5. Kết cấu của luận văn
2.1 Vài nét về Vietcombank
2.1.1 Lịch sử hình thành
Được thành lập vào ngày 01.04.1963 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng Ngoại thương VN đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong từng giai đoạn lịch sử và chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vào ngày 02.06.2008.
Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng đối ngoại, Vietcombank đã nhanh chóng giữ vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam (VN), là NHTM hàng đầu VN trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối. Thương hiệu Vietcombank được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTM VN. Vietcombank là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng VN và là thành viên của nhiều Hiệp hội Ngân hàng khác. Vietcombank còn có sự hiện diện thương mại tại các nước thông qua Văn phòng đại diện tại Paris, Singapore cùng với Công ty Tài chính Vinafico tại Hồng Kông và mạng lưới Ngân hàng đại lý với hơn 1.450 Ngân hàng tại 90 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán xuất nhập khẩu, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, cho vay vốn lưu động, tài trợ dự án,…Vietcombank còn là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ thẻ, Internet Banking, SMS Banking, VCB-Money…
Vietcombank cũng là NHTM có mạng lưới rộng khắp với gần 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc cùng nhiều công ty con và công ty liên doanh trên hầu hết các lĩnh vực dịch vụ tài chính. Ngoài ra, Vietcombank còn tham gia góp vốn, liên
doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như bảo hiểm, bất động sản, quỹđầu tư…
Vietcombank đã được nhiều tổ chức quốc tế trao giải thưởng” Ngân hàng tốt nhất VN” trong nhiều năm liên tiếp như: Giải thưởng Ngân hàng tốt nhất VN năm 2009 trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và Quản lý tiền mặt do tạp chí Asiamoney trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất VN về tài trợ thương mại năm 2009” do tạp chí Trade Finance Magazine trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất VN” 5 năm liên tiếp (2002-2004) do tạp chí Banker (Anh Quốc) bình chọn …
Trong số các chi nhánh Vietcombank, chi nhánh TP.HCM (thành lập ngày 01.11.1976) được xem là chi nhánh Ngân hàng có quy mô lớn nhất tại TP.HCM. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, Vietcombank HCM đã không ngừng lớn mạnh và luôn giữ vai trò là một trong những chi nhánh ngân hàng TMCP hàng đầu tại khu vực TP.HCM.
Với mong muốn đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần hơn nữa với khách hàng, Vietcombank HCM đã không ngừng phát triển hệ thống mạng lưới. Tính đến nay, Vietcombank HCM đã có 16 phòng giao dịch, 5 điểm giao dịch cùng với quầy thu đổi ngoại tệ và hệ thống máy ATM có quy mô lớn nhất TP.HCM với hơn 300 máy được đặt các vị trí thuận lợi nhằm phục vụ cho việc giao dịch của khách hàng.
Cơ cấu cổđông Vietcombank
Tại thời điểm 12/03/2010, cổđông lớn nhất của Vietcombank là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đại diện sở hữu của Nhà nước nắm giữ 90,72% vốn điều lệ; cổđông là tổ chức nắm giữ 5,28% và cổđông cá nhân nắm giữ 4,00%.
