(Điều 142 BLHS) với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
(Điều 144 BLHS).
Thứ nhất, khác nhau. - Về mặt khách quan
Điều 144 BLHS 2015 quy định Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với mình. Người phạm Tội cưỡng dâm có thể dùng rất nhiều thủ đoạn khác nhau như: lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là lời hứa…Tức là người phạm tội không trừ bắt ký một thủ đoạn nào miễn là thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại hoặc lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đó chính là mối quan hệ giữa người phạm tội và bị hại. Người phạm Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và người bị hại có mối quan hệ phụ thuộc, ràng buộc nhau, người bị hại đang trong tình trạng lệ thuộc vào người phạm tội hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Đây chính là dấu hiệu pháp lý bắt buộc đối với cấu thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu giữa nạn nhân và người bị hại khơng có quan hệ lệ thuộc hoặc nạn khơng trong tình trạng quẫn bách thì hành vi phạm tội sẽ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nếu thoả mãn các dấu hiệu pháp lý khác của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Quan hệ lệ thuộc được thể hiện ở nhiều mặt như: về vật chất (như được nuôi dưỡng, trợ cấp tiền bạc…), về quan hệ xã hội (như giáo viên với học sinh, giữa bác sĩ với bệnh nhân,…), về quan hệ gia đình (như anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha…)Tất cả các mối quan hệ trên đều phải là mối quan hệ lệ thuộc thực tế, nghĩa là ý chí của nạn nhân phải bị áp đặt, chi phối mạnh mẽ bởi người thực hiện hành vi phạm tội. Tình trạng quẫn bách được hiểu là người đang trong tình trạng vơ cùng khó khăn về vật chất hoặc tinh thần khiến họ phải miễn cưỡng cho giao cấu. Những trường hợp thường gặp như là: bịđe doạ tung clip nhạy cảm, khơng có tiền để chữa bệnh cho người thân, bị người khắc nắm được hành vi sai trái của mình nên phải giao cấu theo ý muốn của họ.
- Về hình phạt áp dụng. Đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có mức thấp nhất. Mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 142 là từ 07 năm đến 15 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 20 năm, từ chung thân hoặc tử hình. Đối với tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS) có mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 là từ 05 năm đến 10 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 12 năm đến 20 năm.
- Về chủ thể đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 12 BLHS). Đối với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 (Điều 12 BLHS).
Thứ hai, giống nhau.
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có các dấu hiệu pháp lý giống nhau về khách thể và chủ quan của tội phạm thể hiện ở chỗ cả 2 tội phạm này đều xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người và đều thực hiện do lỗi cố ý.
1.3.2 Phân biệt dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
(Điều 142 BLHS) và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từđủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)
Điều 145 BLHS quy định về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là hành vi của
một người đã thành niên giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không trái với ý muốn của nạn nhân.
Thứ nhất, khác nhau.
- Về mặt khách quan điểm khác biệt cơ bản giữa Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thể hiện ở ý chí của người bị hại. Người bị hại trong Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi họ giao cấu tự nguyện, nghĩa là họđồng ý với hành vi giao cấu mà không bị đe doạ hay cưỡng ép như Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay Tội cưỡng dâm người từđủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
- Về chủ thể đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 12 BLHS). Đối với giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 (Điều 12 BLHS).
- Về hình phạt áp dụng. Đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có mức thấp nhất. Mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 142 là từ 07 năm đến 15 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 20 năm, từ chung thân hoặc tử hình. Đối với Tội giao cấu hoặc hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) có mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 là từ 01 năm đến 05 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 07 năm đến 15 năm. Sở dĩ có mức hình phạt thấp nhất và cao nhất khác nhau giữa 2 loại tội phạm này là do tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là cao hơn so với Tội giao cấu hoặc hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có các dấu hiệu pháp lý giống nhau về khách thể và chủ quan của tội phạm thể hiện ở chỗ cả 2 tội phạm này đều xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người và đều thực hiện do lỗi cố ý.
Kết luận Chương 1
Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đề tài của luận văn đã đưa ra một số quan điểm về định tội danh nói chung qua đó, phân tích những ưu điểm, những hạn chế để từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra khái niệm về định tội danh nói chung và định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng và làm rõ nhưng đặc điểm mang tính đặc thù của khái niệm định tội danh đối với loại tội phạm này. Mặt khác để bảo đảm việc định tội danh đúng khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, đề tài đã phân tích và làm rõ các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định Điều 142 BLHS và Nghị quyết số 06/NQ-NĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng quy định từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS đồng thời có sự phân tích so sánh sự khác nhau và giống nhau về các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội phạm có liên quan. Kết quả nghiên cứu về lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại chương này dùng làm cơ sởđể phân tích đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế tại chương 2 của luận văn.
Chương 2
THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG