Các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 docx (Trang 48 - 114)

Về huy động vốn:

Huy động vốn bao gồm việc nhận tiền gửi bằng tiền đồng và ngoại tệ cũng nhƣ phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn. Đến cuối năm 2009 huy động vốn đạt mức 187.280 tỷ đồng, tăng 34,29% so với năm 2008.

- 37 -

BẢNG 2.11 NGUỒN HUY ĐỘNG BIDV TỪ 2004 – 2009

Đơn vị: Tỷ Đồng, % TT Khoản mục 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nguồn vốn huy động 67.262 87.026 116.862 135.336 163.397 187.280 1 Phân theo khách hàng + TCKT 46,90% 49,52% 54,84% 55,65% 54,01% 47,95% + Dân cƣ 53,10% 50,48% 45,16% 44,65% 45,99% 52,05% 2 Phân theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 26,31% 23,97% 26,99% 31,53% 26,3% 27,5% + Có kỳ hạn 73,69% 76,03% 73,01% 68,47% 73,7% 72,5%

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV – 2005 đến 2009 )

Qua bảng thống kê trên cho thấy huy động vốn qua các năm có bƣớc cải thiện tích cực. Đặc biệt, huy động vốn từ khu vực dân cƣ năm 2009 chiếm 52,05% tổng huy động, là nguồn vốn ổn định và quan trọng đối với hoạt động của BIDV. Nguồn vốn có kỳ hạn cũng thể hiện sự ổn định ở mức bình quân 72,5% tổng nguồn huy động.

* Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác huy động vốn dân cƣ tại BIDV đang tồn tại một số hạn chế: (Xem Biểu đồ 2; Biểu đồ 3 tại Phụ Lục 6)

- Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng tăng mạnh đang tạo ra áp lực lên khả năng cân đối vốn, chi phí vốn cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của BIDV.

- Thị phần huy động vốn dân cƣ trong 3 năm 2006-2008, liên tục sụt giảm từ 13,54% năm 2006 còn 9,14% năm 2008 (bình quân 2,2%/năm), đặc biệt năm 2007 đã giảm 2,85%, do tốc độ tăng trƣởng HĐV cá nhân bình quân của BIDV (13,96%) thấp hơn tốc độ bình quân toàn hệ thống (35,28%).

Về hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay bao gồm việc cung cấp các khoản nợ theo chỉ định và theo kế hoạch của Nhà nƣớc, khoản nợ vay tài trợ phát triển chính thức, cho thuê tài chính và các khoản nợ ngắn, trung và dài hạn.

- 38 -

BẢNG 2.12 : DƢ NỢ TÍN DỤNG CỦA BIDV 2005 – 2009

Đvt : tỷ đồng

TT Khoản mục 2005 2006 2007 2008 2009

1 Cho thuê tài chính 1.040 963 1.501 2.501 2.878

2 Cho vay thƣơng mại 75.134 89.617 122.955 151.226 194.501 3 Cho vay chỉ định và theo

KHNN

5.062 3.164 1.967 1246 755

4 Cho vay ODA 3.829 4.883 5.545 6.009 8.268

5 Nợ cho vay đƣợc khoanh 368 9 16 1 0

Tổng dƣ nợ vay 72.430 85.434 131.984 160.983 206.402

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV – 2006 đến 2009)

Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trƣởng nhanh dƣ nợ cho vay. Tổng dƣ nợ trƣớc dự phòng rủi ro 2009 đạt 206.402 tỷ tăng 28% so với 2008. Đặc biệt số dƣ nợ cho vay đƣợc khoanh và nợ chờ xử lý đã không còn. Lĩnh vực cho vay đa dạng , cho vay doanh nghiệp quốc doanh (21%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (TNHH, cổ phần…) chiếm 65%, doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài (3%), tƣ nhân và cá thể (10%).

Tuy nhiên năm 2009 tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn còn cao 46.57%, đây là vấn đề BIDV cần quan tâm vì tỷ trọng mục tiêu mà BIDV hƣớng tới là 40%.

