Một số bài làm văn tham khảo của học sinh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh) (Trang 94 - 112)

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ

văn 12, tập 2). Từ đó liên hệ tới hình tượng nhân vật bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương ( SGK Ngữ văn 11, tập 1) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.

Bài làm

Thần thoại Hy Lạp kể rẳng Thượng Đế đã lấy vẻ đẹp đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của các loài dây leo, nét mềm mại của các loài cỏ hoa, sự tinh tế của vòi voi, điệu nhẹ nhàng của cành lá,… đem mọi thứ hòa quyện tạo thành người phụ nữ. Chính vì thế, mn đời người phụ nữ ln là hiện thân của cái đẹp, là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương nghệ thuật. Trải dài từ ca dao dân ca, văn học trung đại đến văn học hiện đại, mỗi thời kì văn học sử đều thấp thống bóng dáng của người phụ nữ. Phải chăng bởi lẽ đó người đọc khi khám phá hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa’’ của Nguyễn Minh Châu không thể không nhớ tới nhân vật bà Tú trong bài thơ "Thương vợ’’ của Tú Xương. Cùng viết về đề tài người phụ nữ, cả hai tác giả đã thể hiện thành công tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời kì văn học chống Mĩ và cũng là cây bút tiên phong của thời kì văn học đổi mới sau 1975. Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ “ Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người’’ Nguyễn Minh Châu đã khám phá thành công hình tượng con người trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn, trong đó truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” được coi là truyện ngắn tiêu biểu nhất cho sự thay đổi quan niệm nghệ thuật của nhà văn sau 1975. Tác phẩm được sáng tác năm 1983 và in trong tập “Bến quê” (1985). Đây là thời kì đất nước đã hịa bình, nhiệm vụ của văn học là phải đổi mới để phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Nguyễn Minh Châu đã hiểu rất rõ quy luật này và nhà văn đã chuyển ngòi bút sang khám phá hiện thực cuộc sống đời thường và khao khát “kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” giữa lấm lem cát bụi đời thường. Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài chính là phương tiện để nhà văn khái

quát hiện thực và thể hiện tư tưởng, tấm lịng nhân đạo giàu tình u thương con người.

Để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật vào tình huống truyện nhận thức và nghịch lí: đó là tình huống nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu về hiện thực cuộc sống chứa đựng bao điều nghịch lí qua câu chuyện về gia đình người đàn bà hàng chài. Từ đó hai vị trí thức đã rời bỏ cái nhìn ngộ nhận ban đầu để thấu hiểu, cảm thơng, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chài. Trong tác phẩm, người đàn bà hiện lên thơng qua hai sự kiện chính: sự kiện thứ nhất là việc Phùng tận mắt chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng bạo hành; sự kiện thứ hai là cuộc gặp gỡ giữa người đàn bà và chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng ở tịa án huyện. Qua hai sự kiện ấy, tính cách, số phận và phẩm chất của nhân vật dần dần được hé lộ.

Trước hết, người đọc ấn tượng bởi ngoại hình của người đàn bà hàng chài - một nhân vật khơng có tên gọi riêng. Nhà văn gọi nhân vật là mụ, người đàn bà, chị ta… Chị là hiện thân cho biết bao người đàn bà ở suốt một dải non

sông đất nước với bao tủi hờn, đau thương. Chị bước vào tác phẩm với ngoại hình quen thuộc của một ngươi đàn bà vùng biển: trạc ngồi 40 tuổi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, rỗ mặt sau một trận đậu mùa, gương mặt mệt mỏi, nửa thân dưới ướt sũng vì phải kéo lưới suốt đêm… Nhà văn đã miêu tả hết sức cụ thể ngoại hình của người đàn bà hàng chài gợi ta liên tưởng đến ngoại hình của những người dân lao động nghèo khổ trong sáng tác của những nhà văn hiện thực trước 1945. Qua ngoại hình nhếch nhác xấu xí của người đàn bà hàng chài còn hé lộ cuộc đời lam lũ nhọc nhằn đầy bi kịch.

