Doanh thu và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn thương mạixây dựng tt việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 35)

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.4 Doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất… của doanh nghiệp. Nó cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của các doanh nghiệp.

• Với bất cứ doanh nghiệp nào, doanh thu lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của họ. Lợi nhuận là yếu tố sống cịn của mỗi doanh nghiệp, khơng thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại. Nó sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Nói chung, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

• Có thể nói doanh thu và lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh tốn các khoản nợ. Doanh thu thấp đồng nghĩa rằng “hồi chng tử thần” đang được gióng lên với doanh nghiệp đó rồi.

• Doanh thu và lợi nhuận cũng là cơ sở đảo bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Và họ sẽ dùng số tiền ấy để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất…

• Doanh thu và lợi nhuận ổn định cũng giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và giúp việc vay vốn bên ngoài của họ trở nên dễ dàng hơn. Lợi nhuận và doanh thu cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

1.4.5 Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp

Thương hiệu (Branding) là những dấu hiệu được các cá nhân tổ chức sử dụng để tạo khác biệt hoá, nét riêng biệt cho sản phẩm hàng hoá mà họ cung cấp cho khách hàng, phân biệt với sản phẩm của chủ thể khác.

Thương hiệu là một tài sản của công ty, thường được cấu thành từ cái tên, cụm từ, logo, biểu tượng hay hình ảnh.Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định mua của khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho nhà cung cấp và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu đãi trong quan hệ với bạn hàng. Uy tín của doanh nghiệp là một tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.

Thương hiệu của một doanh nghiệp đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: thuyết phục người tiêu dùng sử dụng

sản phẩm, thuyết phục người bán hàng phân phối sản phẩm, tạo niềm tự hào cho nhân viên công ty, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả của quảng cáo tiếp thị, tác động làm tăng giá cổ phiếu, dễ dàng phát triển kinh doanh, làm tăng giá trị tài sản vơ hình của doanh nghiệp.

1.4.6 Thị phần

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Các nhà đầu tư và các nhà phân tích theo dõi sự tăng và giảm thị phần một cách rất cẩn thận, bởi vì đây có thể là một dấu hiệu của khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Khi tổng thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, một cơng ty duy trì được thị phần của mình sẽ tăng doanh thu ở mức độ và tốc độ tương tự như tổng thị trường. Một công ty đang phát triển thị phần sẽ tăng doanh thu nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Thị phần tăng có thể cho phép một cơng ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện khả năng sinh lời. Một cơng ty có thể cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng cách giảm giá, sử dụng quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm mới hay khác biệt. Ngồi ra, nó cũng có thể tăng kích thước thị phần của nó bằng cách hấp dẫn những đối tượng hoặc nhân khẩu học khác.

Việc tính tốn thị phần thường được thực hiện cho các quốc gia hoặc vùng cụ thể, chẳng hạn như thị phần ở châu Âu hoặc thị phần ở Mỹ. Các nhà đầu tư có thể thu thập dữ liệu thị phần từ nhiều nguồn độc lập khác nhau, chẳng hạn như các nhóm thương mại, các cơ quan quản lý, và thường từ chính cơng

ty. Tuy nhiên, một số ngành khó đo lường chính xác thị phần hơn các ngành khác.

1.5 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm thay đổi cách thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm. Với nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng với những tiến bộ vượt bậc trong cả lĩnh vực vật lý, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học buộc doanh nghiệp phải có những cuộc cách mạnh mẽ trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh.

Chiến tranh thương mại và tiền tệ giữa hai quốc gia có quy mơ kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc hiện nay đang diễn ra quyết liệt, khó lường và có ảnh hưởng sâu rộng đến các nền kinh tế khác trên thế giới, nhất là các nền kinh tế có độ mở cao và có quan hệ trực tiếp về thương mại, đầu tư với hai cường quốc này, trong đó có Việt Nam.

Để thích ứng với bối cảnh mới, vấn đề có ý nghĩa quyết định là các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy “nội lực”, nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động tham gia vào thị trường thế giới, qua đó có thể chuyển hóa khó khăn, thách thức thành những lợi thế mới. Trong đó, yếu tố quyết định để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh chính là cải thiện năng suất lao động của cả nền kinh tế và trong từng doanh nghiệp. Đây được xem là nhiệm vụ “sống còn” đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Vì vậy các doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và sở trường, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần lựa chọn quy mơ phù hợp, phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng cơng nghệ cao; tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn

cầu; đồng thời, cần giữ vững các thị trường truyền thống và từng bước thâm nhập vào các thị trường hoặc những phân đoạn thị trường cao cấp.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đổi mới tư duy để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới có điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù và văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam; đẩy mạnh ứng dụng điện toán đám mây nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngồi ra, các doanh nghiệp cần có chiến lược và thực thi chiến lược nâng cao năng suất lao động thông qua chú trọng tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ; tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG T&T VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng T&T Việt Nam. Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng T&T Việt Nam. & Xây Dựng T&T Việt Nam.

Thông tin khái quát.

Tên công ty : Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng T&T VIỆT NAM Tên giao dịch : VIET NAM T&T CONSTRUCTION AND TRADING COMPANY LIMITED.

Loại hình doanh nghiệp : Cơng ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên Địa chỉ: Thơn Đìa, Xã Nam Hồng, Huyện Đơng Anh, Thành phố Hà Nội Giám đốc cơng ty : Ơng Nguyễn Văn Thái.

Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Trọng Đức. Mã số thuế : 0105038434

Ngày hoạt động: 07/12/2010

Giấy phép kinh doanh: 0105038434

Ngành nghề chính: xây dựng cơng trình đường bộ. ❖ Lịch sử hình thành và q trình phát triển cơng ty.

➢ Năm 2010,công ty TNHH Thương Mại&Xây Dựng T&T Việt Nam ra đời với mục đích và tơn chỉ hàng đầu là xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. ➢ Công ty với định hướng trở thành một trong những công ty hàng đầu trong xây

dựng,phát triển trên cơ sở kết hợp sức mạnh tri thức,tính đồn kết tập thể và công nghệ cao mới.với cơ cấu gọn nhẹ,công ty đang ngày càng khẳng định vị thế và vị trí trong lĩnh vực xây dựng.với phương châm hoạt động của mình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho sự hài lòng của khách hàng và đối tác.

➢ Với đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư hàng đầu,quy trình làm việc chuyên nghiệp,khép kín. Con người T&T ln trau giồi, tu dưỡng và ý thức được sứ mệnh phục vụ khách hàng của mình “ chăm sóc khách hàng là để tồn tại và phát triển”

Việt Nam tiếp tục tham gia hội nhập mạnh mẽ với thế giới trên mọi phương diện. Rất nhiều cơ hơi,thách thức đang chờ đón chúng ta ở phía trước. T&T ln trân trọng và lắng nghe những ý kiến góp ý đầy thiện chí, cũng như những phê bình nghiêm túc để phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ,nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến quy trình quản lý, và cải thiện chất lượng phục vụ cho sự phát triển, đó la cơ hội hợp tác với quý khác hàng. Chúng tôi tin tưởng rằng với tập thể T&T đoan kết, vững mạnh và sự ủng hộ của quý khách hàng, chúng tôi chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

➢ Chiến lược phát triển: công ty TNHH Thương mại&Xây dựng T&T Việt Nam xây dựng chiến lược trên nền tảng kết hợp công nghệ hiện đại với khả năng sáng tạo của con người Việt Nam tạo ra những sản phẩm chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế với giá cả cạnh tranh. Các dự án được quản lý và thực hiện theo những quy trình và tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tơi khơng ngừng tìm tịi các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm chi phí cho khách hàng, chính vì điều này

được các khách hàng tin tưởng trong việc hoạch định các chiến lược và lộ trình đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

-Cán bộ, nhân viên T&T ln tâm niệm hai chữ “chất lượng” là mục tiêu kinh

doanh của doanh nghiệp. Chất lượng” của T&T được thể hiện trong từng khâu, từng giai đoạn và mọi lúc mọi nơi. Chính điều này đã tạo nên niềm tin của khách hàng.

2.1.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Lĩnh vực, ngành nghề kỳnh doanh:

Bảng 2.1: Bảng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của công ty

Số Thứ Tự Tên Ngành Mã Ngành Ngành chính 1 Xây dựng cơng trình đường bộ F4212 Y 2 Sản xuất sản phẩm chịu lửa C2391 N 3 Sản xuất xi măng,vôi,thạch cao C2394 N 4 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

C3320 N

5 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hồ khơng

khí.

F4322 N

6 Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác

7 Xây dựng cơng trình viễn thơng, thơng tin

liên lạc F4223 N 8 Xây dựng cơng trình cấp,thốt nước F4222 N 9 Xây dựng cơng trình cơng ích khác F4229 N 10 Xây dựng cơng trình thủy F4291 N

11 Cho thuê má móc,thiết bị và đồ dùng hữu hình khác khơng kèm người điều khiển N7730 N 12 Xây dựng cơng trình điện F4221 N 13 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên

quan M7110 N 14 Hồn thiện cơng trình xây dựng F43300 N 15 Xây dựng cơng trình khai khống F4292 N 16 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác F43900 N

Với ngành nghề kinh doanh chính là Xây dựng cơng trình đường bộ và Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng, Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng T&T Việt Nam ln hướng tới xây dựng những cơng trình chất lượng cao,phục vụ cho xã hội, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế và tiềm lực quốc gia.

Với mong muốn được phục vụ khách hàng ngày càng chu đáo hơn, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi sự góp ý của khách hàng.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng T&T Việt Nam

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

( Nguồn: Tài liệu công ty) Cụ thể như sau :

Hội đồng thành viên : Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn

và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

Giám đốc điều hành : Là người đại diện có quyền quyết định, điều hành mọi

hoạt động của công ty, cũng như chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh và thực hiện đầy đủ các chính sách về pháp luật và quy định của Nhà Nước. Giám Đốc là đại diện pháp nhân của cơng ty, có quyền tham gia đàm

phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, có quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của cơng ty. Ngồi việc chịu trách nhiệm chung, Giám Đốc cịn điều hành một số cơng tác then chốt, quan trọng và những vấn đề phát sinh đột xuất. Bên cạnh đó, Giám đốc theo dõi giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho toàn thể nhân viên tham gia quản lý và hoạt động tốt mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty.

Phòng kỹ thuật : Quản lý chất lượng nguyên liệu vật liệu đầu vào, quản lý số

lượng vật liệu xuất ra xây dựng, xây dựng định mức tiêu hao vật liệu cho một dự án, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động xây dựng của cơng ty.

Phịng kinh doanh : Giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế, tìm kiếm

khách hàng mới, mở rộng thị trường phân phối sản phẩm, lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các chương trình khuyến mãi, thu thập và nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường về các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược giúp cơng ty hồn thành kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả nhất. ➢ Phịng kế tốn : Chịu trách nhiệm cân đối nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập

Báo Cáo Tài Chính về tồn bộ hoạt động kinh doanh của Cơng Ty. Cân đối nguồn vốn, theo dõi khả năng sinh lời cũng như việc phân phối lợi nhuận cho Công ty. Chịu trách nhiệm thực hiện, kiểm tra chế độ tài chính kế tốn hiện hành. Hàng ngày, kế tốn phải ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty. Thực hiện các chế độ tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn thương mạixây dựng tt việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 35)