Những sản phẩm, dịch vụ khác

Ngoài những sản phẩm dịch vụ mở rộng trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và đầu tƣ tài chính. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại của BIDV đƣợc phân thành 8 nhóm chính bao gồm: Nhóm Sản phẩm tiền gửi; Nhóm Sản phẩm tín dụng; Nhóm sản phẩm và dịch vụ kinh doanh tiền tệ; Nhóm Sản phẩm tài trợ thƣơng mại; Nhóm Dịch vụ chuyển tiền; Nhóm E-Banking; Nhóm Dịch vụ Ngân quỹ và Nhóm Sản phẩm dịch vụ khác và hiện đang triển khai thêm một số sản phẩm dịch vụ mới mang tính hỗ trợ và tạo tiện ích cao (Xem phụ lục 7)

Thu dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng nhanh, cuối 2009 đạt tỷ trọng 32%/ tổng thu. Điều này chứng tỏ quy mô sản phẩm dịch vụ đã đƣợc mở rộng, kết quả hoạt động đã đƣợc nâng lên. (Xem Phụ lục 8)

- 39 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về hoạt động bảo lãnh: Là dòng sản phẩm có thế mạnh và truyền thống của BIDV, đến 31 12 2009 đạt mức thu hơn 560 tỷ, chiếm 39% tổng thu và tăng trƣởng 20% so với năm 2008. Số dƣ ròng bảo lãnh năm 2009 đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tăng trƣởng 22% so với năm 2008.

+ Về hoạt động thanh toán: Hoạt động thanh toán (bao gồm các dịch vụ thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế và tài trợ thƣơng mại) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ của BIDV. Với tỷ trọng 45% tổng thu dịch vụ và tốc độ tăng trƣởng 44% so với năm trƣớc, hoạt động thanh toán luôn khẳng định vai trò quan trọng trong dịch vụ của BIDV.

Bên cạnh các hoạt động thanh toán truyền thống, một số hoạt động dịch vụ thanh toán đang đƣợc đẩy mạnh tại BIDV gồm: dịch vụ thu NSNN của ngành thuế, hải quan với KBNN, dịch vụ quản lý tiền mặt toàn cầu cho doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,... tại Việt Nam.

+ Các hoạt động khác

Các hoạt động dịch vụ khác (bao gồm dịch vụ thẻ, phi tín dụng, BSMS, bảo hiểm,…) cũng đạt mức thu hơn 200 tỷ đồng, tăng trƣởng 39% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 14% trong tổng thu dịch vụ của BIDV.

Những hạn chế

+ Về tín dụng: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ so thấp khoảng 10%-11% và luôn có xu hƣớng giảm do tín dụng doanh nghiệp có quy mô và tốc độ cao. Tỷ trọng này tại các NHTM đặc biệt là khối cổ phần phổ biến từ 35-50%. ( Xem phụ lục 9)

Dịch vụ ngân hàng hiện đại: So với dịch vụ của các ngân hàng nhƣ ANZ, HSBC, ACB, VCB,… dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. BIDV cung cấp thẻ thanh toán, Mobile banking và Home banking, với dịch vụ Internet banking, Phone banking chỉ dừng lại ở chức năng kiểm tra thông tin tài khoản, tỷ giá, lãi suất, chƣa thể thực hiện các lệnh thanh toán.

Huy động vốn BIDV chƣa có sản phẩm nổi trội so với một số NHTM khác, quy mô và tỷ trọng huy động vốn cá nhân của BIDV chƣa cao. Năm 2008 và 2009, huy động vốn cá nhân của BIDV đứng sau Agribank, VCB cả về quy mô và tỷ trọng, (Xem Phụ lục 10)

- 40 -

+ Năm 2009 đánh dấu sự thành công của Ban nghiên cứu thị trƣờng và phát triển sản phẩm của BIDV bằng việc liên tục phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm dịch vụ trong đó đã đƣợc nhiều ngân hàng triển khai từ rất lâu và đã có lợi thế đi trƣớc nhƣ: NH Đông Á đã triển khai thanh toán cƣớc điện thoại cố định, cƣớc internet, trả tiền điện, tiền nƣớc, đặt chỗ máy bay…

+ Phí và lãi của các sản phẩm dịch vụ chƣa cạnh tranh hơn so với các ngân hàng trong hệ thống, nhất là với hệ thống NHTMCP, cụ thể nhƣ : phí nhận tin nhắn tự động qua điện thoại di động do ngân hàng gửi đến khách hàng thông báo thay đổi số dƣ tài khoản, NH Đông Á thu 400đ 1 tin nhắn thì BIDV tốn 550đ 1 tin nhắn..

