CẢM XÚC LÀ LOẠI VI RÚT CỦA TINH THẦN

Một phần của tài liệu Bi mat cua cam xuc nguyen nam trung (Trang 38 - 40)

7h00 sáng. Bạn bị bà xã cằn nhằn, bực dọc vì việc khơng chịu dậy sớm làm việc nhà. Con trai của bạn không chịu ăn bữa sáng, đang è è khóc địi phải ăn thức khác.

Do khơng chịu đựng được cử chỉ hư hỏng khó dạy của cậu ấm, bạn quất một cái thật đau làm hắn khóc tống lên. Vợ bạn giận dữ xô bạn ra để bênh thằng cu và to tiếng la lối chỉ trích bạn. Chịu hết nổi, bạn xơ cửa đẩy xe, nổ máy vọt ra đường đi làm.

Do phóng xe đi q nhanh, bạn tơng vào làm đổ xe bán hủ tiếu đầu hẻm. Cãi vã um xùm với bà bán hủ tiếu về chuyện tiền bồi thường. Bạn đành chấp nhận ra đi với 100 ngàn đồng ở lại.

Ðang miên man suy nghĩ về các sự kiện tồi tệ mới xảy ra, bạn bị anh cảnh sát giao thơng ht cịi vì tội vượt đèn đỏ. Thay vì nhã nhặn, nhỏ nhẹ giải trình, bạn lại nổi xung thiên ra sức cãi là mình mới chỉ vượt đèn vàng. Sự việc kết thúc với tờ biên bản trong tay sau khi đã để lại giấy tờ xe.

Là một trưởng bộ phận với 12 nhân viên dưới quyền, bạn bước vào văn phòng với vẻ mặt của một hung thần. Chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra tại nơi làm việc của bạn?

Có thể bạn sẽ đổ cảm xúc tồi tệ của mình cho một vài nhân viên dưới quyền, hay một vài nhà cung ứng tội nghiệp, hay một vài thứ gì đó xui xẻo lọt vào tầm tay của bạn. Tồn bộ nhân viên sẽ hiểu rằng hơm nay là ngày rất xấu. Các nhân viên bị bạn tác động sẽ rất bức xúc, khơng hài lịng với công việc. Một số lỗi xuất hiện do sự sai sót và chểnh mảng của nhân viên. Bạn bị các bộ phận khác than phiền về sự sai sót của nhân viên. Bạn kêu nhân viên vào trút giận lên cô nàng đã gây ra vấn đề. Cô nàng bị bạn la mắng chịu khơng nổi, khóc ồ lên và bỏ về. .

Các cảm xúc xấu sẽ tiếp tục lan truyền theo những tác động trực tiếp hay gián tiếp từ một cảm xúc xấu của bạn.

Có thể từ một cảm xúc xấu của mình, bạn sẽ tạo nên cả một ngày tồi tệ của rất nhiều người, thậm chí cả những tai họa khôn lường nếu trong trường hợp anh cảnh sát giao thông quá bức xúc sau khi cãi nhau với bạn và khơng điều phối tốt các tín nhiệu giao thơng.

Cảm xúc ln lan tỏa nhanh và mạnh chẳng kém gì những cơn đại dịch.

Cảm xúc tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến mọi người. Bạn khó chết vì bệnh nhưng bạn dễ "chết" vì sự lây nhiễm cảm xúc. Hãy ý thức về sự lây nhiễm tập thể như mê tín dị đoan, tin đồn thất thiệt, sự a-dua, bắt chước, đua đòi.

Dựa theo lý thuyết về hiệu ứng "Ðiểm bùng nổ" (The Tipping Point) của Malcolm Gladwell, chúng ta có thể lên kế hoạch để kích hoạt tất cả mọi người chỉ bằng một cảm xúc đơn lẻ.

Rất nhiều người trong chúng ta hồn tồn khơng ý thức được điều này và tự làm cho tình hình tồi tệ hơn. Chúng ta đem chuyện nhức đầu ở nhà đổ ra công ty, đem chuyện nhức đầu ở công ty đổ về nhà, hay đổ ra cho bạn bè, người quen,. và kết quả chính chúng ta lại phải hứng chịu những hậu quả khôn lường của sự vụ.

Có thể tưởng tượng rằng cuộc sống tinh thần của chúng ta có rất nhiều ngăn: ngăn cho cơng việc, ngăn cho bạn bè, ngăn cho gia đình, ngăn cho các thú vui, ngăn cho con cái,.. Khi cảm xúc xấu xảy ra ở một ngăn nào đó, thay vì khóa, nhốt các cảm xúc xấu lại trong ngăn của nó thì chúng ta lại tự ý đổ nó sang những ngăn khác. Kết cục là cuộc sống tinh thần của chúng ta bị đầu độc hồn tồn đơi khi chỉ vì một nguyên nhân rất nhỏ.

Ở một thái cực khác, khi bạn tạo ra các cảm xúc tốt mọi việc sẽ vơ cùng tốt đẹp.

Hãy ví dụ vào buổi sáng sớm bạn nhận được tin thông báo khách hàng đồng ý ký một hợp đồng rất lớn. Bạn vui vẻ chia sẻ thông tin với bà xã, khen nịnh bà xã một câu và chủ động vui đùa với con trai. Cậu ấm

bi bơ thích thú và nhanh chóng kết thúc bữa sáng. Hai mẹ con rất vui vẻ tiễn bạn đi làm. Bạn nhiệt tình nhắc nhở một anh chàng chạy xe mà quên gạt chống lên. Vào cơ quan bạn vui vẻ bắt chuyện với mọi người, đùa giỡn với đồng nghiệp, nhắc nhở thay vì la mắng các nhân viên phạm lỗi. Bạn hào hứng xuất tiền đãi nhân viên một chầu bánh ngọt. Bạn gọi điện tới thăm hỏi khách hàng và khen ngợi nhà cung ứng. Bạn duyệt hàng loạt công văn một cách nhanh chóng và dễ chịu. Moϩ người đều rất vui, tất cả đều làm việc năng động và đầy khí thế. .

Theo lý thuyết ?Hiệu ứng con bướm? (The Butterfly Effect) của nhà khí tượng học Edward Lorenz: "Một cái vỗ cánh của con bướm ở Bra-zin có thể tạo nên một cơn giông bão tại Arizona" - Cảm xúc cũng vậy, từ một cảm xúc xấu đơn lẻ có thể tạo nên cả một cuộc chiến tranh thế giới. Và ngược lại, một cảm xúc tốt có thể tạo ra những tài sản khổng lồ.

Cảm xúc là loại virus của tinh thần và chúng ta chính là những người tạo ra nó, bị lây nhiễm và chịu tác động bởi nó.

- 27 -

Một phần của tài liệu Bi mat cua cam xuc nguyen nam trung (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)