Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội cố ý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nghệ An) (Trang 45 - 80)

trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

* Các dấu hiệu định khung hình phạt quy định tại Khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 gồm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

Tại điểm a Khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hai tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt, đó là tình tiết vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

- Vì vụ lợi là trường hợp người phạm tội vì những lợi ích cục bộ địa

phương, cục bộ đơn vị, cơ quan, tổ chức của mình mà cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

- Động cơ cá nhân khác là ngoài động cơ vụ lợi nói trên, người phạm tội cịn vì tình cảm cá nhân, vì nể nang mà cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong thực tiễn, hầu hết người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đều có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Động cơ phạm tội là tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm nên trên thực tế người phạm tội thường khơng thừa nhận, do đó việc xác định dấu hiệu định khung hình phạt quy định tại điểm a Khoản 2 điều luật là rất khó khăn. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, nhất là mối quan hệ giữa người phạm tội với người mà người phạm tội đem lại lợi ích cho họ để xác định rõ có hay khơng tình tiết định khung hình phạt này.

b) Có tổ chức

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi tội phạm. Có sự bàn bạc, thỏa thuận, phân cơng một cách cụ thể giữa những người cùng thực hiện tội phạm tạo thành một vịng trịn khép kín rất khó phát hiện và xử lý.

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt

Dùng thủ đoạn xảo quyệt là trường hợp người phạm tội có những việc làm gian dối một cách thâm hiểm, khó mà lường trước được sự việc. Thông thường, người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ít dùng những thủ đoạn xảo quyệt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội này đã tính tốn một cách tỉ mỉ trước khi thực hiện hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, nếu hậu quả xảy ra thì trốn tránh được trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho người khác, cho khách quan. Trong thực tế, nhiều trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội đã đổ lỗi cho cấp dưới của mình để trốn tránh trách nhiệm hình sự.

hậu quả rất nghiêm trọng khác

Tại điểm d Khoản 2 điều 165 Bộ luật hình sự quy định hai tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt, đó là: “gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến

dưới một tỷ đồng” hoặc “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”. Tùy từng

trường hợp cụ thể mà các cơ quan tiến hành tố tụng xác định người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội nào thì áp dụng tình tiết đó.

Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng: trường hợp

phạm tội này chỉ cần căn cứ vào thiệt hại do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của người phạm tội gây ra là thiệt hại có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng. Tuy nhiên, thiệt hại này phải là thiệt hại về vật chất và được xác định từ khi người phạm tội có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây ra. Nếu không phải là thiệt hại do hành vi cố ý làm trái hoặc tuy đó là hành vi do cố ý làm trái nhưng không phải là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế thì cũng khơng thuộc trường hợp phạm tội này.

Đây là một vấn đề rất phức tạp mà khi áp dụng vào thực tiễn xét xử gặp khơng ít vướng mắc. Nhiều trường hợp người phạm tội gây thiệt hại về vật chất nhưng lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế và có nguyên nhân từ hành vi khác như: thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái những quy định về quản lý hành chính, quản lý trật tự cơng cộng, quản lý trong các lĩnh vực khác. Nhưng khi truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường cộng chung các thiệt hại về vật chất do nguyên nhân khác để buộc người phạm tội phải chịu.

Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác: đây là trường hợp do hành vi cố ý

trọng khác ngoài thiệt hại về vật chất như đã nêu ở trên. Chẳng hạn như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và những thiệt hại cho nền kinh tế xã hội khác. Hiện nay, chưa có hướng dẫn chính thức, cụ thể thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng khác do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây ra.

* Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999

Khoản 3 điều luật quy định hai dấu hiệu định khung hình phạt, nhưng khơng quy định thành từng điểm riêng như Khoản 2. Đó là dấu hiệu: “gây

thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

khác”. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan tiến hành tố tụng xác định

người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội nào thì áp dụng dấu hiệu đó.

Gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên: cũng tương tự như trường hợp quy

định tại điểm d Khoản 2 của điều luật, trường hợp phạm tội này khơng khó để xác định. Chỉ cần căn cứ vào thiệt hại do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế mà người phạm tội thực hiện đã gây ra thiệt hại có giá trị từ một tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, thiệt hại này phải là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại khác mà có thể tính tốn ra giá trị là một tỷ đồng trở lên và được xác định từ khi người phạm tội có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây ra.

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác: cũng như tình tiết “Gây hậu

quả rất nghiêm trọng khác” quy định tại điểm d Khoản 2 điều luật. Đây là trường hợp do hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác ngoài thiệt hại về vật chất như đã nêu ở trên. Chẳng hạn như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và những thiệt hại khác với mức độ cao hơn quy định tại

Khoản 2 điều luật. Tuy nhiên, mức độ hậu quả xảy ra do hành vi phạm tội gây ra như thế nào là đặc biệt nghiêm trọng thì chưa có văn bản nào quy định hướng dẫn chính thức, cụ thể.

Các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” ở Khoản 1, tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng” ở Khoản 2, tình tiết “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” ở Khoản 3 của Điều 165 Bộ luật hình sự chưa có hướng dẫn cụ thể, chính thức. Đây cũng là một trong những hạn chế trong quy định tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc áp dụng điều luật vào thực tiễn giải quyết các vụ án còn gây nhiều tranh cãi. Do đó cần phải có những quy định hướng dẫn cụ thể để tránh những sai sót cũng như việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn được thống nhất trong toàn quốc. Thực tiễn hiện nay khi áp dụng các tình tiết này, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể căn cứ các tình tiết khác ở cùng khoản cũng như khung hình phạt ở từng khoản để xác định hậu quả khác xảy ra thuộc trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để đưa ra quyết định hình phạt đúng đắn, phù hợp với hành vi phạm tội cụ thể.