BIỂU ĐỒ 2.1 CƠ CẤU CỔĐÔNG CỦA VCB TẠI THỜI ĐIỂM 12/03/2010 SCIC 90.72% Cá nhân trong nước 3.90% Tổ chức nước ngoài 2.35% Tổ chức trong nước 2.93% Cá nhân nước ngoài 0.10%
2.1.2 Sơ bộ về tình hình hoạt động của Vietcombank Việt nam giai đoạn 2005-2009
Các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank bao gồm: dịch vụ tài khoản, dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu), dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn), dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chiết khấu chứng từ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ nhờ thu, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng đại lý, dịch vụ bao thanh toán, các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong giai đoạn 2005 - 2009, Vietcombank đã đạt được các kết quả kinh doanh khả quan. Số liệu tình hình kết quả của một số mảng hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vietcombank được phản ánh qua bảng 2.1 dưới đây
BẢNG 2.1 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK
Đơn vị : tỷđồng Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 2006 2007 2008 2009 06/05 07/06 08/07 09/08 1. Vốn huy động 108,313 119,779 144,810 157,067 170,111 10.59 20.90 8.46 8.3 2. Tổng dư nợ cho vay 61,044 67,743 97,532 112,793 140,547 10.97 43.97 15.65 24.61 3. Hoạt động kinh doanh thẻ : - Tổng doanh số sử dụng (DSSD) thẻ do VCB phát hành 19,125 30,688 49,547 72,941 100,827 60.46 61.45 47.22 38.23 Đơn vị : máy - Số máy ATM 565 705 1,090 1,244 1,483 24.78 54.61 14.13 19.21
Đơn vị: Triệu USD
- Doanh số thanh toán thẻ quốc tế 314 386 453 643 567 22.93 17.36 41.94 -11.82 4. Tổng doanh số thanh toán xuất
nhập khẩu (XNK) 20,960 22,820 26,400 32,500 25,612 8.87 15.69 23.11 -21.19 - Doanh số thanh toán xuất khẩu 9,380 12,680 14,200 16,830 12,458 35.18 11.99 18.52 -25.98 - Doanh số thanh toán nhập khẩu 11,580 10,140 12,200 15,670 13,154 -12.44 20.32 28.44 -16.06 5. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ 23,400 22,405 26,217 31,157 26,703 -4.25 17.01 18.84 -14.3
Đơn vị: tỷđồng 6. Hoạt động đầu tư, góp vốn liên
doanh
- Giá trị vốn góp 643 965 1,623 3,152 4,551 50.08 68.19 94.21 44.38 - Lãi thu được 45 160 246 679 556,7 255..56 53.75 176.02 -18.01
BẢNG 2.2 THỊ PHẦN CỦA VIETCOMBANK TRONG HỆ THỐNG NHTM
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Huy động vốn 19.36% 15.60% 12.70% 11.80% 9.30%
Tín dụng 10.80% 9.80% 9.10% 8.70% 8.00%
Thanh toán xuất khẩu 28.90% 32.00% 29.30% 26.80% 22.00% Thanh toán nhập khẩu 31.30% 22.80% 20.00% 19.50% 19.10% Doanh số thanh toán thẻ 69.90% 57.60% 59.70%
Số máy ATM 29.00% 24.00% 17.80%
(Nguồn: bảng 2.1&2.2: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động năm 2005-2009 của Vietcombank)
BIỂU ĐỒ 2.2 TĂNG TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK
-40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 06/05 07/06 08/07 09/08 1. Vốn huy động 2. Tổng dư nợ cho vay 3. Tổng DSSD thẻ do VCB phát hà nh 4. Tổng doanh số thanh toán XNK 5. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ 6.Giá trị vốn góp
Theo bảng 1 nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2005-2009 cũng khá khả quan. Trong đó huy động vốn qua các năm không ngừng tăng lên.
Trong giai đoạn này, trước tình hình môi trường kinh doanh có những dấu hiệu bất ổn, Vietcombank lựa chọn định hướng hoạt động tín dụng là “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế”; tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách thận trọng đã làm giảm tốc độ phát triển của Ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp thị phần.
Mặc dù thị phần có xu hướng giảm nhẹ do có hơn 40 ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ tại VN tuy nhiên Vietcombank vẫn là ngân hàng lớn nhất VN về số lượng thẻ phát hành, về số lượng máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ; năm 2008, Vietcombank chiếm 59,70% thị phần doanh số thanh toán thẻ và 17,8% thị phần về số máy ATM của toàn thị trường (xem bảng 2.2).
