Tồn tại một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai ban hành có nội dung sai trái.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

đai ban hành có nội dung sai trái.

Sai trái về nội dung của VBQPPL là dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, bởi nội dung văn bản chính là các quy định hoặc mệnh lệnh tác động trực tiếp lên các đối tượng liên quan. Một VBQPPL trong lĩnh vực đất đai có nội dung sai trái sẽ ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của các đối tượng chịu sự tác động của các văn bản này, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả của các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai.

Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai có nội dung sai trái cũng giống như VBQPPL nói chung là những văn bản có nội dung trái với các quy định của Hiến pháp và pháp luật, không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước, hoặc không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Thông thường, VBQPPL trong lĩnh vực đất đai có nội dung sai trái xảy ra phổ biến tại những văn bản của chính quyền địa phương. Một ví dụ cụ thể là Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND thị xã Tuyên Quang ban hành Quy định về trình tự, thủ tục mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Tuyên Quang. Tại Điều 3 quy định: “UBND xã, phường chỉ tiếp nhận và giải quyết yêu cầu chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng QSDĐ đối với trường hợp thửa đất chuyển nhượng đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ”. Trong khi đó, tại điểm 1.1 khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT – BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất quy định về hồ sơ hợp lệ yêu cầu công chứng, chứng thực, trong đó quy định: “Trường hợp trong thời hạn theo quy định tại Điều 184 của Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, nếu người đang sử

dụng đất chưa có Giấy chứng nhận QSDĐ thì phải có bản sao một trong các

loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai,

trường hợp người sử dụng đất có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa

chính thì phải có xác nhận bằng văn bản (bản sao) của UBND, phường, thị trấn nơi có đất”. Theo quy định này, nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ mà

có bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 Điều 50 Luật Đất đai hoặc có xác nhận của UBND cấp cơ sở về việc có tên trong sổ địa chính thì vẫn được chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng QSDĐ. Như vậy, quy định chỉ chấp nhận chứng thực đối với trường hợp có Giấy chứng nhận

QSDĐ của UBND thị xã Tuyên Quang là không đúng, trái với quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 181/2001/NĐ - CP.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)