Chính trị của Mỹ
Quyền lực nhà nước Mỹ được xây dựng theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, quy định cơ chế phân quyền rõ ràng giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan trên hoạt động độc lập, nhưng vẫn phụ thuộc vào nhau, kiềm chế nhau.
Thể chế nhà nước Mỹ điển hình cho mơ hình cộng hịa tổng thống, thể hiện rõ nét cơ chế tập trung quyền hành pháp vào tay tổng thống. Tuy nhiên, tổng thống không nắm được quyền lực tuyệt đối, mà phải chia sẽ quyền lực với quốc hội và Tòa án tối cao.
Khác với hầu hết các nước khác, Hạ viện có quyền hơn Thượng viện, ở Mỹ duy trì chủ nghĩa lưỡng viện cân bằng: hai viện quốc hội có quyền lực ngang nhau
Khác với thể chế cộng hòa đại nghị, quốc hội bầu ra và có quyền bãi miễn Chính Phủ, tổng thống Mỹ do người dân bầu ra, có quyền lực bao trùm: nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền hành pháp. Vì vậy dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, lộng quyền của Tổng thống.
Nét đặc trưng trong hệ thống tư pháp Mỹ là khơng có Tịa Án Hiến Pháp. Chức năng đó thuộc về Tịa án Tối cao. Nó là thành trì cuối cùng bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, quyền lợi của giai cấp tư sản.
Trong nền chính trị Mỹ, chỉ những người có tiền mới có thể vươn tới nắm quyền lực. Vì vậy, thực chất thể chế này phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản mà thôi.
KẾT LUẬN
Việc khái quát và so sánh các điểm tương đồng và khác nhau ở thể chế chính trị ở các nước tìm ra các giá trị tích cực của mơ hình là rất khó vì bất cứ một mơ hình nào cũng có những hạn chế gắn liền với các mặt tích cực. Rõ ràng nhất là so sánh mơ hình thể chế chính trị của Hoa Kì và Liên Bang Nga. Dù rõ ràng cùng xuất phát từ một góc nhìn của thể chế chính trị thế giới nhưng mơ hình thể chế chính trị của Hoa Kì khác biệt rất nhiều so với Liên Bang Nga, không chỉ về sự tập trung quyền lực vào một người (Tổng thống), hay về mức độ độc lập giữa các nhánh quyền lực. Tuy nhiên cả hai mơ hình này đều được đánh giá là khá thành công cho đến thời điểm hiện tại.
Hơn thế nữa, các mơ hình được nghiên cứu đều là các mơ hình của các nước tư bản chủ nghĩa. Bản thân các nước tư bản chủ nghĩa đề cao việc sở hữu tư nhân, cạnh tranh tự do và đi cùng với nó là cả hệ thống pháp luật và các tổ chức đã có một lơgíc phát triển riêng. Trong thời kỳ hiện tại này, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới mỗi quốc gia luôn cố gắng xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị của mình để phát triển đất nước, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc của mình.