Bi kịch đầu tiên mà người đàn bà hàng chài phải gánh chịu là kém nhan sắc. Chị vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng vì xấu xí mà muộn chồng. Sau đó chị trót có mang với một anh thuyền chài - cũng chính là người chồng hiện tại bây giờ và bi kịch thứ hai với cuộc sống nghèo khổ đầy sóng gió nơi biển khơi bắt đầu. Chính cuộc sống lênh đênh trên biển cả đầy bất trắc, gia

đình đơng con trên dưới mười đứa ở chiếc thuyền chật chội, những khi biển động cả tháng trời phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Người chồng trước

những áp lực của cuộc sống mưu sinh trở nên cục cằn và coi chị như phương tiện để ông ta trút bỏ những áp lực bủa vây mình. Người đàn bà hàng chài tiếp tục phải đối mặt với nỗi đau khổ về thể xác khi trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Người đọc khơng khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh người đàn bà bị đánh đập dã man. ão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách rút chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào lưng của người đàn bà. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két. Cứ mỗi lần quất xuống hắn lại nguyền rủa bằng giọng rên rỉ đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày

chết hết đi cho ông nhờ. Những trận địn như vậy khơng phải mới một, hai lần

mà đã trở thành một thông lệ quen thuộc cứ ba ngày một trận nhẹ năm ngày

một trận nặng. Trước sự kinh ngạc của nhân vật Phùng, người đàn bà không van

xin, khơng chống trả cũng khơng tìm cách chạy trốn mà chỉ đứng im nhẫn nhục chịu địn. Chính người chồng mà chị hết lịng u thương đã đánh đập hành hạ chị. Có thể nói, qua cuộc đời bất hạnh của người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu gióng lên một hồi chng cảnh tỉnh: trong cuộc đời thực còn biết bao người phụ nữ bị đọa đầy bởi nghèo đói và nạn bạo hành mà khơng dám lên tiếng. Trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải giải thoát người phụ nữ khỏi nạn bạo hành mà nguyên nhân sâu xa là từ đói nghèo tăm tối, cần phải làm một cuộc cách mạng chống đói nghèo, để đưa con người đến ánh sáng văn minh.

Thế nhưng dẫu sao nỗi đau khổ về thể xác không thể nào lớn hơn nỗi đau về tinh thần mà người đàn bà hàng chài phải gánh chịu. Với thiên chức cao đẹp của một người mẹ, bà chấp nhận bị đánh đập hành hạ nhưng bà không đau nỗi đau của riêng mình, mà lo lắng cho sự tổn thương tâm hồn thơ trẻ. Bởi vậy người đàn bà hàng chài đã cố che giấu hồn cảnh gia đình khi xin chồng đánh mình ở trên bờ, nhưng khơng may đứa con vẫn biết tồn bộ sự thật, khiến cho người đàn bà vơ cùng đau đớn, xấu hổ, nhục nhã. Tận mắt chứng kiến cảnh đứa con của mình vì bênh mẹ mà lao tới đánh bố, chị đau đớn đến rơi nước mắt.

Người đàn bà ôm chầm lấy con, rồi bng ra, vái lạy nó, và lại ơm chầm nó. Bà vái lạy như để tạ tội với nó vì đã lỡ gây ra tổn thương tâm hồn cho con, và cũng để van xin nó đừng chà đạp lên tình phụ tử thiêng liêng. Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà còn là câu chuyện của nhiều số phận nhỏ bé khuất lấp giữa cuộc sống đời thường mà nhà văn đã thấu hiểu và xót thương. Nhưng cũng chính từ cảnh ngộ éo le ấy đã làm tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn ẩn sâu của người đàn bà.

Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: Viết văn là hành trình đi tìm kiếm

những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Trước 1975 nhà văn

đã tìm kiếm và phát hiện vẻ đẹp hồn hảo khơng tì vết như sợi chỉ xanh óng ánh

qua bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng khơng hề đứt, đó chính là hình tượng

nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng. Còn sau 1975 khi con người trở về với muôn mặt của cuộc sống đời thường, Nguyễn Minh Châu lại hóa thân vào người nghệ sĩ để khám phá ra hạt ngọc ở những con người bình dị, ngợi ca tình mẫu tử, đức hy sinh ẩn sau vẻ ngồi xấu xí thơ kệch của người đàn bà hàng chài.

Nếu như chân dung, ngoại hình, số phận của người đàn bà chứa đầy bi kịch - đó cũng chính là hiện thực của cuộc sống thơ ráp đời thường mà Nguyễn Minh Châu muốn phản ánh thì bằng trái tim nhân đạo cao cả, nhà văn không chỉ phát hiện và phản ánh hiện thực cuộc sống trần trụi mà còn phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh, luôn nhẫn nhục cam chịu nhận mọi khổ đau về mình, để cho những người xung quanh mình được hạnh phúc. Với con là tình u thương vơ bờ, hi sinh cả bản thân mình vì con. Người đàn bà ấy thà chịu mọi đòn roi chứ nhất định khơng chịu bỏ chồng vì hiểu rằng cuộc sống trên thuyền cần có một người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà

nào cũng trên dưới chục đứa. Nguời đàn bà ấy mang sẵn một quan niệm: Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ, hơn thế nữa đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không

phải sống cho mình. Những suy nghĩ mộc mạc giản dị ấy đã chạm đến đạo lý

thiêng liêng nhất của người mẹ. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với người đàn bà khơng phải là của riêng mình mà là khi nhìn đàn con được ăn no… Tất cả nụ cười hay nước mắt của người đàn bà cũng đều vì con.

Không những thế người đàn bà hàng chài cịn là một người vợ có tấm lịng son sắt ln thấu hiểu, đồng cảm và bao dung với chồng. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm người đàn bà hàng chài khơng một lần ốn trách, mà ln bênh vực minh oan cho chồng. Bà hiểu rằng người đàn ông không chỉ là phạm nhân mà còn là nạn nhân bất lực của hồn cảnh. Với bà ơng ta khơng chỉ là một người chồng, mà cịn là một ân nhân bởi ơng đã cho bà niềm hạnh phúc được làm vợ , làm mẹ. Và việc bà chấp nhận chịu mọi đòn roi của chồng cũng là một cách để người vợ ấy san sẻ bớt gánh nặng gia đình đang đè nặng lên vai người đàn ơng. Chị cịn sẵn sàng nhận hết mọi tội lỗi về mình để minh oan cho chồng đàn bà

trên thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá. Hơn ai hết, chỉ có người đàn bà mới thực sự

thấu hiểu hồn cảnh của bản thân, gia đình mình và sẵn sàng khoan dung, cảm thông thấu hiểu, hi sinh hạnh phúc của bản thân để những người xung quanh mình được hạnh phúc. Như vậy, người đàn bà hàng chài mang vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống với lòng vị tha và đức hy sinh cao cả.

Đó cịn là một người đàn bà q mùa mà không tăm tối, thất học mà sâu sắc hiểu đời. Mặc dù sự hiểu đời ấy không vượt qua khỏi phạm vi nhận thức của một người ít học nhưng nó đã giúp cho hai vị trí thức Phùng và Đẩu rời bỏ cái nhìn một chiều, đơn giản để có cái nhìn đa diện nhiều chiều, sâu sắc hơn về cuộc sống, con người. Ban đầu khi mới bước chân vào tòa án huyện người đàn bà có vẻ lúng túng sợ sệt, như đang cố thu mình lại để giữ gìn một gia đình mong manh và đang có nguy cơ bị pháp luật can thiệp. Nhưng sau khi kể câu chuyện về cuộc đời mình, nhân vật có sự thay đổi đột ngột cách xưng hơ: chị -

các chú. Người đàn bà ấy đã tổng kết một bài học giản dị mà vô cùng sâu sắc về

cuộc sống cũng có khi biển động sóng gió chứ chú. Với chị cuộc sống cũng giống như mặt biển ngồi kia lúc bình n, lúc bão tố điều quan trọng là phải

cùng nhau vượt qua những lúc hoạn nạn khó khăn. Sự từng trải của người đàn bà cịn thể hiện qua sự dễ dàng cảm thông với suy nghĩ nhất thời của Phùng và Đẩu: Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải là người làm ăn nên các chú

