I. Đề bài 1: Phân tích chi tiết giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói đứng vào cột
(Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi). Từ đó liên hệ đến chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao, để rút ra nhân xét về tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
2.1. Phân tích chi tiết giọt nước mắt của A Phủ 2.1.1. Giới thiệu chung
- Tơ Hồi là một trong những cây bút xuất sắc, có số lượng tác phẩm đạt mức kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Qua hơn 60 năm cầm bút ông đã cho ra đời gần 200 đầu sách. Tơ Hồi có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là những nét lạ trong phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau của đất nước. Ơng hấp dẫn người đọc ở lối trần thuật hóm hỉnh, cách kể chuyện tự nhiên sinh động, nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình, ngơn ngữ phong phú
- "Vợ chồng A Phủ" là một trong ba tác phẩm rút trong tập "Truyện Tây Bắc" – một trong những tác phẩm văn xi tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, được trao giải Nhất giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. Tác phẩm được sáng tác 1952, nhân chuyến đi dài tám tháng của nhà văn cùng bộ đội để giải phóng Tây Bắc. Đây chính là "món nợ lịng" nhà văn gửi tặng những con người Tây Bắc "trung thực và chí tình".
- Trong truyện ngắn này nhà văn đã tạo dựng được nhiều chi tiết nghệ thuật đắt giá, đặc biệt là chi tiết giọt nước mắt của A Phủ
- Khái niệm chi tiết nghệ thuật: là những tiểu tiết của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về tư tưởng cảm xúc. Qua chi tiết nghệ thuật các nhà văn gửi gắm chủ đề của tác phẩm và tư tưởng thơng điệp của mình. Chi tiết giọt nước mặt của A Phủ là chi tiết độc đáo có thể ví như những “ nhãn tự’’ trong một bài thơ.
2.1.2. Phân tích cụ thể
a. Hồn cảnh xuất hiện chi tiết:
- A Phủ là một trong hai nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, A Phủ là một chàng trai mồ cơi, nghèo khổ, bất hạnh nhưng chính hồn cảnh đó đã hun đúc nên ở A Phủ những phẩm chất tốt đẹp. Một lần A Phủ đã kiên cường quả cảm đánh A Sử - con trai nhà thống lí Pá Tra vì hắn dám phá đám cuộc chơi, nên A Phủ phải trở thành con ở trừ nợ cho nhà thống lí. Khi đi chăn bị, vì vơ tình để hổ ăn thịt mất một con bò nên A Phủ đã bị trói đứng vào cột. Nếu A Sử khơng bắt đc hổ thì A Phủ sẽ bị chết. Q đau đớn, A Phủ đã khơng kìm được những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt của A Phủ được miêu tả qua cái
nhìn của nhân vật Mị. Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mị thường dậy để sưởi lửa. Khi ngọn lửa bập bùng cháy Mị nhìn sang và bắt gặp: "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ’’ b. Ý nghĩa chi tiết :
- Về nội dung:
+ Nhà văn đã miêu tả nước mắt của A Phủ bò xuống, tức là nước mắt khơng chảy rịng rịng mà chảy rất chậm. Phải chăng A Phủ đã cố kìm nén, bởi một người có tính cách gan góc táo bạo mạnh mẽ như A Phủ sẽ không phù hợp với những dịng nước mắt tn rơi. Nhưng A Phủ vẫn phải khóc,chứng tỏ nỗi đau trong lòng anh đã quá lớn,và hàm chứa cả niềm tuyệt vọng. Bởi vì A Phủ bị trói đứng mấy ngày mấy đêm cơ chừng chỉ đêm mai là chết: “chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. A Phủ khóc cho cảnh ngộ đau đớn cùng đường của mình, tiếng khóc ấy chứng tỏ anh đã ý thức sâu sắc về bi kịch của bản thân.
