II. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC KIỂM SỐ TQ TRÌNH CHUẨN BỊ
1. Hướng dẫn kiểm tra nguyên phụ liệu
1.1. Kiểm tra nguyên liệu
Nguyên liệu trước khi nhập kho chính thức sẽ trải qua q trình kiểm tra. Nguyên liệu được kiểm tra cả về số lượng và chất lượng. Kiểm tra nguyên liệu được thực hiện tại kho, khu vực kiểm tra phải được chiếu sáng tốt (ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn) và vệ sinh sạch sẽ.
* Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải
Nhập nguyên phụ liệu (kho tạm chứa) Phá kiện, đo, đếm
Kiểm tra Phân loại
Hàng hợp quy cách Hàng không hợp quy cách
- Nhân viên kiểm tra phải được đào tạo và nắm rõ qui trình kiểm tra vải đã được
phê duyệt, nắm rõ quy cách của nguyên liệu;
- Có đầy đủ các dụng cụ cần thiết, biên bản, thông tin cần thiết trước khi tiến hành kiểm tra;
- Phải vệ sinh sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh cuốn khơng được dơ, khơng có cạnh sắc);
- Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có hoạt động khơng.
Các dụng cụ cần chuẩn bị
- Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D 65 và TL 84;
- Dụng cụ bao gồm: Thước dây, kéo, dụng cụ đánh dấu lỗi (phấn, băng keo giấy, nhãn dán).
Các thơng tin, tài liệu cần có
- Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và biên bản ghi nhận; - Tổng số lượng vải, chi tiết số lượng từng màu;
- Bảng màu sản xuất cho từng mã hàng và từng màu (mỗi mẻ nhuộm nếu có thể) từ nhà cung cấp hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt. Mẫu vải này dùng để so sánh màu sắc, sự cảm nhận (bằng tay) và thẩm tra bề mặt;
- Số lượng tối đa/ tối thiểu của một cây vải (nếu có yêu cầu);
- Các biên bản kiểm tra xác nhận của nhà cung cấp (các thông tin này do phòng kinh doanh cung cấp).
1.1.1. Nội dung kiểm tra
a/ Kiểm tra đặc tính cấu trúc
Tiến hành so sánh bằng tay sự khác biệt giữa mẫu vải gốc và mẫu cắt ra về tính chất vải, cơ cấu sợi, tính chất co dãn (đàn hồi). Cách kiểm tra, dùng hai tay vò và kéo để cảm nhận sự khác biệt giữa hai miếng vải.
Ghi nhận sự khác biệt về màu sắc, thẩm mỹ của vải so với mẫu và thông báo cho khách hàng hoặc nhà cung cấp.
b/ Kiểm tra khổ vải
Khổ vải được xác định từ mốc lỗ kim bên trái sang mốc lỗ kim bên phải. Khổ vải phải được kiểm tra ít nhất 3 lần trên một cây tại 3 vị trí: Đầu cây, giữa cây và cuối cây. Nếu 3 lần đo có giá trị khác nhau, cần đo nhiều lần và lấy giá trị nhỏ nhất.
Để tiến hành đo khổ vải cần sử dụng thước cây để tránh sự co giãn, thước có chiều dài lớn hơn khổ vải, chữ số rõ ràng, đặt thước vng góc chiều dài cây vải. Trong q trình đo (kiểm tra thủ cơng) mặt vải phải thẳng, không nhăn.
Ghi kết quả kiểm tra vào biên bản, nếu khổ vải thực tế nhỏ hơn khổ vải yêu cầu phải báo cho phòng kỹ thuật và phịng kinh doanh.
Lưu ý:
- Đối với vải in bơng: Phần vải được in bông, in màu là khổ thực tế.
- Đối với vải trơn: Phần khổ vải thực tế giới hạn trong 2 biên có lỗ kim.
- Đối với vải in lưới hoặc ren: Khổ vải sử dụng là phần ren và lưới chính (trừ biên dệt không giống ren và lưới).
