Cần phải phát hiện sớm và đúng những đứa trẻ có năng khiếu

Một phần của tài liệu Cac thuoc tinh dien hinh cua tam ly nhan cach le thi bung (Trang 183)

IV – VẤN ĐỀ PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀ

a. Cần phải phát hiện sớm và đúng những đứa trẻ có năng khiếu

Năng khiếu thường xuất hiện rất sớm ở trẻ. Mozart bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ năm lên 3, Raphaen 8 tuổi đã vẽ rất giỏi, Newton 8 tuổi đã làm được trò chơi cơ học... Nhưng khi nào chúng ta có thể biết được ở trẻ xuất hiện năng khiếu? Đó là thời kì ta nhận thấy ở trẻ có những phẩm chất tâm lí đặc biệt, đó là (một số thành phần cơ bản, những dấu hiệu thuộc về bản chất của một tài năng). Trong tâm lí học, người ta gọi đó là thời kì phát cảm. Theo Leonchiev và Vugoxki thì đây là thời kì tối ưu cho sự phát triển năng khiếu. Phát hiện kịp thời và tác động vào thời kì này là hết sức quan trọng. Nền giáo dục đúng đắn thi năng khiếu của trẻ sẽ phát triển thuận lợi, nếu không, năng khiếu sẽ chậm phát triển, thậm chí cịn mai một và thui chột đi. Thực tế đã cho thấy, nhiều người lúc còn bé đã bộc lộ năng khiếu đặc biệt nhưng lúc lớn lên chỉ trở thành một người bình thường. Phát hiện sớm những thành phần cơ bản của một năng khiếu nào đó ở trẻ là một bước quan trọng của việc bồi dưỡng nhân tài. Muốn phát hiện năng khiếu kịp thời và đúng đắn, chúng ta cần có những hiểu biết sâu sắc về những thành phần cơ bản trong cấu trúc của từng loại năng khiếu.

Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học về từng loại năng khiếu, trong đó có nhiều cơng trình có giá trị như cơng trình nghiên cứu về năng khiếu âm nhạc của Cheplov, cơng trình nghiên cứu về năng khiếu tạo hình của Kreencơ, cơng trình nghiên cứu năng khiếu tốn học của Kruchevxki...

Việc phát hiện đúng và kịp thời năng khiếu của trẻ là bước đầu tiên và cũng hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân tài. Trước hết, nhà giáo dục cần nghiên cứu kĩ các cơng trình nghiên cứu của tâm lí học, trên cơ sở đó tìm kiếm, lựa chọn, sáng tạo những biện pháp giáo dục thích hợp nhằm khơi dậy ở trẻ những chức năng tâm lí đặc trưng của năng khiếu phù hợp với từng loại hoạt động. Ví dụ, bồi dưỡng năng khiếu toán học cho học sinh, giáo viên cần ra nhưng bài tập phát triển tư duy sáng tạo, lôgic…

Một phần của tài liệu Cac thuoc tinh dien hinh cua tam ly nhan cach le thi bung (Trang 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)