Quy định của Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Việt Nam với việc gia nhập Thỏa ước LaHay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Trang 65 - 81)

2.2. Quy định của Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng

2.2.2. Quy định của Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công

công nghiệp theo Văn kiện Geneva 1999

Hồ sơ đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục nộp đơn và đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được ghi nhận tại Chương I từ Điều 3 đến Điều 18 của Văn kiện Geneva 1999 và Quy chế thi hành Thỏa ước La-Hay quy định chi tiết việc thực hiện văn kiện này.

Một bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Văn kiện Geneva 1999 bao gồm có Tờ khai đơn, một số lượng theo quy định các ảnh chụp/bản vẽ hoặc bản sao, mẫu vật, mơ hình của các kiểu dáng được đăng ký và các khoản phí phải nộp (quy định rõ trong Quy chế thi hành Thỏa ước La-Hay). Điều 4 Văn kiện Geneva 1999 quy định bộ hồ sơ đăng ký có thể được nộp trực tiếp tại Văn phịng quốc tế hoặc nộp gián tiếp thông qua trung gian là Cơ quan quốc gia của nước thành viên Thỏa ước La-Hay nếu luật quốc gia của nước đó cho phép như vậy. Cơ quan quốc gia có thể yêu cầu người nộp đơn nộp một khoản phí chuyển giao đối với cách thức nộp đơn gián tiếp. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể thơng báo với Tổng thư ký

của WIPO bằng một tuyên bố không chấp nhận việc nộp đơn quốc tế thông qua Cơ quan quốc gia của mình.

Bộ hồ sơ hồn chỉnh phải được đựng trong cùng một phịng bì hoặc một bao gói duy nhất. Mọi kích thước bên ngồi của bao gói/phong bì này khơng được lớn hơn 30cm, và tổng trọng lượng không được vượt quá 4 kg. Như vậy, khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cũng phải lưu ý những quy định về hình thức của tờ khai đơn cũng như của bộ hồ sơ để tránh lãng phí thời gian trong việc đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp cho sản phẩm của mình.

Người có quyền nộp đơn

Theo quy định tại Điều 3 Văn kiện Geneva 1999 thì người nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La-Hay phải đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

 Là công dân của một quốc gia thành viên của Thỏa ước La-Hay hoặc quốc gia trực thuộc tổ chức liên chính phủ đã tham gia Thỏa ước La-Hay (EU hoặc OAPI);

 Cư trú tại lãnh thổ một quốc gia thành viên Thỏa ước La-Hay;

 Thiết lập hoạt động thương mại và công nghiệp thực sự và hiệu quả tại lãnh thổ một quốc gia thành viên Thỏa ước La-Hay;

 Ngồi ra, Văn kiện Geneva 1999 cịn bổ sung trường hợp người nộp đơn thường trú tại lãnh thổ một quốc gia thành viên Thỏa ước La-Hay.

Quy định này rõ ràng là rất linh hoạt và tạo điều kiện tối đa cho những chủ thể muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La-Hay. Người nộp đơn không đáp ứng được một trong các tiêu chí trên chỉ có thể tiến hành đăng ký bảo hộ kiểu dáng cơng nghiệp của mình thơng qua các Cơ quan quốc gia hoặc Cơ quan khu vực liên quan.

Hình thức của Tờ khai đơn

hành. Tờ khai nên được đánh máy để đảm bảo yêu cầu dễ đọc, dễ lưu trữ. Mỗi đơn đăng ký được lập thành 2 bản và có đầy đủ chữ ký của người nộp đơn. Về mặt ngôn ngữ, một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Văn kiện Geneva 1999 phải được làm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha (tùy theo lựa chọn của người nộp đơn). Ngồi ra, ngơn ngữ của thư từ giao dịch giữa người nộp đơn đăng ký hoặc người chủ sở hữu với Văn phịng quốc tế, ngơn ngữ của việc ghi nhận, thông báo việc đăng ký cũng được thực hiện bằng ngôn ngữ của đơn đăng ký ban đầu.

Việc nộp đơn theo hình thức điện tử cũng có thể được tiến hành thơng qua giao diện nộp đơn điện tử (E-filing) trên trang web của WIPO (www.wipo.int/hague/en). Đơn đăng ký quốc tế không yêu cầu phải được đăng ký trước tại Cơ quan quốc gia của nước thành viên Thỏa ước La-Hay. Do vậy kiểu dáng cơng nghiệp có thể được bảo hộ ngay từ đầu ở cấp độ quốc tế.