Với ưu thế là Ngân hàng có truyền thống và uy tín trong cung cấp các sản phẩm thanh toán quốc tế, Vietcombank đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong lĩnh vực này. Số liệu ở bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2009, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu vẫn được duy trì ở mức cao, tuy nhiên thị phần thanh toán có sự sụt giảm, cụ thể nhất làm trong năm 2009 là do: (i) Tình hình xuất nhập khẩu cả nước chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu nên tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước giảm 13,2%; (ii) Vietcombank phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác. Sự dịch chuyển và phân tán hoạt động của một số khách hàng lớn là một trong những nguyên nhân sụt giảm doanh số trong khi việc phát triển các sản phẩm và chính sách khách hàng hướng tới thu hút khách hàng vừa và nhỏ còn hạn chế; và (iii) Việc khan hiếm ngoại tệ tại Vietcombank khiến việc điều hoà nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu gặp khó khăn.
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong giai đoạn 2005 - 2009 có bước tăng trưởng khá mạnh đặc biệt là năm 2007 và 2008: tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 tăng 17,01% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 75,5% so với năm 2007. Tuy nhiên giảm mạnh vào năm 2009 là do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài trong cả năm 2009 vã lãi suất của FED tiếp tục được giữớ mức thấp 0.25%, mảng kinh doanh ngoại tệ trong toàn hệ thống đã bám sát thị trường liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo hệ thống thích ứng các thay đổi của thị trường, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống để hạn chế rủi ro.
Với danh mục đầu tư có chất lượng, hoạt động đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết của Vietcombank là một trong những mảng hoạt động được đánh giá có hiệu quả. Số
liệu bảng 2.1 cho thấy trong 5 năm qua, Vietcombank đã tham gia góp vốn với tổng số vốn góp tăng từ 643 tỷđồng năm 2005 lên 4.551 tỷđồng vào năm 2009
2.2 Thực trạng dịch vụ thẻ Vietcombank chi nhánh Hồ Chí Minh 2.2.1 Vài nét về sản phẩm thẻ Vietcombank Hồ Chí Minh 2.2.1 Vài nét về sản phẩm thẻ Vietcombank Hồ Chí Minh
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu nhất, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻđa dạng nhất VN”được Bộ sách kỷ lục VN công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay, Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ VN.
Đến với dịch vụ thẻ của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn cho mình từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đang được hơn 3 triệu khách hàng lựa chọn: Vietcombank Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế sành điệu: Vietcombank Connect24 Visa và Vietcombank Mastercard Debit hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: Visa, MasterCard và American Express. Hơn nữa, Vietcombank đã và đang liên kết với đối tác lớn, uy tín như Vietnam Airlines để cho ra đời các dòng sản phẩm thẻ liên kết có nhiều ưu đãi vượt trội phục vụ các khách hàng.
Các loại thẻ hiện nay Vietcombank Hồ Chí Minh phát hành:
Thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ Vietcombank Connect24.
Thẻ ghi nợ quốc tế: Thẻ Vietcombank Mastercard Debit và Thẻ Vietcombank Connect24 Visa.
Thẻ tín dụng quốc tế: Thẻ Vietcombank Visa; thẻ Vietcombank Mastercard; thẻ Vietcombank American Express và thẻ Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông sen vàng).
Tiện ích thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect24
Ra đời năm 2002, thẻ Vietcombank Connect 24 là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên được phát hành tại Việt Nam và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Với nhiều giải thưởng có uy tín như giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, “Thương hiệu quốc gia”, thẻ Vietcombank Connect24 đã và đang mang lại những thay đổi lớn lao trong thói quen cũng như cách suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ công chúng đối với dịch vụ ngân hàng và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Đến nay Vietcombank đã có đến hơn 03 triệu khách hàng tin tưởng sử dụng. Không chỉ dừng lại ở các tiện ích cơ bản của một chiếc thẻ ghi nợ như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), các dịch vụ tiện ích dành cho chủ thẻ ghi nợ của Vietcombank ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.
Tại máy ATM của Vietcombank, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ ghi nợ mang thương hiệu Vietcombank để:
Rút tiền mặt từ tài khoản cá nhân tiền VNĐ hoặc USD.
Kiểm tra số dư tài khoản.
In sao kê các giao dịch gần nhất.
Chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank
Thanh toán hoá đơn dịch vụ
Điện
Điện thoại trả trước và cước thuê bao trả sau của Vinaphone, Mobifone, Viettel và EVN
Phí bảo hiểm
Dịch vụ trả tiền trước …
Một số các dịch vụ khác
Ngoài ra khách hàng còn có thể dùng thẻ này thanh toán hàng hoá trên mạng hoặc tại các ĐVCNT.
Hạn mức sử dụng thẻ Vietcombank Connect24
Tùy theo nhu cầu sử dụng, Quý khách có thể lựa chọn cho mình thẻ Vietcombank Connect24 với một trong ba hạng thẻ: hạng Chuẩn, hạng Vàng, hạng Đặc biệt
Bảng 2.3: Hạn mức sử dụng thẻ Vietcombank Connect24 Hạng Chuẩn Hạng Vàng Hạng đặc biệt Tiền mặt
Số tiền rút tối đa 1 lần 5 triệu VNĐ 5 triệu VNĐ 5 triệu VNĐ Số tiền rút tối thiểu 1 lần 50.000 VNĐ 50.000 VNĐ 50.000 VNĐ Số tiền rút tối đa 1 ngày 10 triệu VNĐ 15 triệu VNĐ 20 triệu VNĐ Số giao dịch rút tiền 1 ngày 10 lần 15 lần 20 lần Chi tiêu Hạn mức chi tiêu tối đa trong 01 ngày 50 triệu VNĐ 50 triệu VNĐ 50 triệu VNĐ Hạn mức chi tiêu tối đa 1 lần Hết hạn mức Hết hạn mức Hết hạn mức Số lần chi tiêu tối đa 1 ngày 20 lần 20 lần 20 lần Chuyển khoản Số tiền chuyển khoản
tối đa trong 1 ngày 50 triVNĐệu 50 triệu VNĐ 50 triệu VNĐ Số lần chuyển khoản tối
đa 1 ngày 10 lần 10 lần 10 lần
(Nguồn: Website http://www.vietcombank.com.vn)
2.2.2 Giới thiệu phòng kinh doanh dịch vụ thẻ Vietcombank chi nhánh TPHCM
Phòng thẻ Vietcombank Hồ Chí Minh được hình thành từ năm 1993 trên cơ sở tách ra từ phòng Hối Đoái. Thời gian đầu, với 8 nhân viên, phòng thẻ chỉ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán các loại thẻ quốc tế như: Visa, MasterCard, American Express. Đến năm 2002, phòng thẻđã được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Hiện nay, phòng thẻ có 70 cán bộ gồm một trưởng phòng, 3 phó phòng và 66 nhân viên với chức năng và nhiệm vụ sau:
ª Tiếp thị nơi đặt máy ATM, ký hợp đồng, đặt máy, thuê dịch vụ bảo vệđối với các máy ATM nằm ngoài trụ sở.
ª Bằng nhiều phương thức khác nhau, thông qua các kênh thông tin, cán bộ tiếp thị tìm kiếm các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, các điểm bán vé máy bay, cửa hàng, siêu thị…nơi cung cấp hàng hóa dịch vụ có vị trí và tiềm năng thuận tiện cho việc chi trả bằng thẻ tín dụng để giới thiệu và mời làm ĐVCNT cho Vietcombank.
ª Nghiên cứu đề xuất các chính sách khách hàng thích ứng với điều kiện thực tế, môi trường cạnh tranh nhằm củng cố và duy trì quan hệ khách hàng truyền thống, tăng cường mở rộng mạng lưới ĐVCNT mới, khuyến khích việc phát hành và sử dụng thẻ.
ª Thực hiện các chiến dịch khuyến mãi, hậu mãi, hướng dẫn nghiệp vụ, trang bị máy móc thiết bị, thăm hỏi giao nhận hóa đơn ấn chỉ,…phục vụ khách hàng.
ª Quản lý khách hàng (về máy móc thiết bị, về doanh số thanh toán, tình trạng hoạt động, về sự cạnh tranh và về các ngân hàng cạnh tranh,…)
ª Đảm bảo trực cấp phép các chủ thẻ và ĐVCNT chấp nhận thanh toán thẻ