2.2.2 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của BIDV 2.2.2.1 Điểm mạnh

Uy tín BIDV trên thị trƣờng đƣợc đánh giá cao, BIDV luôn đƣợc Chính phủ tin cậy, giao nhiệm vụ đề xuất và triển khai thực hiện những dự án quy mô lớn, thực hiện chủ trƣơng đổi mới kinh tế - xã hội quan trọng của đất nƣớc nhƣ: Chủ trì tổ hợp các nhà đầu tƣ tham gia dự án Sân bay Long Thành, dự án đƣờng cao tốc Trung Lƣơng – Mỹ Thuận – Cần Thơ (BEDC), Công ty cổ phần cho thuê Hàng không Việt Nam (VALC) ...

Thƣơng hiệu mạnh và ngày càng đƣợc củng cố, đƣợc khẳng định trên thị trƣờng tài chính – tiền tệ trong nƣớc và đã đƣợc đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ. Đạt nhiều giải thƣởng Thƣơng hiệu do nhiều tổ chức, chính phủ và các nƣớc ban tặng. Lịch sử hình thành và phát triển lâu dài (từ năm 1957). Ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có quan hệ đại lý, thanh toán với hơn 1000 ngân hàng trên toàn thế giới... Các định chế tài chính quốc tế nhƣ WB, ADB, JBIC, IMF, ECB và các chƣơng trình tài trợ song phƣơng tín nhiệm lựa chọn BIDV để uỷ thác giải ngân các dự án lớn nhƣ chuỗi ba dự án tài chính nông thôn trị giá 550 triệu USD, khoản tín dụng từ Ngân hàng Phát triển Châu Âu (EIB) trị giá 500 triệu USD …

Đội ngũ quản lý có tƣ duy năng động. Quản trị điều hành quản lý kinh doanh và mô hình hoạt động đƣợc đổi mới và hƣớng dần theo thông lệ quốc tế. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn đƣa lực lƣợng cán bộ trẻ, năng lực và trình độ vào các vị trí chủ chốt. Thay đổi nhận thức kinh doanh theo hƣớng hiện đại, phong cách công nghịêp.

- 41 -

Nguồn nhân lực tƣơng đối trẻ, có trình độ và đƣợc đào tạo bài bản. BIDV đã và đang thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng làm việc, phục vụ khách hàng và trình độ ngoại ngữ của nhân viên trƣớc khi CPH.

Quy mô tổng tài sản lớn thứ 2 toàn hệ thống, tăng trƣởng ở mức trên 20% so với năm 2008 đạt 296.432. Quy mô huy động vốn của BIDV đứng thứ 2 trong khối NHTM Nhà nƣớc, đạt 203.298 tỷ, tăng 12% so với năm 2008

Mức độ tăng trƣởng vốn, tài sản và khả năng sinh lời cao nhờ tăng quy mô trong hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. (Phụ lục 11)

Hệ thống mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị, có vị trí thƣơng mại thuận lợi và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. BIDV đã năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thƣởng “Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (FX) tốt nhất năm ” - do các ngân hàng và định chế tài chính bình chọn trên tạp chí AsiaMoney.

Hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc chú trọng đầu tƣ. Khả năng tài chính đủ lớn, đáp ứng nhu cầu mở rộng, nâng cao trình độ công nghệ. Trình độ công nghệ đang dần hiện đại hoá và tiệm cận tiêu chuẩn các NHTMCP hàng đầu Việt Nam.

Chú trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, BIDV đã ban hành và đăng ký bản quyền đối với bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và bộ quy tắc ứng xử BIDV; 10 nguyên tắc giao dịch khách hàng.

Thực hiện thành công dự án hiện đại hoá, cấu trúc hệ thống NH để cổ phần hoá vào năm 2011, nền tảng cơ sở cho triển khai cung cấp nhất quán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

2.2.2.2 Điểm yếu của BIDV

Mặc dù có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhƣng thị phần trong toàn hệ thống của BIDV đang bị sụt giảm. Từ 2006 đến 2009 thị phần huy đồng giảm từ 15,3% xuống 11,7%; Tín dụng từ 15,3% xuống 12,2%. (Có thể thấy rõ điều này qua phụ lục 12).

Trên thực tế đã có nhiều khách hàng không tiếp tục hợp tác với BIDV mà đã chuyển sang các NHTM CP, sắp tới đây, khi các NHNNg tham gia vào thị trƣờng Việt Nam thì việc cạnh tranh để giành khách hàng sẽ còn khốc liệt hơn.