đâu có hiểu được việc của những người làm ăn lam lũ cực nhọc. Người đàn bà

đã chỉ ra được lịng tốt, sự vơ tư và công bằng của pháp luật, nhưng trước cuộc đời thì lịng tốt và sự công bằng của pháp luật không thể làm thay đổi cuộc đời chị được.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ

cũng là sự tơn vinh con người qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo” và

nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực và thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Nguyễn Minh Châu đã dồn hết tâm lực để xây dựng thành cơng hình tượng người đàn bà hàng chài qua tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập tương phản giữa ngoại hình phẩm chất. Nhân vật hiện lên sinh động, từ ngoại hình, hành động, lời nói thể hiện số phận phẩm chất. Với những chi tiết nghệ thuật độc đáo, ngơn ngữ hàm súc giàu tính biểu tượng, nhà văn đã xây dựng được nhân vật trung tâm của tác phẩm để lại nhiều dư vị và ấn tượng sâu đậm. Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài chính là vẻ đẹp đích thực của chiếc thuyền ngoài xa: đẹp trong đau khổ nhọc nhằn và nhục nhằn, vẻ đẹp mà Nguyễn Minh Châu suốt đời khao khát kiếm tìm: hạt ngọc ẩn giấu trong vất vả, mồ hôi, nước mắt.

Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã gợi người đọc liên tưởng tới hình tượng nhân vật bà Tú trong bài thơ “ Thương vợ’’ của Tú Xương. Thơ xưa viết về vợ đã ít, mà viết về vợ khi cịn sống lại càng hiếm hoi nhưng Tú Xương lại viết rất nhiều, viết hay và thấm thía về vợ mình. Trong đó “Thương vợ ‘’ là bài thơ tiêu biểu nhất. Bài thơ ra đời khi nhà thơ thi mãi cũng chỉ đỗ tú tài, làm quan tại gia ăn lương vợ và có với bà Tú năm mặt con. Người chèo chống gia đình gieo neo của Tú Xương khơng phải là một đấng nam nhi mà là một người phụ

nữ. Hoàn cảnh ấy cho ta hiểu vì sao Tú Xương lại viết những vần thơ thật xúc động về vợ với tấm lòng yêu thương đồng cảm và tri ân sâu sắc.

Chân dung của bà Tú được thể hiện trước hết qua nỗi lịng thương vợ của ơng Tú. Ngay từ câu thơ đầu tiên nhà thơ đã giới thiệu cho ta thấy công việc đầy lam lũ vất vả nhọc nhằn của bà Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom

sông”. Quanh năm suốt tháng không trừ một ngày nào dù mưa hay nắng bà Tú

vẫn phải làm công việc buôn thúng bán bưng trên mũi đất chênh vênh đầy nguy hiểm. Hai câu thực tác giả gợi tả rõ hơn tỉ mỉ hơn cuộc sống tảo tần buôn ngược bán xi của bà Tú. Tú Xương đã mượn hình ảnh con cị trong ca dao nhưng có sự sáng tạo riêng kết hợp với các từ láy “lặn lội, eo sèo” được đảo lên đầu câu đã nhấn mạnh nỗi nhọc nhằn của bà Tú. Bằng những vần thơ chứa đầy cảm động xót thương, Tú Xươg đã tái hiện một cách xúc động cuộc đời tảo tần gian truân của bà Tú.

Nổi bật lên giữa cuộc đời nhọc nhằn, bà Tú vẫn tỏa sáng những phẩm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh) (Trang 94 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w