CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
3.2.3 Đo lường phản ứng của giá
Lợi nhuận hàng ngày được tính tốn theo cơng thức sau:
𝐑𝐣𝐭 = 𝐋𝐧 ( 𝐏𝐣𝐭
𝐏𝐣𝐭−𝟏)
trong đó: Pjt là giá cổ phiếu j tại thời điểm t; Pjt-1: là giá cổ phiếu j tại thời điểm t-1.
Lợi nhuận bất thường ngày t
AR (Abnormal Return) là lợi nhuận bất thường, được định nghĩa là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng (Brown & Warner 1980). Trong nghiên cứu này, AR được tính trong một khung thời gian (event window) là 11 ngày [- 10,+10] (10 ngày trước thông báo và 10 ngày sau thông báo mua cổ phiếu quỹ). Lợi nhuận bất thường ngày t được tính theo mơ hình lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro và thị trường (market and risk adjusted) tương tự như MacKinlay (1997):
𝐀𝐑𝐣𝐭 = 𝐑𝐣𝐭 − ∝𝐣− 𝛃𝐣 ∗ 𝐑𝐦𝐭
Cửa sổ ước lượng Cửa sổ sự kiện Cửa sổ sau sự kiện
T1
Ngày 0
T2 T3
Lợi nhuận bất thường cho chứng khoán j vào ngày t cũng được tính theo mơ hình lợi nhuận điều chỉnh theo thị trường (market adjusted) tương tự như các nghiên cứu Azevedo et al. (2014) và Bildik & Gülay (2008).
𝐀𝐑𝐣𝐭 = 𝐑𝐣𝐭 − 𝐑𝐦𝐭
trong đó: Rjt là lợi nhuận thực tế của cổ phiếu j vào ngày t, được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của giá cổ phiếu trong ngày t chia cho giá ngày t – 1; Rmt là lợi nhuận của danh mục thị trường, trong trường hợp này là chỉ số thị trường VN- Index, được xác định bằng cách lấy logarit tự nhiên của chỉ số thị trường trong ngày t chia cho chỉ số thị trường ngày t – 1; ∝j và βj là hệ số hồi quy được tính bằng cách
hồi quy dữ liệu Rjt theo Rmt trước ngày sự kiện, cụ thể là từ ngày -89 đến ngày -11.
Lợi nhuận bất thường trung bình (AAR)
Lợi nhuận bất thường trung bình (AAR) vào ngày t được tính theo cơng thức sau:
𝐀𝐀𝐑𝐭 = 𝟏
𝐍∑ 𝐀𝐑𝐣𝐭
𝐍 𝐣=𝟏
với N là số các quan sát, ARjt là lợi nhuận bất thường của chứng khoán j vào ngày t.
CAAR là lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình
CAAR là lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình (cumulative average abnormal return) là tổng của các lợi nhuận bất thường trung bình trong một giai đoạn, được tính như sau:
𝐂𝐀𝐀𝐑(𝐭𝟏, 𝐭𝟐)= ∑𝐀𝐀𝐑𝐭
𝐭𝟐
Phương pháp kiểm định
Kiểm định t-test
Kiểm định t-test dựa trên giả định là lợi nhuận tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Phương pháp kiểm định này được sử dụng khá phổ biến như đề cập trong nghiên cứu của Brown & Warner (1985), Bajo (2010) và gần đây ở Việt Nam thì tìm thấy trong nghiên cứu của Vinh & Kiếm (2014).
Kiểm định sự tồn tại của lợi nhuận bất thường:
t-test vào ngày t được tính như sau:
𝐭 𝐬𝐭𝐚𝐭 = 𝐀𝐀𝐑𝐭 𝐒̂(𝐀𝐀𝐑𝐭) trong đó, 𝐒̂(𝐀𝐀𝐑𝐭) = √𝟏 𝟕𝟖∑−𝟏𝟏(𝐀𝐀𝐑𝐭− 𝐀𝐀𝐑̅̅̅̅̅̅ )𝟐 −𝟖𝟗 𝐀𝐀𝐑 ̅̅̅̅̅̅ = 𝟏 𝟕𝟗∑ 𝐀𝐀𝐑𝐭 −𝟏𝟏 −𝟖𝟗
Với 𝑆̂( 𝐴𝐴𝑅𝑡) độ lệch chuẩn của lợi nhuận bất thường được tính cho 79 ngày trước
khung sự kiện.
Kiểm định sự tồn tại của lợi nhuận bất thường tích lũy:
𝐭𝐂𝐫𝐨𝐬𝐬 =𝐂𝐀𝐀𝐑(𝐭𝟏, 𝐭𝟐) 𝛔̂𝐂𝐀𝐀𝐑(𝐭𝟏,𝐭𝟐) trong đó, 𝛔 ̂𝐂𝐀𝐀𝐑 (𝐭𝟏,𝐭𝟐) = √ 𝟏 𝐍(𝐍 − 𝐝)∑(𝐂𝐀𝐑𝐣(𝐭𝟏, 𝐭𝟐) − 𝐂𝐀𝐀𝐑(𝐭𝟏, 𝐭𝟐))𝟐 𝐍 𝐣=𝟏
Với: N là số các quan sát; d là số bậc tự do; 𝐶𝐴𝑅𝑗(𝑡1, 𝑡2) là lợi nhuận bất thường
tích lũy của quan sát j trong khung thời gian [𝑡1, 𝑡2]; và 𝐶𝐴𝐴𝑅(𝑡1, 𝑡2) là lợi nhuận
bất thường tích lũy trung bình trong khung thời gian [𝑡1, 𝑡2]
Kiểm định Sign test
Sign test là phương pháp kiểm định khơng địi hỏi lợi nhuận bất thường phải là phân phối chuẩn. Phương pháp này được đề cập trong nghiên cứu của Cowan (1992) và Vinh & Kiếm (2014) cũng đã sử dụng trong nghiên cứu của họ tại Việt Nam. Sign test dựa trên tỷ lệ của các lợi nhuận bất thường dương vào ngày sự kiện và với thời gian được tính cho 79 ngày trước khung sự kiện, cụ thể:
𝐙𝒕 = 𝒘 − 𝒏𝒑̂
[𝒏𝒑̂(𝟏 − 𝒑̂]𝟏/𝟐
Trong đó, w là số quan sát có lợi nhuận bất thường là dương trong ngày sự kiện; n là số sự kiện trong mẫu; 𝒑̂ là phần lợi nhuận bất thường dương kỳ vọng trong giả
thuyết không (null hypothesis) được xác định trong khung thời gian dự báo là 79 ngày và được tính theo cơng thức sau:
𝐩 ̂ = 𝟏 𝒏∑ 𝟏 𝟕𝟗 𝒏 𝐣=𝟏 ∑ ∅𝒋𝒕 −𝟏𝟏 −𝟖𝟗 Với ∅jt = {1 nếu ARjt > 0
0 nếu ngược lại