- Đối với các loại vải in sọc, dệt sọc, in hoa theo chu kỳ thì cần báo thêm số liệu về chu kỳ ngang, dọc để tiện việc giác sơ đồ.
c/ Kiểm tra số lượng
- Kiểm vải bằng máy soi: Kiểm tra chiều dài cây vải theo đồng hồ đo gắn trên máy. Ghi nhận chiều dài cây vải theo tem và chiều dài thực tế đo được vào biên bản kiểm tra. So sánh số lượng thực tế đo được và số lượng ghi trên tem, list; nếu số lượng vải thiếu hụt trên 3% phải tiến hành báo cho phòng kinh doanh;
- Kiểm tra bằng bàn trải: Căn cứ vào chiều dài bàn trải và số lần trải để xác định
số lượng của cây vải (m);
- Dùng phương pháp cân trọng lượng để xác định số lượng theo khối lượng (kg) đối với các loại vải có tính chất co dãn nhiều hoặc có các tính chất khác mà khơng thể đo trên máy.
d/ Kiểm tra chất lượng
- Kiểm tra màu sắc: Cắt một đoạn vải dài 50 cm, ngang hết khổ bất kỳ của 1 cây vải (theo từng màu) trong lô vải cần kiểm tra, đem so sánh với màu sắc của mẫu vải gốc dưới hộp đèn với ít nhất hai nguồn sáng.
- Kiểm tra cấu trúc: Kiểm tra sự khác biệt về cơ cấu sợi dệt, độ co giãn giữa mẫu
vải và mẫu vải gốc. Nếu có sự khác biệt về màu sắc và cấu trúc nhân viên kiểm tra ghi nhận và báo cho bộ phận theo dõi đơn hàng làm việc với nhà cung cấp hoặc đại diện
khách hàng (gia công).
- Kiểm tra canh sợi: Dùng tay xé bỏ đầu cuộn vải theo khổ với chiều dài khoảng
10 cm để lấy canh sợi chuẩn, gập đôi khổ vải sao cho hai biên bằng mép sau đó đo độ lệch của canh sợi.
- Kiểm tra độ khác màu: Mỗi mẻ nhuộm chọn một cây vải để kiểm tra, phải kiểm
tra 3 lần trên một cuộn vải: đầu cuộn, giữa cuộn, cuối cuộn.
* Cách kiểm tra độ khác màu của đầu và cuối cuộn:
- Xé lấy hết khổ đầu và cuối cuộn với chiều dài tối thiểu bằng 15 cm và đảm bảo
không bị dơ.
- Dùng mắt thường hoặc sử dụng máy soi màu để so sánh mức độ khác nhau giữa
các miếng vải đầu cây, giữa cây, cuối cây: Biên trái – giữa – biên phải.
* Cách kiểm tra độ khác màu của giữa cuộn:
- Kiểm tra độ khác màu giữa hai biên vải với khoảng giữa khổ vải. - Kéo sát hai biên vải với nhau để kiểm tra độ khác màu giữa hai biên.
Nếu phát hiện khác màu, nhân viên kiểm tra phải để riêng mẻ nhuộm, sau đó tiến hành kiểm tra tồn bộ các cây vải của mẻ nhuộm đó. Lấy miếng vải gốc so sánh với giữa cuộn vải và cuối cuộn vải để xem xét sự khác biệt về màu sắc. Nhân viên kiểm tra phải ghi và đính kèm vào miếng vải mẫu các chi tiết sau: Nhà cung cấp, tên xí nghiệp sản xuất, tên hay mã (code) màu, loại vải, số mẻ nhuộm, ngày nhận, ngày kiểm.
Các trường hợp có sự khác màu cần báo ngay cho bộ phận theo dõi đơn hàng để xử lý. Tùy thuộc vào mức độ loang màu có thể đi sơ đồ cụm hoặc gửi trả nguyên liệu cho nhà cung cấp nhuộm lạị.
- Kiểm tra loang màu
+ Kiểm tra loang màu trong cuộn: Kiểm tra độ khác màu giữa hai bên sườn (từ biên vào), giữa sườn với trung tâm (giữa khổ vải) và giữa đầu này với đầu kia của cây vải. Cắt đầu khúc dài 30 cm ngang hết khổ cho từng màu vải, ghi các thông tin vào mảnh vải: lô vải, khách hàng. Cắt mảnh vải chia đều bốn phần đánh dấu thứ tự trên mặt phải vải từ trái qua phải từ 1, 2, 3, 4 (Hình 2.2).
Hình 2.2. Minh họa cắt vải chia 4 phần
Tiến hành may ráp mặt úp mặt theo trình tự 2, 4, 3, 1 (Hình 2.3)
Hình 2.3. Minh họa may ráp 4 phần vải
Sau đó kiểm tra bằng mắt thường hoặc đưa vào hộp đèn để kiểm tra độ khác màu.
