lực giải quyết vấn đề và tính sáng tạo: Học sinh được trình bày ý tưởng của mình và tổng hợp lựa chọn thành ý tưởng chung của cả nhóm. Mỗi học sinh đều có cơ hội phát huy sự sáng tạo của bản thân trong việc thiết kế sản phẩm. Điều này giúp phát triển năng lực tự học và sáng tạo của mỗi học sinh.
Trong quá trình tham gia hoạt động dự án, HS phát hiện được các khó khăn xảy ra, đề xuất được các giải pháp giải quyết vấn đề, thử nghiệm và tìm ra được giải pháp tối ưu nhất.
Cụ thể: Trong quá trình làm mơ hình NB HS nhóm 2 lớp 11A3 đã biết cách chuyển sang bìa cát tơng mỏng hơn để kết thuyền cho dễ, nhóm 4 lớp11A3 đã biết cách chuyển sang lồng tiếng video khi dùng chữ thể hiện nội dung trên hình,video khơng thành cơng. Các em nhóm 2 lớp 11A2 biết chọn thời gian và địa điểm phù hợp để thu âm khi mất nhiều thời gian thu âm (làm đi làm lại nhiều lần) do bị lẫn
nhiều tạp âm, nhóm 3 lớp 11A1biết tìm tư liệu bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, trao đổi nội dung, phân cơng cơng việc qua mersinger của nhóm vào buổi tối.
- Về khả năng viết được báo cáo và vận dụng kiến thức liên môn: HS biết cách viết báo cáo và truyền đạt những nét nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại, biết vận dụng kiến thức những môn học khác nhau như: lịch sử, tin học… để giải quyết những vấn đề dự án đặt ra và tổng hợp những kiến thức đó một cách khoa học: cụ thể HS nhóm 2 ở 3 lớp thực nghiệm đều biết vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích cho đặc điểm kinh tế NB sau chiến tranh thế giới 2, nhóm 3 lớp 11A1 biết sử dụng tin học để dựng biểu đồ kinh tế từ các số liệu thống kê.
- Thông qua dự án HS phát hiện ra được những năng khiếu, sở trường của mình, đồng thời nhận ra những điểm yếu, hạn chế của mình từ đó có giải pháp khắc phục để tiếp nhận tích cực các định hướng năng lực thế kỷ XXI và thời cách mạng 4.0.
-Về kết quả học tập: Đối chiếu kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút của 2 lớp trên chúng tơi nhận thấy: Lớp thực nghiệm có kết quả bài kiểm tra cao hơn so lớp đối chứng. Cụ thể:
+ Điểm khá, giỏi của lớp được dạy học theo dự án có tỉ lệ cao hơn (chiếm trên 80%). Điểm kém (dưới 5 điểm) ở lớp dạy học theo dự án là khơng có.
+ Điểm 10 ở lớp đối chứng là khơng có, trong khi ở lớp thực nghiệm có 3 em đạt điểm 10 (chiếm 2.4% số bài kiểm tra).
Điều này cho thấy hiệu quả phương pháp dạy học theo dự án mang lại khơng chỉ phát huy năng lực mà cịn phát huy chất lượng học cho học sinh.
* Đối với giáo viên.
Sau khi dạy thực nghiệm chủ đề Nhật Bản theo phương pháp dự án chúng tôi nhận thấy:
- Việc sử dụng phương pháp dự án đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc tạo ra hứng thú học tập, khơi gợi tinh thần nghiên cứu khoa học và phát huy các năng lực cho học sinh. Đây là điều mà mục tiêu dạy học yêu cầu đạt được sau mỗi tiết dạy.
- Giáo viên được nâng cao trình độ chun mơn, hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học dự án. Để từ đó rút kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án dạy học tiếp theo.
- Phần lớn các giáo viên tham gia thực nghiệm đều khẳng định rằng việc áp dụng phương pháp dự án cho phần Nhật Bản rất hiệu quả và cần được tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn.
Sau khi thử nghiệm thành công ở Trường trung học phổ thông nơi tôi dạy, chúng tôi đã tiếp tục cho thử nghiệm đề tài này tại hai trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 1 và Trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 2 trong huyện. Kết quả
áp dụng tại 2 trường này cũng đạt những kết quả rất khả quan như ở Trường trung học phổ thơng tơi giảng dạy.
Như vậy, qua phân tích kết quả trên cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học dự án để dạy học chủ đề Địa lí dân cư đã phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo, tự học cho học sinh trong học tập. Đặc biệt không chỉ phát huy được các năng lực chung mà còn phát triển được các năng lực chuyên biệt của mơn Địa lí cho học sinh như năng lực tư duy theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng sốliệu thống kê, sử dụng hình ảnh - video clip....Với những kết quả đó, chúng tơi khẳng định rằng dạy học chuyên đề Nhật Bản theo hình thức dự án đã thực sự góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học mơn Địa lí, nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú cho học sinh đối với bộmơn Địa lí ở trường trung học phổ thông hiện nay.