Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tà

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM pot (Trang 72 - 140)

chính (kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi).

Trong 127 người được phỏng vấn và trả lời có tới 26 người, tương ứng với 20% trả lời chưa từng biết đến loại sản phẩm này; có 79 người trả lời có biết. Tuy nhiên khi

được hỏi thêm câu hỏi phụ “ông, bà biết về sản phẩm phái sinh như thế nào?” thì hầu hết các câu trả lời là biết do đọc trên sách báo.

Điều này cho thấy mức độ hiểu biết và nhận thức về các công cụ tài chính này của DN còn rất hạn chế. Hai yếu tố về việc thiếu nhận thức và thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh còn dẫn đến một vấn đề là doanh nghiệp nhầm lẫn lợi ích của sản phẩm phái sinh đến từ đầu cơ kiếm lời chứ không phải từ chuyện phòng ngừa rủi ro. (Mục tiêu sử dụng phái sinh là ở lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro)

Theo kết quả khảo sát, đối với các doanh nghiệp mức am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất, sau đó đến quyền chọn và giao sau. Hoán đổi là sản phẩm ít quen thuộc với doanh nghiệp nhất.

Theo số liệu được thể hiện trên Hình 2.3 hầu như rất ít người sử dụng (mức 1 là hầu như chưa từng sử dụng, 2 là sử dụng chỉ 1 lần). Theo số liệu thể hiện thì bình quân thị trường hầu như không sử dụng.

Hình 2.3: Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh 2.29 2.46 2.48 2.54 2.15 2.2 2.25 2.3 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 Hoán đổi Quyền chọn Giao sau Kỳ hạn Mức độ am hiểu

2.3.3. Nguyên nhân các Doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu Việt Nam

còn xem nhẹ việc sử dụng sản phẩm phái sinh. 2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía thị trường.

Nguyên nhân chủ yếu là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, ngoại hối của nước ta còn thấp. Cùng với đó là tư duy kinh doanh truyền thống còn phổ biến. Trong thực tế, những biến động về tỷ giá, lãi suất được dự báo khá “chắc chắn” và giống nhau

giữa các đối tượng có mặt trên thị trường tài chính và những “sai lệch” dễ dự báo đó được các bên “cân đối” ngay vào giá của sản phẩm chính như tỷ giá, lãi suất.

Thêm vào đó, do mức độ hiệu quả của thị trường ngoại hối còn yếu nên các giao dịch quyền chọn nói chung không minh bạch và gây thiệt hại cho nhà đầu tư, doanh nghiệp nếu thiếu thông tin. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến các nhà đầu tư còn dè dặt áp dụng đối với các công cụ tài chính phái sinh.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ điều tiết tỷ giá của Nhà nước, biên độ giao dịch USD.

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VNĐ không dao động mạnh, do có sự điều tiết từ phía ngân hàng Nhà Nước khiến cho tỷ giá ổn định theo chiều hướng đi lên để khuyến khích xuất khẩu. Với xu hướng tỷ giá này, các nhà đầu tư luôn muốn thực hiện quyền chọn mua ngoại tệ để kiếm lợi nhuận chứ không mua quyền chọn bán. Do đó, từ sự giao dịch một chiều này, sẽ tạo ra những rủi ro cho ngân hàng khi bán quyền chọn ngoại tệ. Để giảm rủi ro, ngân hàng phải tăng phí bán quyền chọn khiến cho quyền chọn càng không có điều kiện thực hiện và không còn muốn mua quyền chọn nữa. Vòng luẩn quẩn này gây khó khăn cho cả nhà đầu tư và phía ngân hàng.

Đối với các giao dịch mua bán USD, do chính sách neo VNĐ vào đồng USD nên biên độ dao động giá của USD được ngân hàng Nhà Nước qui định hiện nay là +/-5% ( từ ngày 24/03/2009) nhưng tỷ giá vẫn chưa được thả nỗi tự do mà phải bị khống chế bởi biên độ của ngân hàng Nhà Nước.

Biên độ dao động như vậy đã hạn chế bớt rủi ro do biến động tỷ giá nên hạn chế phần nào tâm lý phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế sử dụng công cụ tài chính phái sinh.

2.3.3.3. Nguyên nhân từ hạch toán kế toán và chi phí .

Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng chứng khoán cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. Hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng phái sinh, cụ thể là

một hợp đồng quyền chọn trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai, ngày kia, giá trị "hàng hóa" đó mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thời sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 01 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán má còn là kẽ hỡ của tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và ngược lại trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phí thực hiện sản phẩm phái sinh cao. Đây là một điều hạn chế doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh. Tuy là kỳ hạn và giao sau không có phí nhưng quyền chọn thì lại có phí và phí quyền chọn “khá cao”. Doanh nghiệp không có nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh.

