.Mục đích của thực nghiệm dạy học

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt tiểu học (Trang 28)

3.1 .Mô tả thực nghiệm dạy học

3.1.1 .Mục đích của thực nghiệm dạy học

Thực nghiệm dạy học nhằm kiểm định tính khả thi và hiệu quả của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong việc rèn kĩ năng đọc văn bản truyện trong phân môn Tập đọc lớp 5.

3.1.2.Đối tƣợng thực nghiệm dạy học

Tôi tiến hành thực nghiệm trên học sinh lớp 5C của trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng Nam Định (Trường thực hiện dạy học theo mô hình VNEN từ năm học 2015 - 2016). Trường có học sinh tham gia thực nghiệm không chia lớp chuyên, lớp chọn. Như vậy, trình độ của học sinh là tương đối đồng đều giữa các lớp.

Trong năm học 2019 - 2020, tôi đã áp dụng các biện pháp và kĩ thuật dạy học như đã trình bày ở phần trên đối với toàn bộ học sinh của lớp 5C.

Sau đây là một số ví dụ minh họa các tiết học có sử dụng các biện pháp, kĩ thuật nêu trên:

3.1.3.1. Kế hoạch bài dạy “ Tập đọc: Thái sƣ Trần Thủ Độ” KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tập đọc: Thái sƣ Trần Thủ Độ (Bài 20A - Tuần 20) I.Mục tiêu:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

2. Phát triển năng lực văn học:

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, khơng vì tình riêng mà làm sai phép nước.

3. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Khơi gợi lịng tự hào về truyền thống dân tộc, tình yêu đất nước.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, đồ dùng dạy học, tranh minh họa bài tập đọc, video về Thái sư Trần Thủ Độ.

- Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, điều chỉnh hướng dẫn học ,đồ dùng học tập.

III. Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học

1. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trò chơi - Phương pháp hỏi đáp

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp thực hành luyện tập

- Phương pháp thảo luận nhóm

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật khăn trải bàn

- Kĩ thuật thảo luận nhóm

3. Hình thức tổ chức dạy học:

- Làm việc cá nhân

- Nhóm đơi, nhóm 4, cả lớp.

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

A. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Chuyền hoa”

1. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập cho HS. Nêu một đức tính, việc làm tốt

của người cơng dân tương lai.

2. Cách tiến hành:

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Chuyền hoa.

+ Gv cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình đồn kết”, vừa hát và vừa chuyền hoa. Bài kết thúc, bông hoa chuyền đến bạn nào thì bạn ấy nêu một đức tính, việc làm tốt của người cơng dân tương lai?

*Giới thiệu bài:

- Chúng mình đang học chủ điểm gì? (Chủ điểm Người cơng dân)

- Trong tuần 19, chúng ta được tìm hiểu đoạn kịch Người công dân số Một. Vậy người công dân số Một là ai? (Bác Hồ)

- Đúng rồi các em ạ, Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi qua hai cuộc kháng chiến và giành được độc lập, tự do cho dân tộc.

- Trong các thời kì lịch sử, ln ln có những tấm gương, những cơng dân tiêu biểu. Cả cuộc đời họ cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Thái sư Trần Thủ Độ là một trong những tấm gương ưu tú đó. Hơm nay, cơ trị mình cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc Thái sư Trần Thủ Độ.

- HS ghi tên bài vào vở.

*Tìm hiểu và chia sẻ mục tiêu

- Gọi HS đọc mục tiêu trong điều chỉnh HDH.

- GV chốt- chuyển: Cơ nhất trí với ý kiến của các em. Mời các em HĐ theo điều chỉnh HDH.

B. Hoạt động cơ bản.

Hoạt động 1: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi

1. Mục tiêu: Quan sát tranh minh họa bài tập đọc và nghe giới thiệu về Thái sư

Trần Thủ Độ.

2. Cách tiến hành:

- Quan sát tranh minh họa cho nội dung bài đọc Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi:

-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi cá nhân .

+ Bức tranh vẽ cảnh gì? (Bức tranh vẽ cảnh một người quen của vợ Trần Thủ Độ mang của cải vào xin làm chức câu đương)

+ Bạn biết gì về ơng Trần Thủ Độ? (Trần Thủ Độ là người có cơng lập nên nhà Trần. Ơng là người rất nghiêm minh)

-HS chia sẻ trong nhóm. -HS chia sẻ trước lớp.

- GV giới thiệu thêm về nhân vật Trần Thủ Độ : Thái sư Trần Thủ Độ là người thông minh bậc nhất lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1194, mất năm 1264. Ông chính là một trong những người có cơng lao khai sáng, xây dựng và lập nên nhà Trần. Ơng hết lịng, hết sức, tận tụy, trung thành giúp các vua Trần giữ gìn cơ nghiệp, bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm. Khi quân Nguyên – Mông tràn qua biên giới, vua Trần vô cùng lo lắng nhưng Trần Thủ Độ khẳng định: “ Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo.” Khơng những thế , ơng cịn là một tấm gương cư xử gương mẫu, nghiêm minh. Bài học hôm nay giúp em hiểu thêm về nhân vật lịch sử này.