2.3. Quy định về hình phạt đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 165 Bộ luật hình sự quy định tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có ba khung hình phạt tương ứng với các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và hình phạt bổ sung được quy định tại Khoản 4 của điều luật.

2.3.1. Hình phạt chính

* Khung hình phạt cơ bản

Khung hình phạt cơ bản được quy định tại Khoản 1 điều luật với mức hình phạt “cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến

Khoản 1 Điều 165 thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng.

* Khung hình phạt tăng nặng

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định tại Khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt “phạt tù từ ba năm đến mười hai

năm”. Theo Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, phạm tội theo khung hình phạt

này thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng.

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai quy định tại Khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt là“phạt tù từ mười năm đến hai mươi

năm”. Theo Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, phạm tội theo khung

hình phạt này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

2.3.2. Hình phạt bổ sung

Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Khoản 4 Điều 165 Bộ luật hình sự. Ngồi hình phạt chính, người phạm tội cịn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội phạm làm thất thoát rất lớn tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân, thiệt hại vật chất xảy ra có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng thậm chí hàng nghìn tỷ đồng thế nhưng Khoản 4 Điều 165 Bộ luật hình sự quy định người phạm tội “có thể” bị áp dụng hình phạt bổ sung là chưa thỏa đáng. Điều khoản quy định tùy nghi này là không phù hợp với hành vi phạm tội gây ra. Trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này, rất ít vụ án áp dụng hình phạt bổ sung “tịch thu tài sản” đối với người phạm tội vì cho rằng người phạm tội không chiếm đoạt tài sản, không chứng minh được số tài sản bị thiệt hại đó đang ở đâu, đã chuyển sang dạng nào. Ví dụ như vụ án Nguyễn Xuân Lý là Giám đốc bưu điện tỉnh Nghệ An, đã có hành vi lợi dụng chức vụ,

quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho ngành bưu điện tỉnh Nghệ An lên đến hơn 11,3 tỷ đồng, đã bị xét xử theo Khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 với hình phạt tù dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đã tun và khơng áp dụng hình phạt bổ sung “tịch thu tài sản”. Như vậy, hành vi phạm tội của Lý đã bị pháp luật trừng trị nhưng số tài sản thiệt hại gây ra cho ngành bưu điện tỉnh Nghệ An, thất thoát cho nền kinh tế, gây dư luận trong toàn tỉnh Nghệ An nói riêng, trên tồn quốc nói chung là q lớn nhưng khơng có hình phạt nào được tun để bù trừ cho thiệt hại đó. Hay gần đây nhất là vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm thực hiện cùng lúc nhiều hành vi phạm tội, trong đó có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm áp dụng Khoản 3, Khoản 4 Điều 165, Điểm g Khoản 1 Điều 48, Điều 53 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt Nguyễn Đức Kiên mười tám năm tù, áp dụng hình phạt bổ sung cấm Nguyễn Đức Kiên đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng trong thời hạn năm năm sau khi hết hạn tù. Tính chất hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm là đặc biệt nghiêm trọng vì gồm nhiều hành vi, diễn ra trong một thời gian dài, ở một ngân hàng lớn nên mức độ ảnh hưởng trong đời sống xã hội là rất lớn. Hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra đặc biệt nghiêm trọng không chỉ là hơn 718 tỷ đồng giao cho nhân viên đi gửi nhằm lấy lãi suất cao hưởng chênh lệch dẫn đến thất thoát, hay số tiền hơn 674 tỷ đồng bị thua lỗ do đầu tư cổ phiếu ACB thiệt hại không chỉ ảnh hưởng đến hàng nghìn cổ đơng ngân hàng ACB mà cịn ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện chính sách điều tiết, quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước thông qua hoạt động kinh doanh tiền tệ, ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế quốc dân. Với sự thất thoát tài sản đặc biệt lớn như thế nhưng Nguyễn Đức Kiên chỉ bị áp

dụng hình phạt bổ sung “cấm đảm nhiệm chức vụ” mà không bị “tịch thu tài sản” để sung công quỹ Nhà nước, bổ sung lượng tài sản bị thất thoát lớn từ hành vi phạm tội trên. Do vậy, thiết nghĩ hình phạt bổ sung “tịch thu tài sản” khơng nên để là điều khoản tùy nghi “có thể bị tịch thu tài sản” như hiện nay.

2.4. Phân biệt tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội phạm khác

Việc phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác là hết sức quan trọng trong hoạt động tiến hành tố tụng của các cơ quan tư pháp. Cùng một khách thể bị xâm phạm, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể khác nhau, do những người thực hiện hành vi phạm tội khác nhau thì áp dụng tội phạm và hình phạt khác nhau. Vì vậy, việc phân biệt giữa các tội phạm với nhau giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng tội danh và áp dụng hình phạt cho phù hợp với hành vi phạm tội cụ thể.

Để phân biệt tội này với tội khác, các nhà nghiên cứu pháp luật cũng như những người làm thực tiễn thường dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm. Bởi lẽ, các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể là tập hợp tất cả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng nhất, cơ bản nhất của tội phạm đó.

2.4.1. Phân biệt tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

* Về khách thể của tội phạm

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý kinh tế, tài chính của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nghệ An) (Trang 45 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)