2.3.3.4. Nguyên nhân từ trình độ nhận thức của các doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia tài chính, do sản phẩm phái sinh khá phức tạp nên hiện nay, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước vẫn ngại sử dụng. Thêm vào đó, hiểu biết của doanh nghiệp và nhà đầu tư về các sản phẩm này vẫn còn khá hạn chế.

Trong khi đó, các tổ chức cung cấp, đặc biệt là ngân hàng, vẫn còn yếu trong công tác tuyên truyền, tiếp cận khách hàng. Lý do của nguyên nhân này một phần vì doanh thu của các sản phẩm quyền chọn ngoại tệ vẫn còn hạn chếnên các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm. Tham gia thị trường tài chính còn thiếu các doanh nghiệp và nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Các nhà môi giới chuyên nghiệp, các trung gian tài chính đủ năng lực tổ chức thực hiện các công cụ tài chính phái sinh còn quá ít trên thị trường tiền tệ, ngoại hối nên chúng ta chưa thể thúc đẩy họ tham gia mạnh mẽ vào thị trường phái sinh này.

Bản thân các khách hàng còn dè dặt áp dụng công cụ phái sinh. Như ví dụ từ Ngân hàng HSBC mặc dù hoạt động tại Việt Nam đã hơn 6 năm với trên 1.000 doanh nghiệp là khách hàng “ruột”, nhưng sau 2 năm được phép sử dụng các công cụ phái sinh, mới chỉ có một vài doanh nghiệp trong số hàng ngàn doanh nghiệp khách hàng đó dám ứng dụng nghiệp vụ này. Chỉ riêng việc thực hiện một giao dịch hoán đổi giữa hai đồng tiền, ngân hàng này cũng mất tới nửanăm để giải thích, thoả thuận. Các hợp đồng quyền chọn ngoại tệ cũng thường phải mất một vài tháng mới được ký kết.

Theo đánh giá của các chuyên gia Dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần " thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số doanh nghiệp Việt Nam đến nay có hệ thống quản trị rủi ro là rất ít, phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm, chú trọng đến quản trị rủi ro. Năm 2008, khi tiến hành nghiên cứu về vấn đề “Doanh

nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào”, PGS.Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang đã nhận xét “Phòng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tâm lý ngắn hạn và mang tính tình thế. Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty (enterprise risk management approach) trong chiến lược kinh doanh”

Theo kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang về quản trị rủi ro của các doanh nghiệp: nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thực hiện sản phẩm phái sinh hoặc gặp khó khăn trong sử dụng sản phẩm phái sinh nằm ở 3 nguyên nhân chính là:

- Thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh.

- Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của QTRR bằng sản phẩm phái sinh. - Khung pháp lý chưa rõ ràng.

Hình 2.4: Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh 12 1 7 30 4 8 18 4 0 10 20 30 40 Pháp lý chưa rõ ràng Qui định hạch toán thuế bất lợi Sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu DN chưa am hiểu đầy đủ về SPPS Tâm lý ngại trách nhiệm Biến động lãi suất, tỷ giá không đủ lớn Doanh nghiệp chưa am hiểu

Lý do khác

Số DN lựa chọn nguyên nhân quan trọng nhất

2.3.4. Đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp đối với rủi ro tài chính thông

qua Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo thu nhập hợp

nhất, bảng lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền).

Nghiên cứu trường hợp điển hình trong việc đo lường độ nhạy cảm của các

doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.

Đánh giá các rủi ro tài chính qua xem xét và phân tích các thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành. Là một trong những công ty dẫn đầu ngành chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam, chỉ sau các doanh nghiệp nước ngoài lâu năm trong ngành và có tiềm lực tài chính mạnh. Tuy chỉ nghiên cứu số liệu một doanh

nghiệp điển hình nhưng đặc trưng của doanh nghiệp này đã phản ánh tương đối toàn diện mức độ nhạy cảm về rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đang gặp phải. (số liệu báo cáo tài chính phụ lục 4)

2.3.4.1. Các chỉ số về tính thanh khoản của công ty.

Bảng cân đối kế toán của Công ty Trường Thành cho thấy một số vấn đề cần quan tâm về tính thanh khoản.

Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty (tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn) Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành: đo lường khả năng công ty thanh toán trong các hóa đơn trong vòng 01 năm. Tỷ số này là 1,09, điều này có nghĩa công ty có thể chi trả cho những gì mà công ty đang nợ. (một tỷ lệ ít rủi ro là từ 1,50 đến 2,00)

Tỷ lệ thanh toán nhanh (tiền mặt cộng đầu tư ngắn hạn cộng các khoản phải thu ròng chia cho nợ ngắn hạn), đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. tỷ lệ này ở công ty là 0,32 (tỷ số ít rủi ro là từ 0,75 đến 1,00)

Tính thanh khoản có thể thay thế cho quản trị rủi ro. Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty ổn định trên 01. Tỷ lệ thanh toán nhanh trên dưới 0,5. Cho thấy trong ngắn hạn công ty có sự rủi ro tài chính do sự biến động của dòng tiền trong ngắn hạn làm ảnh hưởng gia tăng rủi ro về tài chính.

2.3.4.2. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính.

Các khoản vay ngắn hạn dưới 01 năm từ ngân hàng bằng VNĐ và USD có lãi suất tùy thuộc từng hợp đồng và khuế ước nhận nợ. Các khoản vay bằng VNĐ có lãi suất từ 12%/năm đến 18,5%/năm. Các khoản vay bằng USD có lãi suất từ 6%/năm đến 8%/năm. Vay chiết khấu bộ chứng từ là khoản vay USD với lãi suất là 6%/năm. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay là nhà xưởng, máy móc, thiết bị và hàng tồn kho.

Các khoản vay dài hạn từ 03 năm đến 07 năm từ ngân hàng bằng VND có lãi suất tùy thuộc từng hợp đồng và khuế ước nhận nợ. Các khoản vay bằng VND có lãi suất từ 10,5%/năm đến 14%/năm. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay, nhà xưởng, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu gỗ của các công ty con.

Bảng 2.10: Số liệu các khoản vay và chi phí lãi vay :

Nội dung Năm 2010 Năm 2009

Vay ngắn hạn

1.454.818.311.248

1.012.337.802.056

Trong đó: - Vay ngân hàng – VND

1.057.895.661.682

1.010.692.979.927 - Vay ngân hàng bằng USD

396.922.649.566 -Vay chiết khấu bằng USD

1.644.822.129

Vay dài hạn (vay ngân hàng -VND)

1.057.895.661.682

1.010.692.979.927

Công ty Trường Thành sử dụng nợ vay khá lớn. Chi phí lãi vay hằng năm cao năm 2010 xấp xỉ 207% so với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Các công ty gỗ khác chi phí lãi vay thông thường cũng khá cao xấy xỉ 50% so với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Từ bảng cân đối kế toán tỷ số nợ trên vốn cổ phần khá lớn 2,12 ảnh hưởng lớn đến khả năng phát hành thêm cổ phần, phát hành trái phiếu huy động vốn và đánh giá xếp hạng tín dụng thấp làm giảm khả năng vay thêm vốn từ các ngân hàng.

2.3.4.3. Độ nhạy cảm về giao dịch đối với tỷ giá.

Đồng Việt Nam (VND) được sử dụng làm tiền tệ hạch toán để lập các báo cáo tài chính hợp nhất. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ được chuyển thành đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch do việc chuyển đổi ngoại tệ được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Vào ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, tiền và công nợ bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Chênh lệch do việc chuyển đổi này được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 và gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nguy cơ độ nhạy cảm đã được các công ty CBG quan tâm sâu sắc bởi tính chất không ổn định của đồng tiền VND và một số đồng tiền ngoại tệ khác là USD, EUR, JPY, AUD, ….

Nguy cơ độ nhạy cảm bắt nguồn từ các giao dịch thương mại.

Đây là nguy cơ phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp CBG do phải trả tiền và bán hàng sử dụngcác đồng tiền khác với VND, thông qua:

- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh bằng ngoại tệ: 50% nguồn gỗ nguyên liệu được chủ yếu nhập khẩu. Chỉ có 50% được mua trong nước.

- Bán sản phẩm bằng ngoại tệ: Doanh số xuất khẩu chiếm 70% doanh thu ra các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu,Úc, ….

Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại hối có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các khoản vay ngoại tệ.

Nguồn vốn vay ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại: Các doanh nghiệp CBG dễ dàng tiếp cận với các khoản vay bằng ngoại tệ. Các khoản vay như vậy đã đẩy công ty tới nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá khi phải thanh toán lãi vay và quan trọng hơn là khi hoàn trả khoản vốn vay cuối cùng.

Bảng cân đối kế toán của công ty Trường Thành cho thấy Công ty phải đương đầu với độ nhạy cảm đối với tỷ giá là đáng kể. Bởi doanh thu nước ngoài chiếm tỷ lệ 70% trên tổng số doanh thu, đang gặp khó khăn về vốn và tỷ giá ngoại tệ.

Những biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty với các nhà sản xuất khác ở nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan. Là những doanh nghiệp CBG nước ngoài ở Việt Nam có ưu thế đầu vào, đầu ra, vốn và thực chất hoạt động của các công ty này là các công ty con ở Việt Nam, chủ yếu các công ty gia công gửi về Công ty mẹ ở nước ngoài tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM pot (Trang 72 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)