Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp CĐ Nghề Đắk Lắk (Trang 49)

CHƯƠNG 4 : CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

4.2. Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

4.2.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân có tên trên tờ khai xuất hoặc nhập

khẩu, trường hợp ủy thác thì đơn vị nhận ủy thác sẽ là người nộp thuế xuất nhập khẩu. - Đối tượng chịu thuế: là các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

- Đối tượng không chịu thuế:

+ Hàng quá cảnh và mượn đường qua Việt Nam.

+ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, hàng hóa từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất, DN chế xuất và hàng hóa từ khu chế xuất, DN chế xuất xuất ra nước ngoài hoặc đưa từ khu chế xuất, DN chế xuất này sang khu chế xuất hoặc DN chế xuất khác trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Hàng viện trợ nhân đạo.

+ Hàng sách tay theo tiêu chuẩn miễn thuế.

- Căn cứ tính thuế: là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu ghi

trong tờ khai hải quan, giá tính thuê, thuế suất. - Phương pháp tính thuế:

Thuế xuất, nhập

khẩu phải nộp = Số lượng hàng thựtế xuất, nhập khẩuc x Giá tính thuế x xuThuế suất thuế ất, nhập khẩu + Đối với hàng nhập: giá tính thuế là giá mua tại cửa khẩu đến theo hợp đồng bao gồm cả phí bảo hiểm và vận tải quốc tế (CIF).

+ Đối với hàng xuất: giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu đi theo hợp đồng (FOB) chưa bao gồm cả phí vận tải và bảo hiểm quốc tế.

- Căn cứ vào tỷ giá mua (tỷ giá ngoại tệ) do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công

bố tại thời điểm tính thuế.

- Thuế suất gồm 2 loại: thuế suất phổ thông và thuế suất ưu đãi.

+ Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với các nước có quan hệ tối huệ quốc (quan

hệ thương mại bình thường và khơng phân biệt đối xử giàu nghèo) đối với Việt Nam

+ Thuế suất thông thường được áp dụng đối với các nước ngoài các nước trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp CĐ Nghề Đắk Lắk (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)