Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN potx (Trang 31 - 35)

3. Yêu cầu

1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới

1.4.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

Lily là loài hoa cắt được trồng rộng rãi trên thế giới (Beers.C.M, 2005)[28]. Hoa có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng, nhất là nhóm Lily thơm (L.longiflorum Thumb) được coi là biểu tượng của sự thanh khiết và lộng lẫy (Lê Quang Long và CS, 2006)[14]. Hiện nay, Lily đang là một trong sáu loài hoa cắt phổ biến, quan trọng nhất trên thế giới (De Hertogh & Le Nard, 1993)[34]. Mặc dù Lily mới được phát triển trong những năm gần đây, nhưng đã có thị trường tiêu thụ rộng lớn do đa dạng về chủng loại và số lượng các giống lai thương mại (De Hertogh, 1996)[35]. Lily có thể trồng làm hoa cắt, hoa trong chậu và hoa ngoài vườn (De Hertogh, 1996; Grassotti, 1996 ; Mynett, 1996) [35], [37], [41]. Tuy nhiên, hoa Lily được trồng nhiều ở một số nước, như : Hà Lan, Pháp, New Zealand, Mỹ, Chi Lê, Italia, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc...

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nƣớc trên thế giới (ha)

TT Nước Năm 1989-1990 Năm 1997-1998 Năm 1999-2001

1 Hà Lan 1200 4000 5000 2 Pháp 30 150 420 3 Canada và Mỹ 200 215 235 4 Nhật 370 350 360 5 Úc 50 350 400 6 Chi Lê 8 45 135 7 Hàn Quốc 131 209 250

(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005)

Hà Lan là nước đứng đầu trong các nước sản xuất hoa Lily về cả củ giống và hoa Lily thương phẩm. Lily là cây đứng thứ 5 trong các loài hoa cắt quan trọng của Hà Lan (Van Tuyl. J.M, 1996)[49]. Trong những năm gần đây diện tích trồng Lily của Hà Lan tăng nhanh chóng: từ 100 ha năm 1970 lên 4800ha năm 2000 (Van Tuyl. J.M, 2005)[48]. Phần lớn Lily được lai giống và sản xuất ở Hà Lan (Chi.H.S, 1999)[32]. Thông qua các chương trình nghiên

cứu, tạo giống tiên tiến: nuôi cấy mô tế bào trong ống nghiệm (In vitro), tạo giống đa bội thể, chuyển gen đã tạo ra nhiều giống mới có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, hoa đẹp, năng suất cao (Van Tuyl.J.M, 1996)[49]. Hàng năm, Hà Lan sản xuất được 11,8 tỷ cành hoa cắt, trong đó Lily chiếm 3,5% (Beers.C.M, Barba-Gonzalez.R, Van Silfhout.A.A, Ramanna.M.S, and Van Tuyl.J.M, 2005)[48]. Mỗi năm sản xuất 2,21 tỷ củ Lily giống, thì 2,11 tỷ củ (95,5%) được sử dụng làm hoa cắt, trong đó khoảng 0,41 tỷ củ (19,4%) được trồng ở trong nước, xuất khẩu sang các nước châu Âu 1 tỷ củ và các nước ngoài châu Âu 0,7tỷ củ (Buschman, 2005)[30]. Công nghệ sản xuất hoa Lily của Hà Lan tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất lớn, như nhà kính năm 2003 có tới 266ha (Jo Wijnands, 2005)[38]. Do đó, Hà Lan có thể sản xuất hoa Lily quanh năm, nên giá thành sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất, những nghiên cứu thấy rằng từ đời Đường người ta đã trồng Lily để lấy củ ăn như một món ăn sang trọng có lợi cho sức khoẻ (http://en.wikipedia.org)[56]. Hiện nay Trung Quốc có 46 loài 18 biến chủng Lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới (Zhao.X, 1996)[51]. Lily được phân bố ở khắp các vùng, đặc biệt là ở Sichuan, Yunnan, Xizang và Gansu; các giống trồng chính là: Navona, Acapulco, Elife, Lorian, Solemio, Pollyanna, Adelina, Akita, Her Grace, Jessica, Maremma, Amanda, Ankra, Apropas, Merostar, Wisdom, Snow Queen và White Satin (Yang Xiaohan, 1996)[50]. Nhiều giống Lily của Trung Quốc có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, như: L. legale, L.formosanum, L. subphureum với điều kiện nóng; L.henryi, L.davidii, L. sargentiae, L.leucanthum với điều kiện muối và kiềm; L.pulilum, L.concolor

với hạn hán; và L. dauricumL.distichum với điều kiện lạnh.

Hiện nay Trung Quốc tập trung nghiên cứu một số chủng L.regale, L.sulphureum, L.davidii L.lancifolium để đưa vào trồng trọt và đang thực

hiện chương trình bảo tồn các loài Lily độc, quý hiếm. Trong tương lai, nghiên cứu, bảo quản phát triển Lily bằng phương pháp mầm phôi, nguyên sinh chất sẽ được triển khai tại Trung Quốc (Zhao.X, 1996)[51].

Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập khẩu hoa giá trị khoảng 500 triệu USD. Hoa Lily đứng ở vị trí thứ tư trong các loài hoa ở Nhật. Hiện nay diện tích trồng hoa Lily của Nhật Bản khoảng 550ha (Okazaki.K, 1996)[47]. Lily phân bố ở nhiều vùng, mỗi vùng có những đặc trưng riêng: vùng Kagoshima sản xuất giống L.longiflorum, vùng Niigata và Hokkaido sản xuất giống lai châu Á, vùng Toyama sản xuất giống

speciosum, Giống Stargazer và Casa Blanca không những được ưa chuộng ở Nhật mà còn nổi tiếng trên thế giới. Sản xuất củ giống ở Nhật chủ yếu là loài

L.longiflorum với diện tích 180ha, cung cấp khoảng 20 triệu củ giống cho thị trường.

Năm 1928, Nhật Bản bắt đầu có những nghiên cứu đầu tiên về Lily, đó là nghiên cứu về lai giống giữa L.formosanumL.longiflorum. Sau đó mở rộng nghiên cứu ra nhiều lĩnh vực khác, như: giải quyết hiện tượng bất dục do lai xa khác loài, nuôi cấy mô, nuôi cấy noãn sào trong môi trường dinh dưỡng cơ bản - MS(Murashige and Skoog, 1962)[40].

Những năm gần đây Hàn Quốc là một nước phát triển nghề trồng hoa mạnh, xuất khẩu hoa lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Diện tích trồng hoa của Hàn Quốc vào khoảng 15.000ha, giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989. Lily là cây đứng thứ tư trong các cây hoa cắt ở Hàn Quốc (Kim.Y, 1996)[39]; năm 2003 Hàn Quốc xuất khẩu hoa Lily sang Nhật giá trị khoảng 10 triệu USD, nhập khẩu giống từ Hà Lan trị giá khoảng 4 triệu USD (Rhee, 2005)[43]. Hàn Quốc có 11 loài Lily nội địa, trong đó 8 loài

L.concolor var pulchellum, L.callosum, L.amabile, L.cernuum, L.lancifolium (L.tigrinum), L. leichtliniiuva maximowiczii, L.pumilumL. dauricum thuộc

nhóm Sinomartagon và 3 loài L.hansonii, L. tsingtauenseL.distichum

thuộc nhóm Martagon. Diện tích trồng Lily tăng, năm 1985: 32ha, năm 1992 là 223ha, trong đó giống L.longiflorum, chiếm 55%; lai châu Á và lai phương Đông chiếm 37%, 8% là các nhóm khác.

Từ đầu thập niên 1990 nghiên cứu sản xuất giống lai khác loài Lily đã được tiến hành ở Hàn Quốc (Rhee, 2002)[42]. Hiện nay Hàn Quốc đang tập trung nghiên cứu sản xuất giống sạch bệnh vi rút, nghiên cứu sản xuất kết hợp quản lý dịch hại, khắc phục bệnh sinh lý...để đưa vào trồng trọt.

Ở Italia diện tích trồng hoa cắt vào khoảng 8.000ha thu nhập hàng năm trên 1,1 tỷ USD. Lily là một loại cây hoa cắt có hiệu quả kinh tế cao, hoa Lily được trồng quanh năm (mùa xuân sản xuất trong nhà kính, mùa hè sản xuất ngoài trời), ở nhiều vùng, nhưng được trồng nhiều ở phía Nam Italia, diện tích trồng khoảng 280-300ha, thu nhập khoảng 71 triệu USD (Grassotti, 1996)[37]. Hiện nay, Italia vẫn phải nhập giống từ Hà Lan với giá trị khoảng 152 triệu USD mỗi năm, trong đó 70% là giống L.elegans, 20% là lai phương Đông và 10 % là giống thơm (longiflorum); do giá giống ngày càng tăng cao nên Italia đã khuyến khích các viện nghiên cứu và công ty hoa tư nhân nghiên cứu sản xuất củ giống.

Kênia là nước sản xuất hoa chủ yếu ở châu Phi và cũng là nước xuất khẩu hoa tươi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, Kênia có tới 3 vạn nông trường với hơn 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa Lily và hoa hồng. Mỗi năm xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó hoa Lily chiếm 35%.

Đài Loan là nước có công nghệ sản xuất hoa Lily cắt cành tiên tiến, trình độ canh tác cao, diện tích trồng hoa Lily khá lớn: năm 2001 có 490ha trồng Lily, giá trị xuất khẩu Lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.

Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước khác trên thế giới trồng Lily, như: Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Israel, Úc, Chi Lê, Mêhicô, Côlômbia, NewZeland, Thái Lan, Singapore, Ma lai xi a...

1.4.2.2. Một số đặc điểm chung của ngành sản xuất hoa trên thế giới

Đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất hoa tiên tiến trên thế giới là tạo lập cơ chế chính sách, đầu tư, hỗ trợ đồng bộ, thoả đáng, để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Có sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty tư nhân và người sản xuất. Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, các công ty tư nhân cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hoa.

Kỹ thuật sản xuất hoa nói chung, hoa Lily nói riêng ở trình độ cao, sản xuất trong điều kiện được bảo vệ, nhà kính là chính (ở Israel 100% diện tích trồng hoa được bảo vệ); do đó có khả năng điều khiển chế độ nhiệt, ẩm độ không khí, dinh dưỡng, ánh sáng theo yêu cầu từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây hoa, nên chất lượng hoa cao.

Có sự gắn kết giữa nghiên cứu sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Vì vậy, nghề trồng hoa của các nước tiên tiến trên thế giới có tính rủi ro thấp hơn, hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN potx (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)