Hoạt động 2: Nghe thầy cô đọc bài

1. Mục tiêu: Nghe giáo viên đọc, đọc thầm và nhận biết giọng đọc bài. 2. Cách tiến hành:

-GV đọc mẫu.

-1 HS đọc toàn bài. Học sinh chọn nhân vật và dự đoán giọng đọc của nhân vật -Chuyển: Chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 2.

Hoạt động 3: Đọc từ và lời giải nghĩa

1. Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ có trong bài đọc. 2. Cách tiến hành:

Việc 1: 1 bạn đọc từ, 1 bạn đọc lời giải nghĩa. Việc 2: Tra từ điển (nếu có từ em thấy khó hiểu)

-HS tự tra từ điền tìm hiểu nghĩa của những từ mà học sinh chưa hiểu. - GV giải thích thêm cho học sinh:

thềm cấm: khu vực cấm trước cung vua khinh nhờn: coi thường

kể rõ ngọn ngành : nói rõ đầu đi sự việc chầu vua: vào triều nghe lệnh vua

hạ thần : từ ngữ mà quan lại thời xưa dùng để tự xưng khi nói với vua. chuyên quyền : nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc. tâu xằng: tâu sai sự thật.

Hoạt động 4: Cùng luyện đọc

1. Mục tiêu: Phát âm đúng, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn của bài. 2. Cách tiến hành:

-GV: Bài đọc Thái sư Trần Thủ Độ được chia thành 3 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu ……… ông mới tha cho.

+Đoạn 3: Còn lại

-Mỗi một đoạn là một mẩu chuyện ngắn về cách cư xử gương mẫu và nghiêm minh của ông.

- GV giao nhiệm vụ: Học sinh đọc thầm cá nhân, đọc nối tiếp nhau trong nhóm câu chuyện. Sau đó, GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. GV chia lớp thành các nhóm 4. Nhóm 1 nêu cách đọc của đoạn l, nhóm 2 nêu cách đọc của đoạn 2, nhóm 3 nêu cách đọc của đoạn 3, nhóm 4 nêu cách đọc của đoạn 4. Các nhóm dùng bảng phụ, chia bảng phụ làm các phần, các thành viên của từng nhóm ghi nhanh ý kiến của cá nhân mình vào ơ của mình trên bảng phụ này. Sau đó ý tổng hợp được ghi ở giữa bảng. Học sinh chuyển tiếp sang kĩ thuật mảnh ghép để chia sẻ cách đọc tất cả các đoạn.

+ Đoạn 1: Câu giới thiệu về Trần Thủ Độ giọng chậm rãi, rõ ràng. Đoạn đối thoại giữa Thái sư và Linh Từ Quốc Mẫu: giọng nhanh, hấp dẫn. Câu nói của Thái sư với người xin làm chức câu đương: giọng lạnh lùng, nghiêm nghị.

+ Đoạn 2: Giọng đọc ôn tồn, điềm đạm.

+ Đoạn 3: Lời viên quan tâu với vua: tha thiết, lời vua: chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ: trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ.

- Trưởng ban học tập cho các bạn đọc nối tiếp trước lớp. +HS đọc nối tiếp trước lớp. (2 lượt hs đọc)

- HS đọc nối tiếp lượt 2. -Hs khác nhận xét.

-Gv nhận xét, sửa cho hs.

Hoạt động 5: Tìm hiểu bài

1. Mục tiêu: Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu được nội dung bài

đọc.

2. Cách tiến hành:

Việc 1: Đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách HDH. Việc 2: Chia sẻ với bạn trong nhóm.

-Đoạn 1:

+ Khi có người muốn xin chức câu đương, ơng Trần Thủ Độ đã làm gì? (Khi có người muốn xin chức câu đương, ơng Trần Thủ Độ đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác) -Đoạn 2:

+Trước việc làm của người quân hiệu, ông Trần Thủ Độ xử lí ra sao? (Trước việc làm của người quân hiệu, ông Trần Thủ Độ khơng những khơng trách móc mà cịn thưởng cho vàng, lụa)

+ Vì sao ơng Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người qn hiệu? (Vì ơng khuyến khích những ngi làm đúng theo phép nước)

-Đoạn 3:

+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chun quyền, ơng Trần Thủ Độ nói thế nào? (Ơng Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng)

+ Những lời nói và việc làm của ơng Trần Thủ Độ cho thấy ơng là người như thế nào? (Ơng là người cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước)

-Học sinh xin ý kiến của giáo viên. -GV chia sẻ thêm và chốt kiến thức:

+ Ở mẩu chuyện thứ nhất, khi có người muốn xin chức câu đương, ông Trần Thủ Độ đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác. Cô đố các em biết vì sao ơng lại làm như vậy? (Vì ơng muốn răn đe những kẻ khơng làm theo phép nước)

+Thơng qua ba mẩu chuyện trên, em có nhận xét gì về Thái sư Trần Thủ Độ? (Bài đọc ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, khơng vì tình riêng mà làm sai phép nước.)

