Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 56 - 62)

HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy chất ma túy

Trong quá trình nghiên cứu các bản án, xem xét các tình tiết liên quan đến tội danh mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại điều 251 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, nhằm hoàn thiện pháp luật hơn nữa, học viên xin đề xuất những quan điểm của riêng mình như sau:

- B sung khái nim ti phm v ma túy

BLHS 2015 hiện thiếu vắng một phạm trù khái niệm rõ ràng thế nào là tội phạm ma túy. Từ thực tiễn có thể nhận thấy nhu cầu cấp bách phải có một khái niệm rõ ràng, học viên xin được đề xuất như sau:“Tội phm v ma túy là

nhng hành vi xâm phm chếđộ thng nht qun lý của nhà nước v cht gây

nghin và chất hướng thần cũng như trong việc trng, sn xut, tàng tr, vn

chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy và các hành vi khác”.

- V định ti danh

+ Th nht: Tại mục 1.4 Phần I Thông tư 17 quy định:

1.4. Nếu chất được giám định không phi là cht ma túy hoc không

phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người

thc hin hành vi ý thc rng chất đó là chất ma túy hoc chất đó là tiền cht

dùng vào vic sn xut trái phép cht ma túy, thì tùy hành vi phm ti c th

mà truy cu trách nhim hình s người đó theo tội danh quy định ti khon 1

Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy, nhưng đối tượng

tưởng rằng đó là ma túy nên mang đi bán thì vẫn phm vào khoản 1, Điều

251 BLHS 2015 (sửa đổi, bsung năm 2017), của ti mua bán trái phép cht

ma túy. [4]

Ta có thể diễn giải như sau, tuy thực chất đó khơng phải ma túy nhưng người thực hiện hành vi quyết tâm tiến hành thương vụ mua bán đến cùng, xâm hại trực tiếp đến sự quản lý độc quyền của Nhà nước đối với các chất gây nghiện, nên sẽ bị khép vào tội danh ở điều 251. Điều này làm nảy sinh một vấn đề: một đối tượng có thể lợi dụng kẽ hở pháp lý về mức chênh lệch lượng ma túy nhằm tối đa hóa lượng ma túy mua bán mà vẫn chỉ bị khép vào khoản 1 điều 251, cụ thể là nếu một đối tượng mua bán “nhầm lẫn” 750g ma túy và đối tượng khác cũng mua bán “nhầm” với lượng chỉ là 6g thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý ngang nhau. Đây là kẽ hở pháp lý nghiêm trọng cần được chỉnh sửa bổ sung nhằm tránh tình trạng trục lợi, lợi dụng và cũng gây ra sự thiếu công bằng trong phán quyết cuối cùng của Tịa án.

+ Th hai: Pháp luật hình sự trước đây quy định cùng một lúc 4 tội trong

điều 194 Bộ luật Hình sự 1999. Vì thế, căn cứ Thơng tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007 thì:

“Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định

tại Điu 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó có

liên quan cht ch vi nhau (hành vi phm tội này là điều kiện để thc hin

hoc là h qu tt yếu ca hành vi phm ti kia), thì b truy cu trách nhim

hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo

điều luật tương ứng và ch phi chu mt hình pht. [4]

Ví dụ: Một đối tượng thực hiện đầy đủ cả ba hành vi là mua bán, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy thì sẽ bị áp duy nhất tội danh tại điều 194 BLHS 1999. Nhưng ở BLHS có hiệu lực hiện tại đã quy định phân tách điều luật trên

thành các tội riêng rẽ, dẫn đến một sự mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật. Giả sử đối tượng trên thực tế đã thực hiện đầy đủ các hành vi nêu trên thì hướng tiếp cận cho người xét xử sẽ theo hướng nào? Theo hướng xét xử gom chung tội danh hay phân tách riêng rẽ?

