Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận dụng các di sản văn

Một phần của tài liệu SKKN Vận dụng các di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ vào dạy học địa lý THPT (Trang 42 - 45)

2.1.3 .Các hình thức tổ chức dạy học với di sản

2.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận dụng các di sản văn

hóa vào giảng dạy địa lý THPT trong địa bàn huyện Tân Kỳ.

2.5.1 V ni dung

Việc giáo dục di sản địa phương nơi trường đóng là việc làm thiết thực và ý

nghĩa đối với học sinh cho nên việc đưa các di sản tại địa phương là ý nghĩa và cần thiết vì:

- Các di sản gần gũi với các em học sinh, giúp các em hiểu thêm về các di sản của địa phương để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nhân cách cho các em.

- Các em sẽ là những người hướng dẫn viên du lịch đưa di sản của địa phương

đi khắp cả nước trong quá trình lao động và học tập sau này của các em.

- Hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu làng bản, từ đó nâng

cao ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa, giữ gìn các di sản của địa phương.

- Việc sử dụng các di sản tại đia phương làm sinh động hơn bài học của người

giáo viên, giúp các em hứng thú hơn với các mơn học.

Vì thế các mơn học, các trường học cần thiết đưa giáo dục các di sản tại địa

phương vào chương trình giáo dục cụ thể:

- Các trường tiểu học có thể kể, giới thiệu, cho các em học sinh xem hình, xem phim về các di sản của địa phương (xã, huyện) bơi trường đóng.

- Các trường THCS, THPT ngồi kể, xem phim,… có thể cho accs em trực tiếp

trải nghiệm, làm thu hoạch, làm báo cáo về các di sản có trên địa bàn trường đóng.

- Các chương trình giáo dục di sản cần đồng bộ và có sự thống nhất trong tồn

địa phương, có thể cho các trường đăng kí tham quan, hoặc đăng kí giáo dục, trải

nghiệm cho các em học sinh vào các môn học.

2.5.2 V hình thc:

Có nhiều hình thức sử dụng Di sản trong dạy học khác nhau, nhưng đặc trưng

nhất trong việc sử dụng Di sản trong dạy học địa lí ởtrường phổ thơng đó là:

* S dng Di sn dy hc trên lp:

Đây là hình thức sử dụng Di sản trong dạy học dễ thực hiện hơn cả,có khả năng

thực thi rất hiệu quả. Để thực hiện giờ dạy, giáo viên có tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, tìm hiểu và chọn lọc những tài liệu nào thuộc về di sản liên quan và có thể phục vụ

cho bài dạy. Tài liệu về Di sản đóng vai trị là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phú hơn nội dung bài học. Ngồi các kênh hình có sẵn trong SGK thì việc sưu tầm tài liệu về các Di sản vào dạy học là điều cần thiết.

43

VD: khi dạy về tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất mục phong

hóa hóa học: GV có thể cung cấp các hình ảnh về hang Mó ở Tiên Kỳ, hay hang Lèn

Rỏi ở Kỳ Tân để các em thấy được các dạng địa hình ở huyện Tân Kỳ cũng đẹp và

hoành tráng như các dạng địa hình hang động khác.

*Dy hc ti Di sn:

Có một cách gọi khác là dạy học tại thực địa. Đó là cách tiến hành một giờ dạy học tại nơi có Di sản hay (tại thực địa).

Trong một năm, trong một Học kì có thể tổ chức được 1, 2 tiết dạy học tại Di

sản. Có thể gộp 4, 5 tiết trong một học kì, dùng quỹ thời gian đó để tập trung chuẩn bị

cho một giờ dạy tại Di sản. Giáo viên cũng có những yêu cầu cụ thể và chuẩn bị trước

cho học sinh về tư tưởng, kiến thức chuyên môn.

Các di sản tại địa phương có khoảng cách địa lí khơng xa nơi địa phương trường đóng cho nên việc tổ chức dạy học tại di sản cũng đơn gian, không quá phức tạp.

* Sử dụng Di sản trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa:

Trong một năm học có những ngày lễ lớn của đất nước, những ngày kỉ niệm, ngày truyền thống của quê hương, đất nước như: Ngày Quốc Khánh 2/9, ngày Nhà

giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12…Giáo viên có thể tổ

chức cho học sinh các hoạt động có thể theo từng lớp, theo từng khối học, theo nhà

trường…Chúng ta nên kết hợp với cán bộ phụ trách Đoàn, Đội của nhà trường để tổ

chức cho học sinh tham gia các hoạt động gắn liền với Di sản địa phương. Thông qua

các hoạt động này học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập,

nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập, khả năng giao tiếp, khả năng tổ

chức….

VD: Để tiến tới chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam chúng ta có thể

cho các em học sinh tham quan Đình Sen ( Nghĩa Đồng – nơi chi bộ đầu tiên của

huyện Tân Kỳ được thành lập) sau đó yêu cầu các em viết bài báo cáo về vai trò của tổ chức Đảng.

2.5.2. V phương pháp:

Trong đổi mới phương pháp giáo dục phải luôn đề cao vai trò hoạt động, chủ động của học sinh. Đó là dạy học theo hướng “phát huy tính tích cc, ch động, sáng to của người hc”.

Theo từ điển tiếng Việt tích cực là “Chủ động, hướng hoạt động” nhằm tạo ra

những thay đổi, phát triển “hăng hái, năng nổ với công việc”. Theo các nhà giáo dục học “Tích cực hóa” là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của

44

người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm

kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.

Phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của

người học. Tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học dưới sự điều

khiển hướng dẫn, lãnh đạo của người dạy. Bởi vì phương pháp dạy chỉ đạobphương

pháp học. Nhưng thói quen học tập của học sinh cũng có ảnh hưởng tới phương pháp

dạy của thầy. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng phương pháp dạy hoạt động để dần

dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động, vừasức học sinh và nâng

dần từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác thầy trị, sự phối hợp hoạt động dạy và học thì mới thành cơng.

Dạy học tích cực hay các phương pháp tích cực có dấu hiệu đặc trưng là:

Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Một số phương pháp dạy học khi sử dụng Di sản:

* Trình bày miệng:

- Lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Việc trình bày miệng khơng chỉ giúp học sinh khơi phục hình ảnh về nội dung

bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày

những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tịi.

- Có nhiều cách trình bày miệng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích, * Sử dụng đồ dùng trực quan:

- Đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích văn hóa, di tích lịch sử và cách

mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử.

- Đồ dùng trực quan tạo hình: hình vẽ, phim ảnh,tranh ảnh…

- Sử dụng trao đổi, đàm thoại: Khi sử dụng tranh, ảnh về Di sản trong bài học, giáo

viên hướng dẫn học sinh quan sát, nêu câu hỏi gợi mở để học sinh tìm hiểu nội dung bài học, cuối cùng giáo viên đánh giá, chốt lại thành kiến thức.

- Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.VD: Sử dụng máy vi tính và phần mềm

Powerpoint góp phần đảm bảo tính trực quan trong dạy học.

45

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN Vận dụng các di sản văn hoá trên địa bàn Tân Kỳ vào dạy học địa lý THPT (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)