Từ khi có luật bảo vệ phát triển rừng năm 1991, nhà nước đã ban hành trên 150 văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm tạo khuôn khổ pháp lý và thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia QLBVR. Đối tượng điều chỉnh của các văn bản nói trên là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia vào lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên “cộng đồng”, do chưa được luật Dân sự năm 1995 thừa nhận là một tổ chức có tư cách pháp nhân nên khơng phải là đối tượng điều chỉnh các văn bản pháp luật nói trên. Tại Điều 9 Nghị định 17/HDBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) có quy định là làng bản còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật BV&PTR, mà không trái với những quy định của Luật BV&PTR và Luật Đất đai thì được xét cơng nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý và sử dụng. Như vậy, theo văn bản này nhà nước thừa nhận thôn bản là chủ rừng đối với rừng làng, rừng bản lâu đời nhưng trên thực tế chưa có quyết định giao rừng.
Báo cáo sơ kết 3 năm (1997 – 2000) của Chính phủ thực hiện chỉ thị 286 và 287 ngày 2 tháng 5 năm 1997 nêu rõ: Đổi mới và kiện toàn tổ chức kiểm lâm để tổ chức này
thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan thừa hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh chủ trương xã hội hố nghề rừng và cơng tác bảo vệ rừng ở địa phương. Tăng cường kiểm lâm phụ trách địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các ngành xây dựng kế hoạch, phương án tiếp tục và thường xuyên tổ chức thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, thực hiện việc xây dựng hương ước, quy ước về BV&PTR trong cộng đồng dân cư thôn bản, trong các doanh nghiệp, các tổ chức để mọi người cam kết chấp hành các quy định của nhà nước và bản thân trong việc BV&PTR [55].
Sự ra đời của Luật BV&PTR năm 2004, Luật Đất đai 2003, cùng một số văn bản pháp luật khác tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc huy động mọi lực lượng trong xã hội tham gia QLBVR, đẩy mạnh xã hội hố cơng tác bảo vệ rừng. Khoản 1 Điều 2 Luật BV&PTR và Điều 2 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 2006 quy định QLBVR là quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước; tổ chức; cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, hoặc đơn vị tương đương (cộng đồng dân cư thơn) hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức cá nhân nước ngồi có liên quan đến QLBVR.
Đặc biệt, Điều 29 và 30 Luật BV&PTR đã khẳng định thêm quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn trong việc giao rừng mà trước đó chưa có quy định rõ ràng. Cùng với Nghị định 29/CP ngày 11/5/1998 về quy chế thực hiện dân chủ xã, ghi rõ: “làng, bản khơng phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi sinh, sống của cộng đồng dân cư và là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp nhằm giải quyết một cách trực tiếp trong nội bộ dân cư”.
Thực hiện Nghị định trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/TTg ngày 19/6/1998 về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản; Chỉ thị số 52/CT ngày 07/05/2001 về đẩy mạnh và thực hiện quy ước BV&PTR trong cộng đồng dân cư làng, bản; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp; Thông tư số 62/2000/TT-BNN-TCĐC của Bộ NN&PTNN và Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và mơi trưịng.
Pháp luật hiện hành đã từng bước tạo hành lang pháp lý cho xã hội hố cơng tác bảo vệ rừng, với sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ rừng, làm cho rừng thực sự có chủ thơng qua chính sách giao đất, giao rừng, dần dần đảm bảo cho cuộc sống của cộng đồng dân cư có cuộc sống bớt khó khăn hơn, Bộ NN&PTNN quy định Quyết định số 32/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 về quy chế khai thác gỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Trên thực tế, sự ra đời của Luật Đất đai năm 2003, Luật BV&PTR năm 2004 đã huy động tổng hợp các ngành, các cấp, đồng thời nâng cao vai trò QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Sự tham gia của rộng rãi của cộng đồng và bảo vệ rừng như mặt trận Tổ quốc, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cộng đồng dân cư thơn, hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp. Sự tham gia của cộng đồng sẽ làm cho rừng gắn bó với cộng đồng và bảo vệ rừng trở thành hoạt động chủ động, tự giác vì lợi ích cộng đồng.
Việc quy định khốn bảo vệ rừng một cách linh hoạt gắn với chính sách hưởng lợi từ rừng, mở rộng hình thức và đổi mới phương thức thu hút vốn đầu tư trong xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của nhân dân vào bảo vệ rừng, tạo sức hấp dẫn để huy động vốn đầu tư từ nội lực cộng đồng và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này.
Các quyền và nghĩa vụ được quy định chi tiết cho từng loại chủ rừng và đối với từng loại rừng, giúp cho cơ quan quản lý minh bạch hơn, giảm sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan nhà nước vào hoạt động của chủ thể kinh tế, phát huy nguồn lực xã hội vào bảo vệ rừng, khơi dậy sự chủ động sáng tạo trong hoạt động bảo vệ rừng của chủ rừng và sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân vào QLBVR. Chủ rừng ngày càng có trách nhiệm đối với cơng tác bảo vệ rừng với cơ chế pháp luật rõ ràng hơn; người dân và cộng đồng không chỉ tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng mà đã có thái độ phản ứng mạnh mẽ trước hành vi phá hoại rừng, nhiều người đã dũng cảm tố cáo các vi phạm pháp luật, kể cả hành vi của một số cán bộ lãnh đạo ở địa phương.
Pháp luật hiện hành có vai trị quan trọng trong việc QLBVR, đặc biệt là giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia quan hệ bảo vệ rừng mà dân chủ và tính cơng bằng ngày càng được thực hiện tốt hơn, tạo điều kiện cho các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình thơng qua hình thức sử dụng pháp luật. Điều đó, địi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện nghiêm túc và đúng đắn quyền hạn và trách nhiệm của mình bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng.
Tuy nhiên, Luật BV&PTR ban hành gần một năm nay mà vẫn chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành, làm hạn chế việc thực hiện quy định về nhiệm vụ, trách nhiện và quyền hạn trong bảo vệ rừng của chủ rừng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân nên chưa được thực hiện đầy đủ trên thực tế.
Việc quy định về thẩm quyền của các cơ quan QLNN chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều hoạt động chậm, thậm chí bị ắch tắc như: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư, có nhiều ha rừng và đất rừng hiện nay vẫn chưa có chủ. Mặc dù vậy, việc thể chế hoá các quy định của pháp luật đã tăng cường sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào quản lý rừng và thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hố cơng tác bảo vệ rừng.
2.4. Thực trạng vai trò của pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng