Câu hỏi tự luận

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm hóa học trung học cơ sở (Trang 32 - 37)

3. Các câu hỏi có nội dung liên quan đến phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn.

3.2. Câu hỏi tự luận

Câu 1. Các đồ vật bằng kim loại để ngoài mơi trường một thời gian có hiện

tượng gỉ gây hỏng hóc. Làm thế nào để tránh sự gỉ?

HS tự giải quyết vấn đề:

- Sử dụng dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men… - Rửa sạch, lau khô sau khi sử dụng…

- Vì khi phủ lên bề mặt kim loại 1 lớp bền vững với môi trường như: sơn, mạ, tráng men…sẽ ngăn cho kim loại tiếp xúc với mơi trường.

Câu 2. Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích tại sao xung quanh các lị

vơi hoặc nhà máy sản xuất vơi cây cối thường bị chết, dân không cấy trồng được và các cụ già, em nhỏ thường mắc các bệnh về đường hơ hấp

GV hướng dẫn: Trong q trình sản xuất vơi thì thốt ra một lượng lớn khí

CO2, CO, SO2, NO2,..và một số khí khác. Cũng do hàm lượng khí CO2, CO, SO2 quá lớn làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, hàm lượng khí thải là CO2, CO, SO2 vượt quá nhiều lần mức cho phép nên cây cối không thể sống nổi nên người dân cũng không thể cấy trồng được. Các cụ già và em nhỏ là những người dễ bị tổn thương nhất khi hít thở bầu không khí ô nhiễm như vậy nên thường mắc các bệnh về đường hô hấp.

Câu 3. Bằng kiến thức hóa học em hãy cho biết vì sao trong vịng một trăm

năm qua lượng khí thải CO2 do hoạt động công nghiệp thải ra rất lớn nhưng hàm lượng của khí này trong khí quyển tăng rất chậm? Em hãy cho biết hai nguyên nhân chính của việc thiên nhiên có khả năng điều chỉnh hàm lượng CO2.

GV hướng dẫn và HS trả lời: Mặc dù các nhà máy, các khu công nghiệp

mọc lên như nấm sau mỗi năm nhưng trong vòng một trăm năm qua hàm lượng khí thải CO2 gần như tăng rất chậm. Hai nguyên nhân chính làm hàm

lượng khí CO2 tăng rất chậm là:

Nguyên nhân thứ nhất: Do cây xanh hút CO2 và thải ra khí O2

Nguyên nhân thứ hai: Do một cân bằng hóa học được thiết lập từ phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + CO2 + H2O ⎯⎯⎯⎯→ Ca(HCO3)2

phản ứng này xảy ra trong lòng biển và các đại dương nơi chiếm bốn phần năm diện tích bề mặt trái đất.

Câu 4. Một số người mắc bệnh thiếu máu, người cảm thấy mệt mỏi, chóng

mặt. Cách khắc phục là gì? Vì sao?

GV hướng dẫn và HS tự giải quyết vấn đề: Bổ sung sắt bằng cách uống viên sắt, ăn những thực phẩm giàu sắt như: trứng, thịt, cá, quả chín, sữa có bổ sung sắt… Sắt là thành phần chính của chất hêmôglôbin (huyết cầu tố). Nhờ chất này mà máu có màu đỏ, đặc biệt là khả năng chuyển vận khí oxi từ phổi đến các tế bào.

Câu 5. Làm thế nào để nước biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng

sang thể hơi và ngược lại?

HS tự giải quyết vấn đề: Nước đá để ra ngồi khơng khí thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại.

Câu 6. Nước Giaven để ngồi khơng khí một thời gian làm giảm tác dụng tẩy

màu. Cách khắc phục là gì?

GV hướng dẫn: Đựng nước Giaven trong lọ kín, tối màu và sử dụng trong thời gian

ngắn.

Câu 7. Làm thế nào để trứng chín khơng cần lửa, bóc trứng khơng cần đập? GV hướng dẫn giải: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric. Axit clohiđric

đã tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Câu 8. Làm thí nghiệm đốt H2 hay bị nổ.

GV hướng dẫn: Thử độ tinh khiết của H2 trước khi làm. Hỗn hợp khí H2 và khí O2 là hỗn hợp gây nổ khi cháy. Hỗn hợp khí này cháy rất nhanh và tỏa rất nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột làm chấn động mạnh không khí gây ra tiếng nổ.

Câu 9. Em hãy giải thích vì sao người bn cá thường có động tác đập tay vào thành chậu?

HS tự trả lời: Khí oxi ít tan trong nước. Do đó cần phải cung cấp thêm oxi cho

hấp tốt hơn.

Câu 10. Tại sao trong thực tế sản xuất người ta không để than đá hay giẻ lau

máy đã qua sử dụng thành một đống lớn?

Hướng dẫn giải: Trong thực tế sản xuất người ta không để than đá hay giẻ lau máy đã qua sử dụng thành một đống lớn vì phản ứng oxi hóa chậm của than đá hay của paratin (giẻ lau máy) trong O2 không khí tỏa nhiệt rất mạnh, nhiệt độ tăng lên vượt quá nhiệt độ cháy có thể dẫn đến hỏa hoạn gây cháy cơng xưởng,… rất nguy hiểm.

Câu 11. Trong các dịp lễ hội, em thường thấy các trường thả bóng bay. Những

quả bóng đó có thể được bơm bằng những khí gì? Em hãy giải thích tại sao khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, cịn bơm khơng khí vào bóng thì bóng khơng bay được?

HS giải: Trong các dịp lễ hội người ta thường thả bóng, những quả bóng

thường được bơm bằng khí hiđro. Từ tỉ khối của hiđro so với khơng khí, ta thấy: khí hiđro nhẹ nhất xấp xỉ bằng 1/15 khơng khí nên bóng bay được. Bơm khơng khí thì bóng khơng bay được vì khơng khí cộng với khối lượng quả bóng sẽ lớn hơn khối lượng khơng khí, nên bóng khơng được đẩy lên.

Câu 12. Đèn cồn trong phịng thí nghiệm để lâu có hiện tượng cạn? Làm thế

nào để hạn chế hiện tượng này?

HS giải: Cồn dễ bay hơi đậy nắp để ngăn cản sự bay hơi của cồn.

Câu 13. Vận dụng kiến thức hóa học, em hãy giải thích tại sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh hoặc hoa tươi trong nhà?

HS giải: Do ban đêm khơng có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp

nên hấp thụ khí O2 và thải khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và dư quá nhiều khí CO2. Kết quả làm cho chúng ta bị mệt mỏi do phải ngủ trong căn phịng thiếu oxi vì có nhiều cây xanh. Ngược lại ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2. Nên khi trời nắng ta trú nắng dưới các tán lá cây sẽ cảm thấy rất dễ chịu.

Câu 14. Vụ tai nạn do ngã xuống giếng sâu không tử vong do chấn thương

mà tử vong do nguyên nhân khác. Đó là nguyên nhân nào? Để đảm bảo an tồn trước khi xuống giếng phải làm gì?

GV hướng dẫn: Nguyên nhân tử vong do ngạt khí CO2. Trước khi xuống

dưới giếng phải mang theo bình giữ khí O2 hoặc thơng khí trước khi xuống.

Câu 15. Người ta tôi vôi cho vôi vào nước hay cho nước vào vôi. Tại sao? GV hướng dẫn: Cho vôi vào nước. Nếu cho nước vào vơi thì vơi sẽ nhiều

nước sẽ ít. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt do chênh lệch áp suất nên bên ngoài phản ứng, bên trong khơng phản ứng sẽ gây hiện tượng vơi vón cục. Nên chúng ta cần phải cho vôi vào nước, nước nhiều hơn vơi sẽ tác dụng từ từ khơng có hiện tượng vơi vón cục. Mặt khác phản ứng này tỏa nhiều nhiệt, nước vơi rất nóng, khơng cẩn thận sẽ bị bắn nước vào mặt gây nguy hiểm.

Câu 16. Natri là kim loại rất hoạt động. Người ta thường bảo quản trong đâu? GV hướng dẫn: Bảo quản trong dầu hỏa. Natri phản ứng dễ với nước mà

trong khơng khí có hơi nước nên phải bảo quản trong dầu hỏa để Na khơng tiếp xúc với khơng khí trong đó có Oxi, hơi nước, CO2. Na2O hoặc NaOH tạo thành đều có thể tác dụng với CO2.

Câu 17. Ngun nhân làm cho khơng khí bị ơ nhiễm, ảnh hưởng và các biện

pháp bảo vệ khơng khí trong lành, tránh ơ nhiễm?

HS giải quyết vấn đề: Nguyên nhân: khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông, nạn phá rừng, cháy rừng,…

Ảnh hưởng: Gây tác hại đên sức khỏe con người, đời sống động vật, ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu.

Biện pháp: Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng nhiều cây xanh, sử dụng phương tiên công cộng, sử dụng xe đạp hay đi bộ vừa giảm chi phí, vừa hạn chế kẹt xe, vừa giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 18. Vì sao khơng nên dùng nước để dập tắt sự cháy do xăng dầu hình

thành?

HS tự giải quyết vấn đề: Không nên dùng nước vì xăng, dầu khơng tan trong

nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên nên vẫn cháy, có thể làm cho đám cháy lan rộng. Người ta thường trùm vải dày hoặc cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với khơng khí. Đó là một trong các biện pháp để dập tắt sự cháy.

Câu 19. Trong đời sống hằng ngày, những q trình nào sinh ra khí CO2, q

trình nào làm giảm khí CO2 và sinh ra khí O2? Nồng độ khí CO2 trong khơng khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái Đất (hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào làm giảm lượng khí CO2?

HS tự giải quyết vấn đề: Trong đời sống hằng ngày, những q trình sinh ra

khí CO2 là:

- Người và động vật trong quá trình lấy O2 và thải ra khí CO2. - Đốt cháy nhiên liệu (xăng, dầu, ga, củi,…), nạn cháy rừng… Những quá trình làm giảm khí CO2 và sinh ra khí O2:

- Cây cối ban ngày hấp thụ khí CO2 và sau khi đồng hóa, cây cối nhả ra khí O2.

Biện pháp làm giảm lượng CO2:

- Tăng cường trồng cây xanh, nghiêm cấm đốt phá rừng.

- Hạn chế đốt nhiên liệu, thí dụ dùng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu, hiện nay Viện năng lượng Việt Nam đã nghiên cứu và thiết kế thành công mẫu bếp đun tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng sạch.

Câu 20. Cháy (hỏa hoạn) thường gây tác hại nghiêm trọng về vật chất và cả

sinh mạng con người. Vậy theo em phải có biện pháp nào để phịng cháy trong gia đình?

Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy hay không?

HS tự giải quyết vấn đề: Các biện pháp để phòng cháy:

- Trong gia đình khơng đun nấu gần những vật dễ cháy, chú ý ngay cả khi thắp đèn, nhanh trên bàn thờ bằng gỗ.

- Không được câu mắc sử dụng điện tùy tiện, khi ra khỏi nhà, phòng học phải tắt đèn, quạt,…

- Khơng dùng dây đồng, giấy bạc thay cầu chì, khơng cắm trực tiếp dây dẫn điện vào ổ cắm, không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện.

- Khơng dùng đèn dầu, bật lửa ga để soi bình xăng.

Muốn dập tắt các đám cháy người ta thường dùng nước nhằm ngăn cách vật cháy với khí oxi và hạ nhiệt độ vật cháy, còn đám cháy do xăng, dầu người ta thường dùng khí CO2 hoặc phủ cát trên ngọn lửa mà khơng dùng nước vì đổ nước vào xăng dầu đang cháy sẽ làm cho đám cháy lan rộng nhiều hơn do xăng dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước.

Câu 21. Trước khi ăn rau sống để đảm bảo an tồn vệ sinh người ta thường

làm gì?

GV hướng dẫn và HS giải: Người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn (NaCl) từ 10 - 15 phút để sát trùng.

- Dung dịch muối ăn có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi kh̉n, nên do hiện tượng thẩm thấu có q trình chuyển ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt. Do tốc độ khuếch tán chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống trong nước muối từ 10-15 phút.

Câu 22. Làm thế nào để tách muối ra khỏi cát (sạn bẩn)? HS tự giải quyết vấn đề:

- Hòa tan hỗn hợp vào nước. - Lọc qua phễu có giấy lọc.

- Đun sơi cơ cạn nước lọc sẽ thu được muối nguyên chất.

Câu 23. Ngày nay gas được sử dụng phổ biến ở hộ gia đình nhưng do hạn chế

về kiến thức mà rất nhiều vụ tai nạn do nổ bình gas xảy ra. Làm cách nào để nhận biết được bình gas bị rò rỉ khí gas và cách giải quyết cụ thể khi gặp tình huống này?

HS tự giải quyết vấn đề:

- Vào bếp thấy mùi gas nồng nặc chứng tỏ có hiện tượng rị rỉ gas. - Trước tiên phải mở hết cánh cửa, kiểm tra và khóa van bình gas. - Tuyệt đối khơng được bật lửa, hoặc bật các công tắc điện, đèn pin...

- Nhanh chóng thốt ra khỏi nhà và báo ngay cho nhà cung cấp gas để xử lí.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm hóa học trung học cơ sở (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)