Tồn tại một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước sai trái về thể thức và kỹ thuật trình bày văn

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

đai của các cơ quan nhà nước sai trái về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản pháp luật đã được pháp luật quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của Bộ Nội vụ và Văn phịng Chính phủ ngày 06/05/2005, Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ngày 03/07/2007 của UBTVQH ban hành quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Song, những sai phạm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản lại khá phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn trong số những sai phạm của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai với các biểu hiện sai trái khá đa dạng. Thông thường, các VBQPPL trong lĩnh vức đất đai sai về cách thức trình bày, hình thức, bố cục văn bản chưa chặt chẽ, rõ ràng hoặc sử dụng ngơn ngữ chưa chuẩn, cịn nhiều khiếm khuyết.

Trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cấp, các ngành sai phạm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản là phổ biến nhất; chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các văn bản phát hiện có dấu hiệu sai trái.

Lỗi thường gặp trong văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai xảy ra phổ biến là việc phần địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được ghi là “thành phố,…../…/…/”. So với quy định tại Điểm a, Khoản 4, Mục 2, Thơng tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP thì việc trình bày như vậy là chưa đúng. Phần địa danh ghi tên thành phố trực thuộc trung ương; phần ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ ngày… tháng... năm... nhưng đa số những văn bản này lại sử dụng dấu gạch chéo; còn phần các chỉ số

ngày, tháng, năm phải viết thêm số “0” trước những ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2. Đây là sai phạm mà các chủ thể ban hành thường mắc phải trong quá trình soạn thảo, ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai mặc dù pháp luật đã có những quy định rất chi tiết. Các VBQPPL do cơ quan địa phương (nhất là các xã, phường) ban hành, trong phần địa danh không ghi đầy đủ đơn vị hành chính trước tên gọi của đơn vị hành chính được đọc theo tên người hoặc chữ số cũng xảy ra khá phổ biến. Ví dụ, một số văn bản của phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La ban hành trình bày như sau: “Tô Hiệu, ngày...tháng...năm...” thậm chí có trường hợp khơng ghi năm ban hành văn bản. Ví dụ: “Số: 15/NĐ - CP”, như vậy theo quy định của pháp luật thì phải ghi đầy đủ là “Số: 15/2009/NĐ - CP”.

Vấn đề trình bày tên cơ quan ban hành văn bản cũng thường hay có những sai sót. Chẳng hạn, một quyết định của UBND tỉnh X trình bày phần này như sau: “ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH”. Việc trình bày như vậy là chưa đúng với quy định pháp luật vì “tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ theo tên gọi chính thức, căn cứ vào văn bản thành lập, quy định tổ chức bộ máy”. Như vậy, sai sót của trường hợp này là viết thiếu tên tỉnh, đây là lỗi chủ yếu xảy ra với các văn bản của địa phương do chủ thể soạn thảo cho rằng những văn bản này chỉ có hiệu lực tại địa phương mình nên khơng ghi tên tỉnh, thành phố, huyện. Nghiêm trọng hơn có những trường hợp trong cách trình bày tên cơ quan văn bản lại coi HĐND và UBND cấp huyện là cơ quan chủ quản của chính quyền cấp xã, thậm chí có văn bản cịn ghi đơn vị hành chính lãnh thổ phía trên cơ quan ban hành văn bản pháp luật.

Phần thể thức, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền thực tế cũng tồn tại nhiều lỗi sai phạm. Ví dụ, tại một văn bản của UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, thể thức này được trình bày như sau:

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)