0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN POTX (Trang 50 -115 )

3. Yêu cầu

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu tình hình sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa của một số giống Lily nhập nội từ Hà Lan.

2.2.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ trồng tới sinh trƣởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lƣợng của giống Sorbonne tại Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ đối với sinh trƣởng và phát triển của giống Lily Sorbonne.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu tình hình sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa của một số giống Lily tại Ba Bể- Bắc Kạn

- Thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại: + Công thức 1: giống Yelloween. + Công thức 2: giống Starfighter. + Công thức 3: giống Sorbonne. - Mật độ và khoảng cách:

Mật độ: 25 củ/1m2.

Khoảng cách: 20cmx20cm.

(Số lượng củ giống: trồng 225 củ/công thức. Tổng số củ thí nghiệm là: 675 củ).

+ Diện tích thí nghiệm: 32,4m2, mỗi ô thí nghiệm 3,6 m2. - Thời vụ: Vụ Đông Xuân năm 2006, trồng ngày: 8/11/2006.

- Chế độ bón phân và kỹ thuật chăm sóc: Tuân theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội.

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên nền đất dốc tụ: N=0,23%, P2O5=0,14%, K2O=0,30%, mùn: 2,47%(Nông Thế Diễn, 2006)[6].

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[15].

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ trồng tới sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa của giống Sorbonne tại Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn

- Thí nghiệm gồm 3 công thức, trồng thời điểm để hoa có thể nở vào các ngày lễ, tết (20/11, tết Nguyên đán, ngày 8/3):

+ Công thức 1: Trồng 8/11/2006, dự kiến thu hoạch vào dịp 8/3/2007. +Công thức 2: Trồng 8/9/2007 dự kiến thu hoạch vào 20/11/2007.

+Công thức 3. Trồng 8/10/2007 (ngày 28/8/2007 âm lịch), dự kiến thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán 2008.

- Mật độ và khoảng cách: Mật độ: 25 củ/m2.

Khoảng cách: 20cmx20cm.

(Số lượng củ giống: trồng 225 củ/công thức. Tổng số củ thí nghiệm là: 675 củ).

+ Diện tích thí nghiệm: 32,4m2, mỗi ô thí nghiệm 3,6 m2.

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên nền đất dốc tụ: N=0,23%, P2O5=0,14%, K2O=0,30%, mùn: 2,47% (Nông Thế Diễn, 2006)[6].

- Chế độ bón phân và kỹ thuật chăm sóc: Tuân theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội.

+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[15].

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng mật độ trồng tới sự sinh trƣởng và phát triển của giống hoa Lily Sorbonne tại Ba Bể Bắc Kạn

- Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại:

+ Công thức 1 : Mật độ 44 củ/m2 (khoảng cách: 15cmx15cm). + Công thức 2: Mật độ 33 củ/m2 (khoảng cách: 15cmx20cm). + Công thức 3: Mật độ 25 củ/m2 (khoảng cách: 20cmx20cm). + Công thức 4: Mật độ 20 củ/m2 (khoảng cách: 20cmx25cm).

(Số lượng củ Công thức 1: 396củ, Công thức 2: 297củ, Công thức 3: 225củ, Công thức 4: 180 củ).

- Diện tích thí nghiệm 43,2m2. Mỗi ô thí nghiệm 3,6m2.

- Đất thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên nền đất dốc tụ: N=0,23%, P2O5=0,14%, K2O=0,30%, mùn: 2,47% (Nông Thế Diễn, 2006)[6].

- Thời vụ trồng: ngày 8/10/2007 dự kiến hoa nở vào dịp tết Nguyên đán năm 2008.

- Quy trình trồng và chăm sóc được tiến hành theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[9].

- Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại (Đỗ Thị Ngọc Oanh và CS, 2004)[15].

2.3.4. Xây dựng mô hình trồng hoa lily tại tỉnh Bắc Kạn

- Xây dựng mô hình trồng hoa Lily với diện tích 400m2: theo dõi đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đánh giá hiệu quả kinh tế.

2.3.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

2.3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi

a. Khả năng sinh trưởng và phát triển

- Theo dõi tỉ lệ nảy mầm của các giống (%) + Theo dõi số củ nảy mầm.

Tỷ lệ nảy mầm (%) =

Số củ nảy mầm

x 100 Số củ trồng

+ Theo dõi sức nảy mầm của giống: sau trồng 3, ngày, 5 ngày, 7 ngày và 10 ngày.

- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của giống Lily thí nghiệm

+ Theo dõi động thái ra lá của cây: đếm số lá ra trên một thân của cây (lá/ thân).

+ Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (cm).

+ Theo dõi chiều cao cây cuối cùng: đo thời điểm hoa chuẩn bị thu hoạch.

+ Theo dõi đường kính thân cuối cùng (cách gốc 10 cm) (cm). + Tỷ lệ hoa bị thui/cây (%).

+ Tỷ lệ lá bị biến dạng/cây (%)

+ Thân : màu sắc, đường kính, chiều dài thân.

+ Lá : Màu sắc, hình dáng, chiều dài, chiều rộng; đo 30 lá, tính trung bình.

+ Hoa : Màu sắc, mép hoa, cánh hoa, đường kính hoa, hương thơm. b.Chất lượng của giống hoa

- Số hoa trên cây, đường kính nụ hoa ở thời điểm hoa chuẩn bị nở (cm), chiều cao nụ hoa ở thời điểm hoa chuẩn bị nở (cm): mỗi công thức đếm 30 cây (hoa/cây).

- Ngày ra nụ: theo dõi từ ngày trồng đến 10%, 50%, 80% số cây ra nụ của từng công thức.

- Theo dõi thời gian nụ có màu từ trồng đến 10%, 50%, 80% số cây nụ đã có màu.

- Ngày hoa thứ nhất nở hoàn toàn: theo dõi từ ngày trồng đến 10%, 50%, 80% cây có hoa thứ nhất nở hoàn toàn.

- Theo dõi độ bền hoa cắt (ngày): khi hoa đầu tiên hé nở, cắt vào cắm trong lọ nước sạch mỗi ngày thay nước một lần, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn (hoa cuối cùng).

- Theo dõi độ bền hoa tại vườn: xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn (ngày cuối cùng).

c. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại

- Theo dõi chủng loại sâu bệnh với tỷ lệ và mức độ hại theo phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật (Viện bảo vệ thực vật, 1997, 1999, 2000)[22], [23], [24].

- Đánh giá mức độ sâu bệnh hại theo các mức độ sau:

Đối với sâu (rệp): đánh giá theo 4 mức độ:

* Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) ** Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)

**** Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân)

Đối với bệnh: đánh giá theo 4 mức độ: + Mức độ nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%)

++ Mức độ trung bình (tỷ lệ bệnh 10-25%) +++ Mức độ nặng (tỷ lệ bệnh 26-50%) ++++ Mức độ rất nặng (tỷ lệ bệnh trên 50%) d. Hiệu quả kinh tế

Cách tính:

- Tổng thu trên đơn vị diện tích. - Tổng chi trên đơn vị diện tích.

- Thu nhập hỗn hợp = Tổng thu - Tổng chi (không bao gồm công lao động của người dân)

- Lãi thuần = Thu nhập hỗn hợp-Chi phí lao động

- Hiệu quả kinh tế = Thu nhập hỗn hợp/Tổng chi (không bao gồm công lao động)

2.3.5.2. Phương pháp theo dõi

- Định cây theo dõi 10 cây/1 ô thí nghiệm, định kỳ theo dõi 10 ngày/1 lần.

- Đối với sâu bệnh hại định kỳ điều tra 7 ngày/lần lấy 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, theo phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật của Viện bảo vệ thực vật (Viện bảo vệ thực vật, 1997,1999, 2000)[22],[23],[24].

- Phương pháp theo dõi: sử dụng phương pháp thống kê, như: đo, đếm, ghi chép...

- Điều kiện thí nghiệm: Kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh và các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện trên các giống và các thời vụ là đồng nhất như nhau.

2.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thu được xử lý thống kê toán học excell (Lê Thanh Dũng, 2004)[8] và phần mềm IRRISTAT (Phạm Tiến Dũng, 2002)[7].

2.3.7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2.3.7.1.Nghiên cứu về giống

- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng phát triển của 3 giống Lily: Sorbonne, Yelloween và Starfighter.

2.3.7.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống Sorbonne.

- Nghiên cứu mật độ trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của giống Sorbonne.

PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa của một số giống Lily tại Ba Bể-Bắc Kạn

3.1.1. Tình hình sinh trƣởng và phát triển của các giống Lily

Sinh trưởng và phát triển của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Củ Lily trồng dưới đất thường sau khoảng 1-2 tuần sẽ nảy mầm, trong trường hợp xử lý không đầy đủ hoặc gặp trời lạnh thời gian nảy mầm có thể kéo dài 5 tuần. Từ khi trồng đến khi ra nụ khoảng 6-9 tuần. Từ khi ra nụ đến nở hoa khoảng 4-7 tuần. Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau.

3.1.1.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống Lily

Tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc nhiều vào chất lượng của củ giống và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất.

Thông thường, sau trồng 5-7 ngày thì củ giống Lily mọc lên khỏi mặt đất.

Theo dõi nảy mầm của 3 giống thí nghiệm thấy rằng: sức nảy mầm của giống Sorbonne là mạnh nhất, sau trồng 4 ngày đã nảy mầm (21,3%), thời gian nảy mầm kết thúc sau 8 ngày. Giống Starfighter có sức nảy mầm yếu nhất sau trồng 6 ngày mới nảy mầm (29,8%) và kéo dài sau trồng 14 ngày mới kết thúc nảy mầm. Giống Yelloween sau trồng 4 ngày có tỷ lệ nảy mầm là 9,3 %, thời gian nảy mầm là 10 ngày.

Tỷ lệ mọc mầm của các giống thí nghiệm tương đối cao đều đạt trên 95 %. Tuy nhiên, có sự khác nhau về tỷ lệ mọc giữa các giống, giống Sorbonne có tỷ lệ mọc cao nhất đạt 98,2%, giống Starfighter có tỷ lệ mọc thấp nhất là 95,5%. Kết quả mọc mầm của các giống thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1 như sau:

Bảng 3. 1. Tỉ lệ mọc mầm của các giống Lily

Giống Sau 4 ngày (%) Sau 6 ngày (%) Sau 8 ngày (%) Sau 10 ngày (%) Sau 14 ngày (%) Số củ trồng (củ) Số củ nẩy mầm (Củ) Tỉ lệ (%) Yelloween 9,3 70,2 93,8 97,3 97,3 225 219 97,3 Starfighter - 29,8 64,4 88,9 95,5 225 215 95,5 Sorbonne 21,3 82,6 98,2 98,2 98,2 225 221 98,2

4.1.1.2. Động thái ra lá của 3 giống Lily

Sau trồng 30-60 ngày động thái ra lá của cả 3 giống thí nghiệm đều tăng nhanh, sau đó có xu hướng giảm dần và đạt số lá tối đa sau 80 ngày đối với giống Yelloween và giống Sorbonne, còn giống Starfighter số lá đạt tối đa sau 90 ngày. Giống Yelloween có động thái ra lá mạnh nhất và có số lá trung bình nhiều nhất, trung bình đạt 103,6 lá. Giống Sorbonne có động thái ra lá khá, số lá bình quân trên 1 cây là 61,6 lá. Giống Starfighter có động thái ra lá chậm nhất, cũng là giống có số lá trên cây bình quân thấp nhất chỉ đạt 51,9 lá (Bảng 3.2 và Đồ thị 3.1).

Bảng 3. 2. Số lá và động thái ra lá của các giống Lily Chỉ tiêu Giống Động thái ra lá (lá) Sau 30 ngày Sau 40 ngày Sau 50 ngày Sau 60 ngày Sau 70 ngày Sau 80 ngày Sau 90 ngày Tổng số lá

Yelloween 37,2 60,6 81,1 88,7 92,3 103,7 103, 7 103, 7 Starfighter 22,4 32,6 39,2 42,5 44,5 47,2 51,9 51,9 Sorbonne 31,3 42,7 51,1 54,6 57,6 61,6 61,6 61,6 LSD05 8,6 CV% 5,3

Đồ thị 3. 1. Động thái ra lá của các giống Lily

Như vậy, số lá bình quân/cây của 3 giống thí nghiệm có sự khác nhau chắc chắn với mức ý nghĩa 95%. Số lá bình quân/cây của các giống biến động từ 51,9-103,6 lá.

Lily là loài hoa cắt, số lá nhiều hay ít trên một thân ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ, do đó một phần ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Lá quá thưa như giống Starfighter hoặc lá quá dày như giống Yelloween làm cho cành hoa không cân đối, hình thức xấu. Mặt khác nếu lá quá rậm rạp cây dễ bị sâu bệnh hại. Trong 3 giống thí nghiệm giống Sorbonne có số lá 61,6lá/cây là phù hợp.