+ Kiểm tra độ khác màu giữa hai biên và trung tâm lá vải, giữa biên trái và biên
phải: để nguyên đầu khúc 30 cm, may nối biên với biên hoặc biên với giữa khổ vải. Báo cáo tông màu trong cuộn cho những cuộn vải đã kiểm tra để xem xét vấn đề khác màu trong từng cuộn vải. Sau khi kiểm tra về màu sắc, cấu trúc mới tiến hành kiểm tra trên máy soi vải.
- Kiểm tra trên máy soi vải: Cây vải sau khi được kiểm tra về màu sắc và cấu trúc thì tiến hành kiểm tra trên máy soi vải để phát hiện các lỗi. Các lỗi này phải được nhân
3 1 4 2 3 4 2 1
viên kiểm tra vải đánh dấu, kết luận về việc chấp nhận hoặc loại bỏ và ghi nhận vào biên bản kiểm tra. Nhân viên kiểm tra vải phải xác định được mặt phải và mặt trái của vải. Khi kiểm tra phải luôn luôn kiểm tra mặt phải của vải.
Thực hiện kiểm tra các loại ngun liệu chính, phối, lót (trừ thun, nỉ). Sử dụng máy kiểm vải để kiểm tra cả cuộn vải, dựa theo hệ thống 4 điểm (xem bảng 2.1) hoặc 10 điểm (xem bảng 2.3) để tính điểm lỗi, nhân viên kiểm ghi chú tất cả lỗi trong báo cáo kiểm vải. Nhân viên kiểm tra cho máy chạy với tốc độ khoảng 25 đến 30 mét mỗi phút tiến hành quan sát toàn bộ bề mặt vải, đánh dấu các lỗi được phát hiện bằng phấn, băng keo hoặc nhãn đánh dấu lỗi.
Bảng 2.1.Hệ thống 4 điểm
Mức độ lỗi Điểm phạt
Các lỗi có chiều dài đến 3 inch 1
Các lỗi có chiều dài đến 6 inch 2
Các lỗi có chiều dài đến 9 inch 3
Các lỗi có chiều dài trên 9 inch - 1yard 4
Các lỗi tiếp diễn trên 1 yard 4
Mỗi lỗi thủng, rách, mất sợi hay sợi màu dù lớn hay nhỏ 4
Lưu ý:
- Tất cả các lỗi đều được quy ra điểm. Các lỗi chập sợi (dù mỏng hay dày) đều phải đánh lỗi, trừ khi do tính chất của vải.
- Lỗi ngang hay dọc đều được tính cùng điểm theo chiều dài lỗi.
- 1 yard ~ (0.914 m) chiều dài khơng được tính q 4 điểm.
- Các dạng lỗi khác ngoài các lỗi trên, mỗi lỗi tính 1 điểm Mức độ chấp nhận điểm thể hiện trong bảng 2. 2
Bảng 2.2. Mức độ chấp nhận điểm
Số điểm Đối với từng cuộn vải Đối với cả lô
Số điểm trên 100 yds2 30 – 50 25 - 40
Số điểm trên 100 m2 31 – 60 26 - 45
Mức độ chấp nhận điểm theo cuộn hay theo lơ, số điểm chấp nhận nhiều hay ít cịn thay đổi tùy thuộc vào kết quả đàm phán giữa nhà máy và khách hàng.
Bảng 2.3. Hệ thống 10 điểm
Lỗi dọc Điểm phạt
Lỗi dưới 1 inch 1
Các lỗi từ 5 - 10 inch 5
Các lỗi từ 10 - 36 inch 10
Các lỗi tiếp diễn trên 1 yard 10
Lỗi ngang Điểm phạt
Lỗi dưới 1 inch 1
Các lỗi từ 1 – 5 inch 3
Các lỗi từ 5 - 1/2 khổ 5
Các lỗi từ ½ khổ đến ngang khổ 10
Chuẩn chấp nhận
- Nếu số điểm đếm được trong cây vải không vượt quá số yard (chiều dài) trong cây thì cây vải đó được chấp nhận (loại một);
- Nếu số điểm đếm được trong cây vải vượt quá số yard (chiều dài) trong cây thì
cây vải đó khơng được chấp nhận (loại hai).