+ Tiếng khóc ấy có ý nghĩa tố cáo tội ác của giai cấp thống trị vùng cao đã hành hạ thể xác con người, đã đọa đầy con người trong đói rét tuyệt vọng
+ Giọt nước mắt A Phủ còn thể hiện khao khát tự do, khao khát sống mãnh liệt + Dòng nước mắt A Phủ đã tác động rất lớn đến tâm hồn và ý thức của Mị. Nó đánh dấu một sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của Mị. Trước khi nhìn thấy những dịng nước mắt của A Phủ, Mị “vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”. Mị đang chìm trong trạng thái hồn tồn vơ cảm. Nhưng khi nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ, trong Mị trào dâng những tình cảm cao đẹp. Trước hết nhìn A Phủ khóc, Mị đã nhớ lại khi bị A Sử trói đứng vào cột, “nhiều lần khóc”, nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ mà không lau đi được. Trông người Mị đã nghĩ đến mình. Rồi từ thương mình, Mị chuyển sang thương người. Tình thương cùng với lịng căm thù cái ác đã thơi thúc Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Như vậy chính giọt nước mắt của A Phủ đã lay động làm thức tỉnh tâm hồn Mị. Qua đó nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc một thơng điệp: Nước mắt có khả năng tác động kì diệu, đánh thức những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người
+ Giọt nước mắt của A Phủ còn là tiền đề quan trọng tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời Mị và A Phủ. Từ những nhận thức đáng quý, Mị đã có những hành động quyết liệt, cắt dây cởi trói cho A Phủ và cũng là giải thốt cho chính mình. + Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm; kết tinh tấm lòng đồng cảm sâu sắc của nhà văn với những con người đau khổ bất hạnh. Đồng thời Tơ Hồi cũng chân trọng khát vọng sống khát vọng tự do của con người dân nghèo. Và bằng chi tiết đó thơi nhà văn đã hé mở cả tương lai tươi sáng cho cuộc đời của họ. Chi tiết này có thể coi như "hạt bụi vàng" trong tác phẩm, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Vợ
chồng A Phủ
- Về nghệ thuật:
+ Thúc đẩy xung đột truyện lên cao trào, là đầu mối của hàng loạt những hành động bất ngờ, làm thay đổi cuộc đời của các nhân vật, thúc đẩy truyện phát triển tự nhiên hấp dẫn.
+ Đây cũng là chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện số phận, tính cách và biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật của Tơ Hồi
Như vậy chi tiết giọt nước mắt A Phủ đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
2.2. Liên hệ đến chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo
2.2.1. Giới thiệu chung: Tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo, chi tiết giọt
nước mắt:
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông đã để lại nhiều tác phẩm được coi là kiệt tác của nền văn học Việt Nam hiện đại
- Trong đó ta phải kể đến Chí Phèo – một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ tài nghệ bận thầy của nhà văn lớn.
- Chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo: Dẫn dắt hồn cảnh xuất hiện: Chí Phèo là một cố nơng hiền lành của làng Vũ Đại. Nhưng anh đã bị xã hội thực dân làm cho tha hóa biến chất, bị tước đoạt quyền làm người trở thành một con quỷ dữ.
Cuộc đời Chí Phèo sẽ mãi trượt dài trong máu và nước mắt nếu như Chí khơng gặp được Thị Nở - người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại có tấm lịng đẹp nhất làng Vũ Đại. Một lần Chí Phèo say rượu gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã dẫn tới mối tình Chí Phèo - Thị Nở. Sau hơm đó Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã nấu cháo hành mang sang cho hắn. Khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo rất ngạc nhiên và hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Tình yêu của Thị Nở đã khiến tâm hồn Chí Phèo hồi sinh.
Nhưng tình người lại q đỗi mong manh trước định kiến xã hội nặng nề. Khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã ơm mặt khóc rưng rức. Mỗi lần xuất hiện giọt nước mắt của Chí lại thể hiện những cảm xúc và tâm trạng khác nhau
2.2.2. Khái quát ý nghĩa của chi tiết - Về nội dung:
+ Lần 1:
Trước hết đây là những giọt nước mắt xúc động vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho mà không phải cướp dật dọa nạt. Có lẽ sau tiếng khóc trào đời nay Chí Phèo mới biết khóc. Với Nam Cao nước mắt là giọt nhân tính, nó thể hiện tâm hồn Chí đã bắt đầu hồi sinh.
Thể hiện niềm vui vô bờ của Chí khi được u thương, quan tâm, chăm sóc. Trong bát cháo của Thị Nở khơng chỉ có tình bạn mà cịn có cả tình mẹ, tình u mà lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng.
Giọt nước mắt ấy cịn khơi nguồn cho sự thức tỉnh của Chí, bởi chính từ đây Chí đã biết hối hận về những lỗi lầm đã qua và trào dâng khát vọng được hoàn lương: Trời ơi hắn thèm lương thiện. Hắn muốn làm hòa với mọi người biết
bao. Như vậy giọt nước mắt hạnh phúc của Chí Phèo đã góp phần tạo ra bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí. Con quỷ dữ của làng Vũ Đại đã thức tỉnh và khao khát được hoàn lương.
Chi tiết này góp phần thể hiện tư tưởng của truyện và tấm lịng của nhà văn. Nam Cao khơng chỉ thể hiện sự đồng cảm mà còn thể hiện niềm trân trọng và
niềm tin bất diệt vào phẩm chất người lao động, đồng thời truyền đến người đọc thông điệp nhân văn về sức cảm hóa của tình u chân chính.
+ Lần 2:
Hạnh phúc vừa đến với Chí Phèo chưa được bao lâu thì đã vội vụt tắt như cầu vồng thoáng hiện sau cơn mưa. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã ơm mặt khóc rưng rức, đó là giọt nước mắt đau khổ tuyệt vọng của một con người khi thấy giấc mơ hạnh phúc của mình bị tan vỡ mà khơng làm gì được. Nỗi đau dường như lên tới đỉnh điểm.