3.1.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống là khác nhau: tăng trưởng chiều cao cây mạnh nhất là giống Yelloween, giống này có chiều cao

0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 Sa u 30 n y Sa u 40 n y Sa u 50 n y Sa u 60 n y Sa u 70 ng ày Sa u 80 n y Sa u 90 n y Tổng số l á Động thái ra lá (lá) Ngày Số l á Yelloween Starfighter Sorbonne

cây ở thời điểm thu hoạch cao nhất, trung bình đạt 117,6 cm (tại Hà Lan chiều cao cây là 120cm).

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Starfighter chậm nhất, đây cũng là giống có chiều cao cây trung bình ở thời điểm thu hoạch thấp nhất, chỉ đạt 78,6 cm, thấp hơn nhiều so với nguồn gốc tại Hà Lan (chiều cao cây tại Hà Lan từ 95-100cm).

Giống Sorbonne có chiều cao cây trung bình ở thời điểm thu hoạch đạt 102,1 cm, so với nguồn gốc sản xuất tại Hà Lan thì chiều cao cây là tương đương (ở Hà Lan chiều cao cây trung bình của giống này là 100cm). Đây là chiều cao phù hợp trong sản xuất hoa cắt.

Kết quả theo dõi cho thấy: các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau chắc chắn, với mức ý nghĩa 95%.

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây được trình bày ở Bảng 3.3 và Đồ thị 3.2 như sau:

Bảng 3. 3. Chiều cao và động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các giống Lily

Chỉ tiêu

Giống

Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) Sau 30 ngày Sau 40 ngày Sau 50 ngày Sau 60 ngày Sau 70 ngày Sau 80 ngày Sau 90 ngày Chiều cao cây (cm) Yelloween 38,6 57,3 72,1 81,6 94,4 98,2 110,8 117,6 Starfighter 21,5 32,5 38,1 44,2 54,8 66,7 72,2 78,7 Sorbonne 32,6 49,4 60,4 68,4 86,1 92,8 96,9 102,1 LSD05 12,5 CV% 5,5

Đồ thị 3. 2. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây các giống Lily

Chiều cao cây quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến giá trị thương mại và thẩm mỹ của hoa Lily.

Cây quá cao như giống Yelloween làm cho cây dễ bị cong queo hoặc gây đổ làm giảm chất lượng của hoa. Nhưng cây thấp như giống Starfighter sẽ khó khăn khi tiêu thụ trên thị trường làm hoa cắt vì khi làm hoa cắt cành, cành hoa ngắn không đủ tiêu chuẩn, do đó hiệu quả kinh tế thấp.

3.1.2. Một số đặc điểm hình thái

Các đặc điểm thực vật học do di truyền của giống quy định, tuy nhiên khi thay đổi điều kiện môi trường sống, đặc điểm thực vật của chúng có thể bị thay đổi phần nào. Do đó, đặc điểm thực vật của giống ở mỗi vùng thể hiện khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống ở vùng đó.

So sánh với nguồn gốc tại Hà Lan, 3 giống Lily thử nghiệm vẫn duy trì được những đặc tính cơ bản của giống. Tuy nhiên, cũng có một số thay đổi nhất định về mặt hình thái so với nguồn gốc tại Hà Lan, như : chiều cao cây, màu sắc thân lá, hoa, số hoa trên cây, đường kính hoa, tốc độ sinh trưởng và thời gian sinh trưởng....nhất là giống Starfighter. Sự thay đổi này là do điều kiện sinh thái ở Đồn Đèn huyện Ba Bể và Hà Lan có sự khác nhau.

0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 140,0 Sa u 30 n y Sa u 40 n y Sa u 50 n y Sa u 60 n y Sa u 70 ng ày Sa u 80 n y Sa u 90 n y Chi ều c ao

Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm)

Ngày Ch iều cao c ây Yelloween Starfighter Sorbonne

Đường kính thân (cách gốc 10 cm) của giống Lily Sorbonne lớn nhất đạt 1,5 cm, và có sự khác biệt chắc chắn so với giống Starfighter ở mức tin cậy 95%. Đường kính thân của giống Lily Starfighter là nhỏ nhất chỉ đạt 1,2 cm, tuy nhiên không có sự khác biệt với giống Yelloween với mức ý nghĩa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN POTX (Trang 50 -115 )

×