Chất lƣợng tài sản còn thấp, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao (2.8%) so với các NHTMCP khác. Tỷ lệ nợ nhóm 2 còn cao (16,25%) so với bình quân các NHTMCP

- 42 -

(<10%). Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản thấp và tỷ lệ dƣ nợ Trung dài hạn cao là vấn đề BIDV cần có biện pháp cải thiện. (Xem ở Bảng 2.9) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu thu nhập chƣa đạt yêu cầu. Trong hoạt động kinh doanh của BIDV hiện nay, hoạt động tạo ra doanh thu và thu nhập chính vẫn là hoạt động tín dụng (chiếm 70% tổng doanh thu và thu nhập của ngân hàng). Trong khi đó, doanh thu và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ chiếm không quá 30%. Cơ cấu này không thể thay đổi trong ngắn hạn, do đó, nó chính là cản trở đối với BIDV trong thời gian tới.

Hoạt động marketting còn yếu. Danh mục sản phẩm, dịch vụ chƣa đa dạng, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ còn chƣa đồng đều, sức cạnh tranh thấp, chậm đƣa vào thị trƣờng hơn các NHTM khác. BIDV cũng chƣa có hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả chuyên nghiệp cho từng sản phẩm mới.

Kế hoạch định hƣớng phát triển, cơ chế, chính sách hoạt động NH Hiện đại còn đang trong quá trình xây dựng. Khách hàng mục tiêu chƣa đƣợc định vị cụ thể.

Mặc dù lực lƣợng cán bộ nhân viên đã đƣợc tăng cƣờng và trẻ hoá, tuy nhiên vẫn chƣa đồng đều, kiến thức, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm của nhân viên còn hạn chế. Thái độ phục vụ còn yếu kém và chƣa đồng bộ theo chuẩn mực hiện đại.

Văn hoá doanh nghiệp chƣa đi sâu vào ý thức của từng cán bộ nhân viên, chƣa tạo đƣợc nét văn hoá riêng của BIDV trên thị trƣờng.

Cơ chế tiền lƣơng, thƣởng và quy định chế tài các vi phạm chƣa tạo động lực phấn đấu nơi nhân viên, chƣa thực sự thu hút nhân tài và xuất hiện nhiều trƣờng hợp chảy máu chất xám.

2.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG 2.3.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô 2.3.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô

Môi trƣờng pháp luật và các chính sách

- Khung pháp lý trong nƣớc

 Luật đầu tƣ và các chính sách ngày càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh minh bạch và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể.

 1991 Ban hành 02 Pháp lệnh ngân hàng quy định hệ thống ngân hàng hai cấp. Tháng 10.1998 Luật NHNN và Luật Các TCTD có hiệu lực đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nƣớc. Năm 2003-2004 Luật NHNN và Luật Các TCTD đƣợc bổ sung, sửa đổi giải

- 43 -

quyết sự thiếu hụt về các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lƣợng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng vẫn đang tiếp tục đƣợc hoàn thiện và hƣớng theo thông lệ quốc tế.

- Chính sách

Từ những năm 1990 đến nay, NHNN đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống các TCTD.

Cơ chế điều hành lãi suất: năm 2002, thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động cho vay thƣơng mại của các TCTD đối với khách hàng cho phép nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các TCTD.

Cơ chế điều hành tỷ giá: năm 1999, điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Cơ chế quản lý ngoại hối: NHNN từng bƣớc đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hƣớng tự do hóa, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Cơ chế tín dụng: Cơ chế chính sách tín dụng thông thoáng đã tạo điều kiện cho các TCTD có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay.

Cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán: Trong thời gian qua, CP và NHNN đã từng bƣớc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt .

- Những hạn chế

Bên cạnh tác động tích cực, môi trƣờng pháp luật còn những hạn chế :

- Hiện Việt Nam có 8 trung tâm trọng tài nhƣng yếu vì trình độ chƣa đáp ứng tiêu chuẩn chung của thê giới. Việc giải quyết bằng trọng tài là xu hƣớng chung (80% các tranh chấp ở Anh giải quyết qua trọng tài vì nhanh chóng, không qua giám đốc thẩm, tái thẩm và đảm bảo bí mật) nhƣng ở Việt Nam vẫn còn chƣa phổ biến.

- Luật Việt Nam dù có nhiều thay đổi nhƣng vẫn chƣa theo kịp luật pháp quốc

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 docx (Trang 48 - 114)