II -Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
1. Xúc cảm, tình cảm
Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người có những rung cảm nhất định đối với những sự vật, hiện tượng tác động đến con người. Tình cảm và xúc cảm của con người phụ thuộc vào những đặc điểm của các đối tượng gây ra chúng nhưng chúng phụ thuộc lớn vào những đặc điểm kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Tính tích cực của nhân tố chủ quan trong các xúc cảm và tình cảm có một ý nghĩa to lớn. Xúc cảm và tình cảm khơng tồn tại bên ngoài cảm giác, tri giác, biểu tượng, bên ngoài nhận thức hoạt động của con người. Engels chỉ ra những tác động của thế giới bên ngồi đã in dấu ấn vào đầu óc của con người, được phản ảnh trong đó dưới dạng những tình cảm, ý nghĩ, động cơ, biểu hiện ý chí. Tóm lại, dưới dạng những "mong muốn lí tưởng" và dưới dạng ấy, chúng vẫn là những "sức mạnh lí tưởng".
Hiện nay, trong khoa học tâm lí học có những quan điểm khác nhau về bản chất và thực chất của xúc cảm và tình cảm; về mối quan hệ của chúng và phân loại. Ở đây cần phải phân biệt cảm xúc và tình cảm. Nếu xúc cảm là một q trình tâm lí, mang tính nhất thời, tình huống gắn liền với phản xạ khơng điều kiện, bản năng thì tình cảm là một thuộc tính tâm lí mang tính ổn định, vạch ra bản chất xã hội của con người. Mối liên hệ chặt chẽ của tình cảm đối với nhận thức và xu hướng cá nhân được biểu hiện rõ trong các tình cảm trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức ln lí, chính trị... Xúc cảm, tình cảm có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau. Sự thiết lập và duy trì của động hình là cơ sở hình thành xúc cảm, tình cảm. Những điều kiện bên ngồi thuận lợi, trạng thái sức khoẻ tốt. Vì vậy, việc phá hoại những điều kiện bên ngoài đã quen thuộc, tình trạng sức khoẻ sẽ sa sút gây ra những xúc cảm tiêu cực.