Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngxuất khẩu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU VỀ MẠ KẼM NHÚNG NÓNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC (Trang 27 - 31)

Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này thường

xuyên làm ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong tương lai của hoạt động xuất khâu của doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng tác động của chúng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

2.1.4.1.Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước.

a. Nhóm nhân tố bên ngồi doanh nghiệp.

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng nằm bên trong đất nước nhưng khơng chịu sự kiểm sốt của doanh nghiệp. Các nhân tố đó là:

– Chiến lược, phát triển kinh tế – xã hội chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước. Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà cịn cả trong tương lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Đây là một chiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu cuả thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trường quốc gia. Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương.

Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

– Tỷ giá hối đoái hiện hành: Tỷ giá hối đối là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp..

– Khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước: Khả năng này đảm bảo nguồn hàng cho cho doanh nghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với khối lượng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường

nước ngồi hay khơng. Điều này quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh nghiệp đưa ra chào bán trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản xuất hàng xuất khẩu còn thấp kém, mặt hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

– Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, do đó đơi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.

– Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước:

Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao thơng vận tải, trình độ phát của hệ thống thơng tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp.

Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ngồi ra, cịn có rất nhiều các nhân tố khác nữa mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu biết về nó.

b. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt và điều chỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Có thể kể đến các nhân tố sau:

– Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp: Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh

đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.

– Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các cơng việc của q trình xuất hàng hố. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả cơng việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của tồn doanh nghiệp.

– Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mơ vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tác động khơng nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp (đúng hướng) sẽ phát triển tốt.

c. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý.

Vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tự nhiên ban cho, thơng qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất khẩu.

Nguồn tài nguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng , quy mơ hàng xuất khẩu của quốc gia.

Vị trí địa lý có vai trị như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia. Vị trí đị lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế , hoặc thuúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch , vận tải , ngân hàng…

2.1.4.2.Nhóm các nhân tố ảnh hưởng ngồi nước.

Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm sốt của quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau:

– Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh tốn của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát

triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất..

– Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sức mua của khách hàng.

Chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh nghiệp: Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó.

2.1.4.3.Ảnh hưởng của tình hình kinh tế – xã hội thế giới.

Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thị trường tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tễ- xã hội ở nước ngồi đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngồi nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát , thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái kinh tế…của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU VỀ MẠ KẼM NHÚNG NÓNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC (Trang 27 - 31)