Các lỗi không chấp nhận
- Vải xéo canh (cong hình cung hay chữ S) đều khơng được chấp nhận nếu vượt
quá dung sai cho phép;
- Vị trí và mức độ thường xuyên của các lỗi chạy ngang khổ trong một cây vải do
công ty và người cung cấp xác định để liệt vào vải loại 2;
- Cuộn vải không được coi là chất lượng loại một khi 1 hay 2 biên vải dãn hoặc co khiến cho vải không được trải thẳng trên bàn, hoặc có lỗi gợn sóng, nhăn, gãy nếp trong lịng cây vải;
- Các cây vải có chiều dài dưới 33 yard sẽ khơng được tính là vải có chất lượng loại một kể cả cây vải đó đủ điểm để đạt tiêu chuẩn loại một trừ khi trong hợp đồng có quy định như vậy;
- Các cuộn có nhiều hơn một lần nối trong cây không được xem là chất lượng loại một.
Ghi nhận các lỗi phát hiện được trong quá trình kiểm tra vào biên bản kiểm tra, tính tổng số điểm và kết luận theo từng cây vải hoặc lô hàng. Dựa vào kết quả kiểm vải để đưa ra quyết định sử dụng vải.
1.1.2. Các lỗi thường gặp khi kiểm tra
a/ Phân theo cơ cấu
- Về sợi: Lỗi sợi, sợi không đều (dày, mỏng), sợi màu, chập sợi, gút sợi, sợi ngang không săn ...;
- Lỗivề cấu trúc: Sót sợi, lủng lỗ, vết lằn, đường sọc vải, gút sợi, lỗi dệt…;
- Lỗi hồn tất: Sợi xiên hoặc vịng cung, nếp gấp, nhăn, vết xước, rách, lủng, rách biên;
- Lỗi vệ sinh: Vết dầu mỡ, vết bẩn, loang do ẩm, các lỗi khác. b/ Phân theo tính chất
- Lỗi chính: Là các lỗi nếu phát hiện trên các sản phẩm cuối cùng thì các sản phẩm này sẽ bị loại bỏ hoặc phải hạ loại;
- Lỗi phụ: Là các lỗi nếu phát hiện trên thành phẩm không dẫn tới việc phải hạ loại hoặc loại bỏ sản phẩm đó.
Việc chấp nhận một số lỗi do vải để sản xuất được khách hàng ký duyệt kèm theo mẫu lỗi. Trong q trình sản xuất bộ phận kiểm vải khơng đánh dấu vào những lỗi được duyệt nhằm đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm. Các dạng lỗi được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Phân loại lỗi chính, lỗi phụ
Dạng lỗi Mơ tả Lỗi chính Lỗi phụ
Dơ do dầu, vết dấu
Các điểm có thể phân biệt được từ khoảng cách 1m
X
Các điểm có cỡ bằng đầu bút chì trở lên và khơng thể tẩy được
X Các chấm dầu lặp đi, lặp lại hoặc với
nhiều hơn 3 chấm trong cùng 1 sản phẩm
X
Các điểm nhỏ hơn 1/8 inch X
Các điểm có thể được tẩy sạch hoàn tồn mà khơng ảnh hưởng tới bề mặt vải
X
Các điểm dơ rất nhỏ ở mặt sau và không nằm trên bề mặt X Lỗi do vải dệt thoi Điểm thắt nút do sợi bị thắt nút X Co giãn biên X Mất sợi X
Lẫn trong sợi (nhiều hoặc khác màu) X
Lẫn trong sợi (1 phần của sợi và ngắn) X
Lẫn sợi khác (gây khác màu hoặc khác biệt cấu trúc)
X
Dày sợi (dài và dày) X
Dày sợi (ngắn và mỏng) X
Giật biên (nếu co rút tới lòng vải) X
vải) Gút sợi X Sọc vải X Thưa sợi X Vỡ sợi X Lủng lỗ X Lỗi do vải dệt kim Sọc ngang Mắt chim (2 lỗ cạnh nhau) X Lỗi dệt X Mất sợi X Lủng lỗ X Đứt sợi X Lẫn sợi X
Dày sợi (dài và dày) X
Dày sợi (ngắn và mỏng) X Lỗi nhuộm và hoàn tất Lệch canh (>3% so với khổ) X Khác màu (từ độ 4 trở xuống) X Khác màu (từ độ 4 trở lên) X Đốm màu, vệt màu X
Nếp gấp, nhăn (ủi không ra) X
Sọc nhuộm X
Rách biên X
Ố X