Ví dụ: Một đối tượng bị bắt trực tiếp tại chỗ khi đang mua bán ma túy, khi mở rộng điều tra phát hiện đối tượng này còn tàng trữ ma túy ở một nơi khác thì theo đúng quy định của pháp luật, người đó phải chịu tổng hợp hình phạt gồm tội tàng trữ và tội mua bán. Dưới góc độ cá nhân, học viên có ý kiến nên xét xử độc lập hai tội này nhằm răn đe hơn nữa tội phạm ma túy, thể hiện được sự quyết tâm của hệ thống chính trị nói chung, pháp luật nói riêng trong công cuộc bài trừ tệ nạn xã hội trong bối cảnh tồn cầu hóa, quốc tế hóa mạnh mẽ, sự phát triển của tội phạm ma túy càng ngày càng phức tạp và táo bạo, cần sự mạnh tay từ phía cơ quan chức năng và xã hội. Dù vậy, học viên cũng nhận thức rõ được sẽ có ý kiến bất đồng xung quanh vấn đề này, vì việc xét xử độc lập hai tội danh sẽ đi ngược lại tinh thần nhân đạo trong pháp luật đang trở thành xu thế mới trên thế giới, có sức ảnh hưởng đáng kể đến pháp luật Việt Nam và chắc chắn cũng sẽ làm dấy lên sự tranh luận về việc hành vi tàng trữ là nguyên nhân khởi phát hay chỉ là kết quả khả dĩ không tránh khỏi, phải xảy ra của việc mua bán ma túy bất hợp pháp. Vì thế, thiết nghĩ cơ quan cấp trên cần nhanh chóng có sự tập huấn, phổ biến chi tiết về vấn đề này để đảm bảo công bằng trong xét xử, đồng bộ nhịp nhàng trong phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và trên hết là đảm bảo được nguyên tắc thống nhất cơ bản về pháp luật trên phạm vi quốc gia.

- V vấn đề giám định hàm lượng các cht ma túy:

Đây là vấn đề gây nên nhiều tranh luận trong thực tế áp dụng pháp luật. Học viên xin hệ thống một số khúc mắc như sau:

+ Thứ nhất: Thông tư liên tịch số 08 sửa đổi, bổ sung tiết 1.4 mục 1 Phần I như sau:

1.4. Trong mọi trường hp, khi thu gi được các cht nghi là cht ma

túy hoc tin cht dùng vào vic sn xut trái phép chất ma túy thì đều phi

trưng cầu giám định để xác định loi và trọng lượng cht ma túy, tin cht

thu gi được. Bt buc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định

trọng lượng chất ma túy trong các trường hp sau:

a. Cht ma túy, tin cht dùng vào vic sn xut cht ma túy th rn

được hòa thành dung dch;

b. Chất ma túy, tiến chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng

đã được pha loãng;

c. Xái thuc phin;

d. Thuc gây nghin, thuốc hướng thn;

Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này,

nếu có căn cứ và xét thy cn thiết, Tòa án trc tiếp trưng cầu giám định để

bảo đảm vic xét x đúng pháp luật... [2]

Những quy định vừa được trích dẫn trên thực tế khơng tạo được sự thuận lợi cho phía Tịa án trong hoạt động xét xử, mà chỉ hỗ trợ cho cơ quan Cơng an và Viện kiểm sát, vì những vấn đề:

+ Trên thực tế, hầu như hiếm khi nào gặp phải trường hợp các đối tượng khi bị bắt giữ lại đang pha loãng ma túy ở thể rắn, chẳng hạn heroin khi pha loãng để tiêm vào người thì sẽ rất khó khăn cho các cơ quan giám định để tìm ra hàm lượng ma túy và chuyển đổi ra heroin tinh chất. Thực tế thì phía cơ quan Công an chỉ thực hiện bước giám định chứ khơng tiến hành chuyển đổi, đặt Tịa án vào thế khó là khơng lẽ xét xử cả với ma túy thể loãng. Hay trường hợp khi bắt quả tang đối tượng thì người đó đã tiêm dạng ma túy đã hịa tan vào người, thì lại càng khó tìm ra cụ thể, đích xác lượng heroin ngun chất

dù có giám định hồn tất lượng ma túy.

+ Thông tư 08 có nêu “… Nếu có căn cứ và xét thy cn thiết, Tòa án

trc tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm cho vic xét x đúng pháp luật…”.