Nội dung bắt buộc của đơn đăng ký quốc tế

Thông tin về người nộp đơn: Người nộp đơn phải ghi đầy đủ thông tin về tên và địa chỉ, điện thoại liên lạc trong Tờ khai. Nếu người nộp đơn là cá nhân thì tên phải được nêu là họ và tên, họ được đặt trước tên. Nếu người nộp đơn đăng ký là pháp nhân thì tên được nêu là tên đầy đủ, chính thức của pháp nhân đó.

u cầu đăng ký quốc tế theo Văn kiện Geneva 1999: Do hệ thống Thỏa ước La-Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng cơng nghiệp có ba Văn kiện có hiệu lực thi hành nên người nộp đơn cần phải chỉ rõ mình tiến hành thủ tục đăng ký quốc tế theo Văn kiện London 1934, Văn kiện La-Hay 1960 hay Văn kiện Geneva 1999 để Văn phòng quốc tế phân loại dễ dàng.

Chỉ dẫn về sản phẩm hoặc các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp hoặc có liên quan đến kiểu dáng cơng nghiệp theo chỉ định: Đơn đăng ký phải chỉ rõ tên gọi chính xác của sản phẩm hoặc các sản phẩm dự

định mang kiểu dáng. Việc phân loại sản phẩm ở mục này được dựa vào bảng Phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước Locarno. Quy định này nhằm giúp Văn phòng quốc tế cũng như Cơ quan quốc gia và các bên liên quan xác định chính xác được kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ cũng như lĩnh vực sử dụng, từ đó đưa ra được các đánh giá nhanh chóng và chính xác. Thực tế rất nhiều kiểu dáng cơng nghiệp nếu khơng có chỉ dẫn sản phẩm mang kiểu dáng sẽ rất khó cho các cơ quan chun mơn đánh giá, phân loại, tìm đối chứng trong quá trình thẩm định.

Danh sách các quốc gia thành viên nơi người nộp đơn yêu cầu đăng ký quốc tế có hiệu lực: Đăng ký kiểu dáng tại Văn phòng quốc tế sẽ có hiệu

lực tại mỗi quốc gia thành viên được người nộp đơn chỉ định trong đơn tương tự như họ đã nộp đơn đăng ký tại mỗi Cơ quan quốc gia và giành được sự bảo hộ theo quy định của pháp luật quốc gia.

Tuy nhiên, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại các quốc gia thành viên khác có thể vấp phải sự từ chối bảo hộ của Cơ quan quốc gia đó nếu luật pháp của quốc gia thành viên quy định như vậy. Thơng thường, trong vịng 6 tháng kể từ ngày Cơ quan quốc gia của nước thành viên nhận được số cơng báo định kỳ có cơng bố đăng ký quốc tế, quốc gia thành viên có quyền từ chối bảo hộ bằng cách thơng báo cho Văn phịng quốc tế. Sau thời hạn này, từ chối khơng có hiệu lực và đăng ký của người nộp đơn nghiễm nhiên được công nhận tại các quốc gia thành viên mà người đó đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, Văn kiện Geneva 1999 cũng đưa ra đề xuất nâng thời hạn từ chối bảo hộ lên thành 12 tháng để thuận tiện cho các quốc gia có hệ thống thẩm định nội dung có đủ thời gian xác định kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ có đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật quốc gia mình hay khơng. Các quốc gia này sẽ phải đưa ra một tuyên bố rõ ràng về thời hạn từ chối bảo hộ khi gia nhập Thỏa ước La- Hay. Trong trường hợp bị từ chối, người nộp đơn đăng ký có quyền khiếu nại

tới Cơ quan quốc gia của nước thành viên từ chối bảo hộ giống như trường hợp người đó đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cơ quan quốc gia đó. Như vậy, khi quyết định quốc gia thành viên để đăng ký bảo hộ tại Văn phòng quốc tế, người nộp đơn phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng xem kiểu dáng cơng nghiệp của sản phẩm của mình có đảm bảo điều kiện để có được sự bảo hộ ở quốc gia thành viên đó hay khơng.

