Sự cần thiết khách quan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện báv ái tỉnh ninh thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

1.3 Sự cần thiết khách quan và vai trò của việc phát triển kinh tế hộ gia

1.3.1 Sự cần thiết khách quan:

Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất hình thành sớm nhất trong đời sống và hoạt động kinh tế của lồi người; kinh tế hộ gia đình nơng dân, với tư

cách là một trong những hình thức tổ chức sản xuất trong trong lĩnh vực nông nghiệp- vì vậy cũng được ra đời từ rất sớm, ở mỗi giai đoạn khác nhau vị trí của ngành nơng nghiệp nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia đều có vị trí quan trọng: cung cấp lương thực, thực phẩm là nhu cầu tối cơ bản cho con người, nguyên vật liệu cho công nghiệp, sản phẩm cho xuất khẩu…; trong những thập kỷ gần đây KTHND trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái cũng như KTHND gắn với các loại hình kinh tế khác đặc biệt là kinh tế hợp tác, kinh tế nhà nước đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm.

Cùng với sự phát triển của LLSX và sự phân công lao động xã hội, KTHND đã có những biến đổi cơ bản về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh; “Hộ tự cấp- tự túc” với quy mô nhỏ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đã chuyển dần

thành “ Hộ sản xuất hàng hóa” với kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, hiện

đại, vận động theo cơ chế thị trường; năng suất lao động, tỷ suất hàng hóa trong

nơng nghiệp nhờ đó đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Tại các nước phát triển, mặc dầu hộ sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp chỉ chiếm 5-7% tổng số hộ nhưng đã tạo ra một khối lượng nông sản đủ nhu cầu trong nước với mức tiêu dùng cao đồng thời có một phần để xuất khẩu.

Những thành tựu đó là kết quả của nhiều giải pháp, trong đó phát triển

KTHND trong quá trình chuyển sang theo cơ chế thị trường là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu.

Quá trình phát triển kinh tế là quá trình trải qua nhiều phương thức tổ chức sản xuất, trải nghiệm nhiều cơ chế quản lý, đến nay thì cơ chế thị trường là vấn đề đã và đang được hầu hết các quốc gia quan tâm, nó là một trong những

nội dung để đánh giá trong việc mở rộng và tham gia các tổ chức kinh tế của thế giới. Việc phát triển KTHND cũng vậy, là quá trình lịch sử trải qua nhiều giai

đoạn, ở giai đoạn sơ khai của sản xuất nông nghiệp, con người hộ và gia đình

khi mới hình thành, hoạt động kinh tế chủ yếu lúc này là săn bắn, hái lượm, nuôi dưỡng những thú vật săn bắt được, sau đó tiến hành trồng trọt, chăn ni tự cấp - tự túc. Cùng với sự phát triển của LLSX, phân công lao động xã hội phát triển, năng suất lao động tăng dần lên, sản xuất hàng hóa ra đời, các HND bắt đầu bán những sản phẩm dư thừa để trao đổi những sản phẩm cần thiết, thiếu; dần dần hộ nông dân chuyển hẳn sang sản xuất những sản phẩm có lợi thế với mục đích

cung cấp (bán) cho người khác và với số lượng lớn ( không phải đơn giản là sản phẩm dư thừa ) và được chi phối theo cơ chế thị trường. Các hộ gia đình căn cứ vào nhu cầu cụ thể của thị trường về các loại nông sản, hoặc thu nhận những tín hiệu của thị trường về chủng loại, chất lượng, số lượng và giá cả của từng loại nơng sản để tiến hành sản xuất. Q trình này địi hỏi tất yếu phải có sự chuyển

đổi trong nơng nghiệp và nâng cao trình độ của kinh tế hộ gia đình theo cơ chế

thị trường.

Sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường phát triển càng cao thì sự phân cơng lao động diễn ra ngày càng sâu, rộng và vượt ra ngoài phạm vi một địa

phương, một nước. Sản xuất hàng hóa của KTHND vì vậy cũng được đặt ra

trong bối cảnh phân công và hợp tác quốc tế. Xuất phát từ mối tương quan trong hợp tác và cạnh tranh trên trường quốc tế , mỗi quốc gia đều nỗ lực phát huy lợi

thế của mình để xuất khẩu nơng sản, thực hiện các biện pháp để bảo hộ nông sản , có những biện pháp trực tiếp, những biện pháp gián tiếp, biện pháp cơ sở và

định hướng…với mục tiêu giành lấy hoặc chiếm lĩnh thị trường. Như vậy, quá

trình phát triển KTHND trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ban đầu chỉ là những hoạt động mang tính chất riêng lẻ, tự phát, dần dần cùng với sự

phát triển của cơ chế thị trường, giữa các hộ hình thành một sự liên kết hợp tác một cách có tổ chức từ thấp đến cao như các hiệp hội, các nghiệp đoàn và tiến đến có sự can thiệp của Nhà nước là yếu tố không thể thiếu được dù bất cứ ở

mỗi chế độ xã hội nào.

Vấn đề đặt ra là tại sao phát triển sản xuất hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước là vấn đề có tính quy luật của sự phát

triển KTHND. Điều này có thể lý giải thơng qua vai trị của KTHND trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong q trình vận động chuyển sang cơ chế thị trường nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện báv ái tỉnh ninh thuận trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)