Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của chính quyền xã Xuân Đài:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 56)

e. Sản xuất nông nghiệp:

4.1.2.2. Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của chính quyền xã Xuân Đài:

Hiện tại mọi hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn xã đều được Hạt Kiểm lâm Tân Sơn chỉ đạo Trạm Kiểm lâm địa bàn Xuân Đài phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Xã Xuân Đài về cơ bản đã hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài, ổn định vào mục đích lâm nghiệp. Sau khi giao đất lâm nghiệp thì rừng đã có chủ thực sự, ý thức bảo vệ và phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54

triển vốn rừng của người dân được nâng lên rõ rệt, kinh tế nghề rừng đã được quan tâm, chú trọng.

Chính quyền xã đã tổ chức thực hiện tốt Quyết định 245/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đã có tác dụng tích cực, nâng cao một bước nhận thức về trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Ban lâm nghiệp xã cùng với Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho chủ tịch UBND xã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, thành lập tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực về phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.

Sơ đồ 4-1: Mơ hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng của xã Xuân Đài Chủ tịch

UBND xã

Ban lâm nghiệp xã

Tổ bảo vệ rừng thôn Dụ Tổ bảo vệ rừng thôn Vượng Tổ bảo vệ rừng thôn Ai Tổ bảo vệ rừng thơn Suối Bịng Tổ bảo vệ rừng thôn Thang Tổ bảo vệ rừng thơn Mười Hộ gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55

Chủ tịch UBND xã (Trưởng ban quản lý bảo vệ rừng) thực hiện công tác quản lý theo pháp luật thông qua sự phối hợp với các ban ngành ở địa phương như: Hạt Kiểm lâm, VQG Xuân Sơn,…

Ban lâm nghiệp xã phụ trách công tác lâm nghiệp, cùng với Kiểm lâm địa bàn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.

Tổ bảo vệ rừng thôn gồm 5 - 7 người do Trưởng thôn hoặc công an viên thơn làm tổ trưởng, có lịch tuần tra rừng 2 lần trong tháng và là lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.

Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng của xã cịn gặp khơng ít khó khăn do đời sống nhân dân còn nghèo, người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, hoặc cịn thờ ơ, khơng có biện pháp ngăn chặn việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao.

Tại hầu hết các thơn, bản đang cịn tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng, một số cán bộ cấp xã, thơn chưa sâu sát, cịn né tránh trong việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR. Tình trạng cháy rừng đã được hạn chế nhưng nguy cơ cháy rừng cịn rất cao, do thói quen dùng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, săn bắt động vật rừng, đặc biệt là hoạt động đốt ong , đốt nương làm rẫy của người dân vẫn chưa được khắc phục.

Qua trao đổi, thảo luận với cán bộ chính quyền địa phương cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên trước hết là do cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tập hợp các tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được năng lực cộng đồng và cũng chưa nâng cao được nhận thức của người dân về công tác kinh doanh, lợi dụng rừng và phát triển kinh tế đồi rừng. Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trị trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)