Thơng tin về kiểu dáng trong đơn đăng ký quốc tế: Người nộp đơn

phải ghi rõ trong đơn đăng ký về những thông tin liên quan đến số lượng kiểu dáng được đăng ký. Số lượng tối đa kiểu dáng công nghiệp đăng ký trong đơn lên tới 100 kiểu dáng với điều kiện các kiểu dáng này phải được áp dụng cho cùng một nhóm sản phẩm thuộc Bảng phân loại quốc tế theo Thỏa ước Locarno (gồm 99 nhóm sản phẩm và 219 phân nhóm) và phải phù hợp với các quy định về tính thống nhất của đơn có thể áp dụng tại một số quốc gia thành viên (như Estonia, Kyrgyzstan, Romania, Singapore, Syrian) nếu người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng của sản phẩm ở các quốc gia trên. Bên cạnh đó, người nộp đơn cần phải liệt kê xem có bao nhiêu tài liệu minh họa cho kiểu dáng công nghiệp sản phẩm có màu sắc, bao nhiêu tài liệu loại đen trắng; hay số lượng mẫu vật được người đăng ký gửi cùng với bộ hồ sơ của mình.

Yêu cầu về tài liệu ảnh chụp/bản vẽ, mẫu vật, mơ hình của các kiểu dáng hoặc sản phẩm đi kèm với đơn đăng ký được quy định rất rõ ràng và chặt chẽ tại Quy chế. Theo đó, mỗi kiểu dáng hoặc sản phẩm được trình bày trong các ảnh chụp/bản vẽ kèm theo đơn phải được trình bày theo kích thước mà người nộp đơn đăng ký mong muốn được công bố, với điều kiện một trong các kích thước đó khơng được nhỏ hơn 3cm. Kích thước trình bày của các sản phẩm cũng không được lớn hơn 16cm x 16cm. Các ảnh chụp/bản vẽ phải đạt chất lượng cho phép phân biệt rõ tất cả các chi tiết của sản phẩm

được trình bày trong đó và có thể sao chép được theo các quy định tại Hướng dẫn hành chính.

Nội dung thơng tin bổ sung của đơn đăng ký quốc tế

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và triển lãm: Mọi đơn đăng ký kiểu

dáng công nghiệp tới Văn phòng quốc tế có thể nêu yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên của một hoặc nhiều đơn đăng ký sớm hơn đã nộp tại một hoặc nhiều quốc gia thành viên Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp với điều kiện phải chỉ ra ngày nộp đơn đăng ký sớm hơn, số của đơn đăng ký sớm hơn và chỉ ra quốc gia mà đơn đăng ký sớm hơn đã được nộp tại đó. Quyền ưu tiên này có thể được hiểu như sau, một người nộp đơn hoặc chủ sở hữu đã nộp đơn đăng ký đầu tiên tại Cơ quan quốc gia của một nước thành viên của Liên minh quốc tế về Bảo hộ sở hữu cơng nghiệp, trong vịng 6 tháng sau đó, khi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Văn phòng quốc tế với yêu cầu được đăng ký quốc tế tại nước thành viên khác của Liên minh quốc tế thì người đó có thể yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên đối với đăng ký quốc tế của mình. Như vậy nếu chỉ ra được 3 điều kiện đối với đăng ký sớm hơn đã nêu ở trên thì được phép hưởng quyền ưu tiên của đăng ký sớm hơn. Khi đó, ngày ưu tiên sẽ là ngày nộp đơn đầu tiên. Cần lưu ý rằng, ngày nộp đơn đăng ký đầu tiên sớm hơn ngày nộp đơn đăng ký quốc tế 6 tháng thì yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn đăng ký quốc tế sẽ bị từ chối.

Đối với việc trưng bày triển lãm, mọi đơn đều có thể chỉ ra rằng sản phẩm hoặc các sản phẩm mang kiểu dáng đã được trưng bày tại một triển lãm quốc tế chính thức hoặc triển lãm quốc tế được cơng nhận là chính thức, cùng với địa điểm tổ chức triển lãm và ngày mà sản phẩm hoặc các sản phẩm lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm đó.

đại diện hoặc tuyên bố về tác phẩm thực sự của kiểu dáng. Đại diện được chỉ định phải đáp ứng một trong hai yêu cầu. Một là tên của đại diện được nêu trong tờ khai đó có chữ ký của người nộp đơn; hai là có giấy ủy quyền riêng được người nộp đơn đăng ký hoặc chủ sở hữu ký, được nộp cho Văn phòng quốc tế. Cách ghi tên và địa chỉ đại diện trên tờ khai đơn cũng được thực hiện giống như với cách ghi tên và địa chỉ của người nộp đơn đăng ký.