Thể hiện nỗi đau thân phận của Chí Phèo và bi kịch của những người nơng dân trong xã hội cũ: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
Thể hiện sự căm phẫn của nhà văn đối với xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo bất cơng đã đẩy người dân vào tình cảnh cùng đường tuyệt lộ.
Tạo ra bước ngoặt trong hành động và nhận thức của Chí Phèo. Nó giúp Chí có đủ dũng cảm kết thúc kiếp sống của một con quỷ để bảo toàn nhân cách của một con người. Qua đó Nam Cao thể hiện tấm lịng nhân đạo sâu sắc, khi phát hiện ra bên trong con người tưởng như đã hồn tồn tha hóa, vẫn le lói ánh sáng của thiên lương.
2.3. So sánh chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn
2.3.1. Sự tương đồng:
- Đều thể hiện niềm xót thương trước nỗi đau và sự bế tắc của những người nơng dân trong tình cảnh bị đè nén.
- Phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người. - Trân trọng phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.
2.3.2. Sự khác biệt:
- Giọt nước mắt của Chí Phèo thể hiện sự thức tỉnh của người nông dân nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc.
- Giọt nước mắt A Phủ làm lay động thức tỉnh con người và hướng họ tới cuộc đời tươi sáng khi đi theo con đường cách mạng.
2.4. Lí giải
2.4.1. Giống nhau do:
+ Hai tác giả cùng viết về đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng. + Đều ra đời khi hồn cảnh đất nước cịn nhiều khó khăn.
2.4.2. Khác nhau do:
- Thân phận của hai nhân vật khác nhau:
+ Chí Phèo: là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến ở miền xuôi, làm cho con người bị tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính và bị tước đoạt quyền làm người.
+ A Phủ : là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi, dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất với những hủ tục lạc hậu, dã man.
- Hồn cảnh sáng tác khác nhau:
+ Chí Phèo: ra đời năm 1942, tức là được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, khi đó xã hội cịn chìm trong thời kì đen tối.
+ Vợ chồng A Phủ: sáng tác 1952, lúc này Cách mạng tháng Tám đã thành công, sự lãnh đạo của Đảng đã tỏa ánh sáng lạc quan cho cuộc đời các nhân vật - Khuynh hướng văn học khác nhau:
+ Chí Phèo: thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Nhà văn hướng tới phanh phui mổ xẻ những mặt trái của xã hội.
+ Vợ chồng A Phủ: thuộc trào lưu văn học cách mạng, mang khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn, đem đến cho câu chuyện một kết thúc lạc quan. - Phong cách nghệ thuật hai tác giả khác nhau:
+ Nam Cao: Là nhà văn hiện thực xuất sắc, ngòi bút lạnh lùng, tỉnh táo bên ngồi mà trĩu nặng u thương bên trong, ln khao khát khám phá con người
bên trong con người.
+ Tơ Hồi: một cây bút truyện ngắn giàu chất thơ, ln phản ánh hiện thực qua lăng kính văn hóa.
- Quy luật sáng tạo của văn học: đặc trưng của văn học là sự sáng tạo, nhà văn khơng lặp lại chính mình và khơng lặp lại người khác.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
II. Đề bài 2: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh rừng xà nu trong truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành, liên hệ với hình ảnh cái lị gạch
cũ trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy được dụng ý nghệ
thuật của hai nhà văn.
Dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
2.1. Hình ảnh rừng xà nu
2.1.1. Sự xuất hiện của xà nu:
Với kết cấu trùng điệp, cây xà nu có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm tạo ra một không gian rộng lớn, mang đậm chất sử thi. Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ: khi thì tả bao quát cảnh những đồi xà nu, rừng xà nu bạt ngàn, lúc lại cụ thể, chi tiết tới từng vết thương, từng giọt nhựa. Xà nu xuất hiện dày đặc trong tác phẩm, có đến mấy chục lần tác giả nói đến Rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu và những biến thể của xà nu như khói xà nu, lửa xà nu…điều này cho thấy xà nu là mạch hồn của tác phẩm.
+ Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân làng Xô Man: lửa xà nu cháy bập bùng trong nhà ưng tập để dân làng nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú; khói xà nu cịn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ…
+ Xà Nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xôman: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu bập bùng. Giặc đốt đôi bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu và lửa xà nu chứng kiến cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
2.1.2. Ý nghĩa của hình tượng
a. Ý nghĩa tả thực: xà nu là loại cây mọc thành rừng phổ biến ở Tây
Nguyên, để lại nhiều ấn tượng đặc biệt cho NTT: tôi yêu say mê cây xà nu, ấy