Hoạt động tham quan trải nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN Vận dụng các di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ vào dạy học địa lý THPT (Trang 25 - 27)

2.1.3 .Các hình thức tổ chức dạy học với di sản

2.4 Các hình thức vận dụng các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân

2.4.2.1 Hoạt động tham quan trải nghiệm

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cho nên hoạt động tham quan của bộ mơn được tổ chức theo tình hình dịch bệnh và hoạt động tham quan lễ hội Bươn Xao chỉ các em là học sinh dân tộc Thái đang học tại trường tham gia. Được sự thống nhất cao của ban chuyên môn nhà trường, chúng tôi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bằng hình thức ngồi giờ lên lớp với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên bộ môn trực tiếp phụ trách.

Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí ở trường Trung

học phổ thông để hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, cần xác định địa điểm và thời gian tổ chức phù hợp (tốt nhất là những địa điểm gần với trường học), cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội

dung, hình thức, cách thức tổ chức tiến hành, chủ động, linh hoạt, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm phù hợp, đồng thời theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm. Công việc này thường thực hiện vào đầu năm học mới hoặc đầu học kì. Căn cứ vào mục tiêu của mơn học, nội dung của sách

26

giáo khoa, phân phối chương trình, ưu thế của từng địa phương, nhu cầu, hứng thú của học sinh mà giáo viên xác định chủ đề trải nghiệm cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức.

- Bước 2: Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm (xác định chủ đề, mục tiêu, địa điểm, thời gian, công tác chuẩn bị, các hoạt động...).

- Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đây là việc biến ý tưởng trải nghiệm trên văn bản, giáo án thành hiện thực, nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của kế hoạch trải nghiệm do giáo viên đề xuất. Để thực hiện thành cơng buổi trải nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên trực tiếp phụ trách với học sinh và lực lượng tham gia hỗ trợ (ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến địa phương xã Tiên Kỳ). Trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh cách hoàn thành nhiệm vụ theo “kịch bản” đã chuẩn bị từ trước.

- Bước 4: Đánh giá hoạt động trải nghiệm. Đây làm cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn.

* Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên

Trong hoạt động này, vai trò của giáo viên và học sinh được thể hiện rõ ràng. Cụ thể giáo viên là người khởi xướng cũng là người kết thúc hoạt động, có nghĩa giáo viên là người đề xuất nhiệm vụ dựa trên mục tiêu và thực tiễn đối tượng học sinh cũng là người sẽ đánh giá về các mặt kiến thức, năng lực, kĩ năng mà người học đạt được thông qua hoạt động. Với chủ đề ‘‘Tìm hiểu về lịch sử văn hóa lễ Hội Bươn Xao”, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh, giới thiệu về nguồn gốc, đặc trưng văn hóa, ý nghĩa của lễ hội (trong đó chủ yếu tập trung lí giải về nguồn gốc tên gọi, đặc điểm, giá trị văn hóa – du lịch, giải pháp bảo vệ, cũng như phát huy giá trị của lễ hội) Để thực hiện nhiệm vụ đó, giáo viên lập kế hoạch cụ thể như sau:

- Trước buổi trải nghiệm một tuần (trước lễ hội 1 tuần), giáo viên liên hệ với

lãnh đạo địa phương, trình bày mục đích dạy học của mình, đề xuất được tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo như cho phép tham gia lễ hội. Đồng thời, giới thiệu một số bậc cao niên có kinh nghiệm, hiểu biết về lễ hội để các em gặp gỡ; giới thiệu nguồn tài liệu về lễ hội.

- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên chủ động tìm hiểu số lượng các em học sinh đồng bào dân tộc Thái trong địa bàn. Sau đó tập hợp, phân cơng nhiệm vụ tìm hiểu về lễ hội của địa phương và dân tộc mình.

- Hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ học tập: Theo dõi các em trong quá

27

và xử lí thơng tin, xây dựng đề cương để thực hiện sản phẩm. Đặc biệt, trước khi các em báo cáo sản phẩm trước tập thể, giáo viên xem xét, có thể giúp các em chỉnh sửa để sản phẩm có chất lượng hồn thiện hơn.

- Thực hiện nhiệm vụ đánh giá: Đây là khâu thẩm định sản phẩm của các em.

Từ đó, giáo viên đưa ta những nhận xét về các phương diện kiến thức, kĩ năng và năng lực các em thu nhận được trong quá trình trải nghiệm. Giáo viên cần có tiêu chí rõ ràng phù hợp. Với chủ đề này, bài thuyết trình cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, có sơ đồ tư duy kèm theo, phong thái của người thuyết trình lịch sự, gây ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Khi đánh giá cần chú ý đánh giá cả quá trình học sinh tham gia hoạt động.

* Vai trò, nhiệm vụ của học sinh

Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập. Các em phải tự trải nghiệm trong thực tiễn bằng nhiều hình thức khác nhau. Thay vì tham dự lễ hội thơng thường, thì các em năm nay vừa tham gia, vừa tìm hiểu về lễ hội của dân tộc mình, quê hương

mình.

Trong quá trình hoạt động, các em rèn luyện nhiều những kĩ năng cơ bản, như kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình và giải quyết nhiệm vụ học tập.

Chính các em cũng sẽ là người báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc trước tập thể các bạn. Đồng thời hoạt động dạy học này coi trọng tính trải nghiệm nên sự đánh giá có ý nghĩa nhất khơng phải là điểm số của thầy cơ mà chính các em học sinh sẽ tự đánh giá được các năng lực, kiến thức của bản thân và của bạn mình thu nhận được sau khi kết thúc hoạt động.

Một phần của tài liệu SKKN Vận dụng các di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ vào dạy học địa lý THPT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)