Hoạt động 6: Đọc phân vai trong nhóm 1. Mục tiêu: Đọc phân vai đoạn văn 3 trong bài văn.

2. Cách tiến hành:

-Các nhóm luyện đọc phân vai đoạn 3 (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).

Học sinh thảo luận và nêu giọng đọc của các nhân vật: Lời viên quan tâu với vua: tha thiết, lời vua: chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ: trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ. Sau đó, học sinh phân cơng luyện đọc phân vai trong nhóm.

Hoạt động 7: Thi đọc

- Các nhóm thi đọc phân vai đoạn 3 trước lớp.

+ Cô mời 2-3 nhóm thi đọc phân vai đoạn 3 trước lớp. -Cùng bình chọn nhóm đọc hay, bạn đọc hay nhất.

+ Các em hãy bình chọn cho nhóm đọc hay, bạn đọc hay nhất. + Tại sao em lại bình chọn cho nhóm bạn?

+ Vì sao em lại thích cách đọc của bạn?

- Các nhóm cùng thi sắm vai một đoạn trong bài, các nhóm khác nhận xét, bình chọn cho bạn, cho nhóm đóng vai tốt nhất để nêu gương.

* Hoạt động kết thúc, nối tiếp:

- Hs đánh giá việc thực hiện mục tiêu:

+ Theo các em, tiết học hơm nay chúng mình đã thực hiện được mục tiêu của bài học chưa? (Theo em, chúng em đã thực hiện được mục tiêu của bài học vì chúng em đã đọc diễn cảm và hiểu được nội dung của bài đọc Thái Sư Trần Độ)

- Gv nhận xét, đánh giá : Qua tiết học hôm nay, cơ thấy tất các em đều tích cực học tập, tiết học của chúng ta rất sôi nổi. Đặc biệt, các em đã đọc rất hay, thể hiện được cảm xúc của các nhân vật và hiểu được nội dung của bài. Cô khen tất cả các em.

- Gv cho hs xem video về Thái sư Trần Thủ Độ. - Hs viết thư chia sẻ sau bài học.

3.1.3.2. Kế hoạch bài dạy “ Tập đọc: Công việc đầu tiên” KẾ HOẠCH BÀI DẠY KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tập đọc: Công việc đầu tiên (Bài 31A - Tuần 31) I.Mục tiêu

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trơi chảy được tồn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật.

2. Phát triển năng lực văn học:

-Hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên nguyện vọng và lịng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp cơng sức cho cách mạng.

3. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Khơi gợi lòng tự hào về truyền thống dân tộc, tình yêu đất nước, trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, đồ dùng dạy học, tranh minh họa bài tập đọc, video bài hát “ Phụ nữ Việt Nam”.

- Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, điều chỉnh hướng dẫn học ,đồ dùng học tập.

III. Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học

1. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trò chơi - Phương pháp hỏi đáp

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp thực hành luyện tập - Phương pháp thảo luận nhóm

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật khăn trải bàn - Kĩ thuật thảo luận nhóm

3. Hình thức tổ chức dạy học:

- Làm việc cá nhân

- Nhóm đơi, nhóm 4, cả lớp.

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

HĐ của GV HĐ của HS

A. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Mảnh ghép”

1. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.

Nêu được những tấm gương phụ nữ Việt Nam anh hùng qua các thời kì lịch sử

2. Cách tiến hành:

- Để khởi động tiết học, cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Mảnh ghép”.

Mảnh 1. Tên vị nữ anh hùng được nói đến trong đoạn thơ sau: “Người con gái….” (Võ Thị Sáu) Mảnh 2. Người con gái vùng núi Quan Yên – Thanh Hóa cùng anh là Tiệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược là ai? (Triệu Thị Trinh).

Mảnh 3. Năm 40, Hai người phụ nữ lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống quân Nam Hán là ai? (Hai Bà Trưng)

Mảnh 4. Người phụ nữ là Bộ trưởng Ngoại giao nước ta tham gia Lễ kí hiệp định Pa- ri 1973 là ai? (Nguyễn Thị Bình)

-GV: Các mảnh ghép mà chúng ta vừa tìm được đó là những tấm gương phụ nữ Việt Nam anh hùng qua

- Chơi trò chơi mảnh ghép.

- Là anh hùng lực lượng vũ trang/ Lãnh đạo đội quân tóc dài/ Lãnh đạo đồng khởi Bến Tre.

các thời kì lịch sử. Còn người phụ nữ trong bức ảnh này là ai? (bà Nguyễn Thị Định)

- Nói những điều em biết điều gì về bà Nguyễn Thị Định, hãy chia sẻ?

GV: Bà Nguyễn Thị Định là một tấm gương nổi tiếng, là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng, là anh hùng lực lượng vũ trang, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà. Và bài đọc “Công việc đầu tiên” chúng ta học hơm nay là trích đoạn hồi kí của bà- kể lại ngày bà cịn là cơ gái lần đầu làm việc cho cách mạng. Mời các em mở SGK Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm. - GV ghi

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt tiểu học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)