Tờ khai đơn có thể mơ tả tóm tắt các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng kể cả màu sắc. Nội dung này thông thường là không bắt buộc ngoại trừ trường hợp người nộp đơn đăng ký quốc tế đăng ký bảo hộ ở Romania và Syrian. Cần lưu ý rằng mơ tả tóm tắt này khơng nên vượt q 100 từ và chỉ nên liên quan tới những đặc điểm có thể nhìn thấy được trong các hình vẽ thay vì những đặc điểm kỹ thuật của kiểu dáng công nghiệp hay khả năng ứng dụng của nó. Nếu mơ tả vượt quá 100 từ thì sẽ bị áp dụng mức phí phụ trội là 2 Franc Thụy Sĩ một từ.

Ngày nộp đơn đăng ký quốc tế

Khi đăng ký quốc tế được tiến hành theo hình thức trực tiếp thì ngày nộp đơn được coi là ngày mà Văn phòng quốc tế nhận được một bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và các khoản phí nộp kèm theo đơn. Nếu đăng ký quốc tế được tiến hành theo hình thức gián tiếp qua Cơ quan quốc gia của nước thành viên thì ngày nộp đơn sẽ được xác định theo quy định. Nếu đơn quốc tế có sai sót dẫn đến phải chỉnh sửa thì ngày nộp đơn sẽ là ngày Văn phòng quốc tế nhận được chỉnh sửa của người nộp đơn. Ngày nộp đơn quốc tế theo quy định này cũng là ngày đăng ký quốc tế.

Trì hỗn cơng bố đơn đăng ký quốc tế

Đơn đăng ký quốc tế có thể u cầu trì hỗn cơng bố. Thơng thường, nếu khơng có yêu cầu đặc biệt nào khác, thì trong Cơng báo định kỳ Văn phòng quốc tế sẽ công bố các ảnh chụp/bản vẽ khác của sản phẩm mang kiểu

dáng công nghiệp được đăng ký dưới dạng đen trắng hoặc màu theo yêu cầu của người nộp đơn, ngày đăng ký quốc tế, và các thông tin cụ thể khác theo Quy chế và gửi Công báo định kỳ đến các Cơ quan quốc gia trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, việc công bố theo cách thức trên sẽ được hoãn đến thời hạn mà người nộp đơn yêu cầu. Trước đây Văn kiện 1960 cho phép thời hạn hỗn cơng bố tối đa là 12 tháng kể từ ngày đăng ký hoặc ngày ưu tiên. Theo Văn kiện Geneva 1999 thì thời hạn này có thể lên tới 30 tháng tính từ ngày đăng ký hoặc từ ngày ưu tiên.

Trong suốt khoảng thời gian trì hỗn cơng bố này, Văn phịng quốc tế phải bảo mật các kiểu dáng công nghiệp của người nộp đơn. Người nộp đơn có thể u cầu cơng bố ngay hoặc rút đơn để từ chối công bố tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày được coi là ngày nộp đơn. Sau thời hạn này, nếu người nộp đơn đăng ký quốc tế khơng nộp các khoản phí cần phải nộp thì Văn phịng quốc tế tiến hành hủy bỏ và không thực hiện việc công bố đăng ký quốc tế đó. Tuy nhiên một quốc gia thành viên khi được chỉ định có thể tuyên bố giai đoạn trì hỗn cơng bố sẽ ngắn hơn hoặc yêu cầu trì hỗn cơng bố sẽ không được chấp thuận. Trong trường hợp u cầu trì hỗn cơng bố khơng được chấp thuận thì kiểu dáng công nghiệp sẽ được công bố sau 6 tháng kể từ ngày đăng ký quốc tế ngoại trừ trường hợp đơn có u cầu cơng bố ngay lập tức.

Phí đăng ký quốc tế kiểu dáng cơng nghiệp

Các loại phí trong đăng ký quốc tế:

Một đơn đăng ký quốc tế được điều chỉnh hoàn toàn hay một phần theo Văn kiện Geneva 1999 phải chịu các khoản phí (được tính bằng đồng Franc Thụy Sĩ - CHF) như sau:

- Phí đăng ký quốc tế cơ bản (basic fee);

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Việt Nam với việc gia nhập Thỏa ước LaHay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)