3.2. Những điểm khác biệt cơ bản về đăng ký kiểu dáng công nghiệp
3.2.2. Hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tài liệu có trong đơn đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp:
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tài liệu trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
Tờ khai trong đó nêu rõ tên và địa chỉ của người nộp đơn, tác giả của kiểu dáng công nghiệp;
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền này từ người khác;
Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng cơng nghiệp;
Chứng từ về phí/lệ phí.
Văn kiện Geneva 1999 phân biệt rõ ràng ba loại nội dung của đơn quốc tế:
Các nội dung bắt buộc gồm có thơng tin bắt buộc phải có trong đơn
hoặc kèm theo đơn như thơng tin về người nộp đơn, ảnh chụp/bản vẽ các kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký, chỉ dẫn về sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn về các quốc gia thành viên được chỉ định và các khoản phí theo quy định;
Các nội dung bổ sung bắt buộc phải có trong đơn quốc tế khi một
hoặc một số quốc gia thành viên cụ thể được chỉ định có cơ quan sở hữu trí tuệ là cơ quan thẩm định nội dung. Các nội dung bổ sung được thông báo bởi quốc gia thành viên được chỉ định như: thông tin về tác giả kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả vắn tắt hoặc các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ.
Các nội dung tùy chọn có thể được cung cấp bởi người nộp đơn như
yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo đơn nộp sớm hơn (có thể yêu cầu một hoặc nhiều quyền ưu tiên, có thể yêu cầu một số quyền ưu tiên cho một số kiểu dáng trong một đơn miễn là chỉ ra một cách tương ứng), đại diện, nguyên tắc xác định kiểu dáng gốc… Các nội dung này có thể khơng có trong đơn quốc tế mà vẫn khơng gây ra thiếu sót cho đơn và được cung cấp nhằm tránh việc từ chối bảo hộ ở một số quốc gia thành viên được chỉ định.
Như vậy, trong trường hợp gia nhập Thỏa ước La-Hay, Việt Nam cần đưa ra tuyên bố về các nội dung bổ sung bắt buộc phải có trong đơn quốc tế để phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tài liệu thể hiện kiểu dáng công nghiệp:
Tài liệu thể hiện kiểu dáng cơng nghiệp có thể là bản vẽ hoặc ảnh chụp. Theo quy định của Văn kiện Geneva 1999 thì Cơ quan quốc gia về Sở hữu trí tuệ của quốc gia thành viên khơng được địi hỏi q 6 bản vẽ/ảnh chụp đối với kiểu dáng công nghiệp ba chiều và 1 hình vẽ/ảnh chụp đối với kiểu dáng cơng nghiệp hai chiều. Trong khi đó, ngồi những bản vẽ/ảnh chụp nêu trên, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam còn đòi hỏi thêm bản vẽ phối cảnh cho cả hai loại kiểu dáng công nghiệp nêu trên để làm rõ bản chất của kiểu dáng công nghiệp đăng ký. Sẽ có những lựa chọn đối với Việt Nam khi gia nhập Thỏa ước La- Hay như sau:
Nếu yêu cầu thêm bản vẽ phối cảnh như quy định hiện tại thì Việt Nam phải thực hiện tuyên bố với Tổng giám đốc của WIPO về bắt buộc phải có bản vẽ phối cảnh và yêu cầu này sẽ là cơ sở để từ chối xem xét đơn quốc tế nếu trong đơn khơng có bản vẽ phối cảnh;
Nếu chấp nhận quy định của Văn kiện Geneva 1999 không yêu cầu thêm bản vẽ phối cảnh đối với đơn đăng ký quốc tế thì quy định hiện tại của Việt Nam phải được sửa đổi theo hướng đó để người nộp đơn trong nước cũng được hưởng lợi từ quy định này. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ chun mơn của Thẩm định viên kiểu dáng công nghiệp cần được nâng cao. Thẩm định viên kiểu dáng công nghiệp phải là những người được đào tạo cơ bản trong các lĩnh vực kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp, thiết kế chế tạo để từ những hình chiếu cơ bản mà họ có thể hiểu được bản chất của kiểu dáng cơng nghiệp mà không cần đến bản vẽ phối cảnh;
Cũng có thể chấp nhận quy định của Văn kiện Geneva 1999 để không yêu cầu thêm bản vẽ phối cảnh đối với đơn quốc tế, đồng thời không cho người nộp đơn trong nước hưởng lợi từ quy định này. Theo đó, đơn nộp theo đường quốc gia vẫn chịu quy định hiện tại của Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam đối với yêu cầu về ảnh chụp/bản vẽ phối cảnh. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng giữa cách thức nộp đơn theo đường quốc gia và đường quốc tế mà người nộp đơn trong nước bị chịu thiệt nhiều hơn.
Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định một cách chi tiết các yêu cầu đối với việc nộp một bộ bản vẽ gồm 6 hình chiếu cơ bản (bao gồm các hình chiếu từ phía trước, từ phía sau, từ bên phải, từ bên trái, từ trên xuống và từ dưới lên) khác với các yêu cầu đối với bộ bản vẽ quy định trong Văn kiện Geneva 1999 (chỉ quy định rằng các bản vẽ của một sản phẩm có thể được thể hiện từ các góc độ khác nhau và cho phép phân biệt rõ tất cả các chi tiết của kiểu dáng). Việt Nam có thể thơng báo cụ thể bằng văn bản cho Tổng Giám đốc của WIPO về các hình chiếu được yêu cầu trong đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam.
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp:
Quy định hiện tại của Văn kiện Geneva 1999 không bắt buộc người nộp đơn phải tiến hành mô tả kiểu dáng công nghiệp mà dành quyền tùy chọn cho người nộp đơn. Trong khi đó, quy định hiện hành của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam bắt buộc đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải có Bản mơ tả kèm theo phần Phạm vi bảo hộ. Mâu thuẫn này cũng có thể được giải quyết theo những hướng sau:
Bắt buộc người nộp đơn phải bổ sung Bản mô tả theo quy định của hệ thống trong nước. Khi đó, tất cả đơn đăng ký quốc tế đều phải cung cấp Bản mô tả nếu không muốn bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam. Khi đó, Việt Nam phải tuyên bố yêu cầu này với Tổng giám đốc của WIPO. Yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc đặt khó khăn cho người nộp đơn trước lựa chọn đăng ký kiểu dáng công nghiệp vào Việt Nam qua đường đăng ký quốc tế;
Dành quyền tùy chọn cho người nộp đơn trong việc tiến hành mô tả kiểu dáng công nghiệp mà không bắt buộc người nộp đơn phải thực hiện việc
này. Khi đó, hệ thống pháp luật trong nước cũng cần được xem xét để sửa đổi theo hướng này để người nộp đơn trong nước cũng được hưởng lợi từ quy định theo hướng như vậy. Trên thực tế, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi cũng đã điều chỉnh vấn đề liên quan đến Bản mô tả theo hướng giảm nhẹ đối với người nộp đơn, dành cho họ quyền tùy chọn mô tả kiểu dáng công nghiệp theo cách mà họ mong muốn.