Quy định này rất chung chung và mơ hồ, không hề rõ ràng, dẫn đến việc mỗi Tòa sẽ thấy cần thiết với mỗi trường hợp khác nhau, có trường hợp Tòa này thấy cần trực tiếp trưng cầu giám định, có Tịa lại khơng, một hệ quả là bản án của Tịa cấp dưới có thể sẽ khơng nhận được sự đồng tình của Tịa cấp trên. Trên lý thuyết, mỗi Thẩm phán đều phải công minh trong mỗi vụ án, khơng để xảy ra oan sai, thốt tội, vậy làm sao có thể đảm bảo nguyên tắc đó nếu quy định của Thông tư lại chung chung, mập mờ và mơ hồ như vậy. Thiết nghĩ, nhu cầu cần thiết là phải luôn luôn triển khai việc giám định trong bất cứ trường hợp nào, chỉ có bằng cách tn theo ngun tắc đó thì mới có thể bảo đảm sự cơng minh, bất thiên vị và đúng đắn của pháp luật hình sự nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung.

Đó là chưa nói đến chủ thể nào sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám định, ai sẽ chịu chi phí phát sinh, cũng như quy trình ra sao, chặt chẽ về mặt pháp lý hay khơng; có khiến cho Tịa án rơi vào tình huống không kịp tiến độ xét xử khơng. Quả thật, cịn rất nhiều khúc mắc khi bàn đến vấn đề này, cần có sự chỉđạo làm rõ từ các cấp trung ương để các Tòa án cấp dưới có thể sớm triển khai đồng bộ và hiệu quả.

+ Th hai: Thông tư số 08 có nêu rõ: “… Trường hp không thu gi

được vt chng là cht ma túy, tin chất nhưng có căn cứ xác định được

trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận

chuyn, tàng tr hoc chiếm đoạt thì người phm ti b truy cu trách nhim

hình s v các ti danh và điều khoản tương ứng. [2]

Quy định nêu trên rất có hiệu quả thực tiễn, giải quyết được thế khó của những trường hợp không thu được ma túy. Vấn đề là tồn tại sự không chắc

chắn về trọng lượng ma túy có liên quan đến đối tượng khi chỉ căn vào phần khai báo của đối tượng đó, rất khơng chắc chắn và chứa rủi ro. Hoặc giả dụ, đối tượng khai nhận một cách thiếu chi tiết, như khai số tép, số gói, chứ khơng rõ cụ thể trọng lượng là bao nhiêu, thì làm sao có thể xác định được số ma túy gốc có trọng lượng là bao nhiêu. Thực tiễn bắt giữ tội phạm ma túy đã chứng minh, trọng lượng các gói, tép, viên đều khác nhau, chứa số ma túy khác nhau, khơng có vụ nào là giống vụ nào, tất cả tùy thuộc vào quy cách đóng gói của các đối tượng này lúc ban đầu, nên nếu khơng xác định chính xác được sẽ gây rắc rối và trở ngại cho hoạt động xét xử. Thiết nghĩ, các cấp có thẩm quyền cũng cần lưu ý và có hướng giải quyết tức khắc cho vấn đề này vì sự thuyết phục trong luật và cả các văn bản dưới luật đều phải đặt ở mức cao.

- Cn ban hành ngay các văn bản hướng dn thi hành:

Qua các đời BLHS, ta thấy có sự biến chuyển rõ rệt trong quy định về các tội danh ma túy, có khi được quy định gộp, có khi một tội được phi hình sự hóa (tội sử dụng trái phép chất ma túy), có khi lại phân tách một cách cụ thể, tựu chung lại, mức hình phạt cho các tội danh ma túy thường cao, nhằm hiệu lực răn đe. Dù ở thời kỳ nào thì đều cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để thực tiễn áp dụng pháp luật và định tội danh được nhanh chóng, chính xác, tránh tình trạng mỗi nơi xử khác nhau, thi hành pháp luật khác nhau, gây rối loạn hệ thống pháp luật.

- Thay thế, sửa đổi mt svăn bản hn chế, bt cp:

Bên cạnh nhu cầu cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn, khơng thể khơng nói đến sự bất cập, lỗi thời và mâu thuẫn của một số văn bản đã ban hành trước kia (chẳng hạn Thông tư 17 năm 2007 và Thông tư 08 năm 2015). Khi tiến hành thay thế, sửa đổi những văn bản lỗi thời nêu trên, cần xem xét một cách đa diện, nhiều chiều, sửa chỗ nào dở, rút chiết và giữ lại những khía

cạnh pháp lý hay và vẫn cịn giá trị, tránh tiến hành một cách tùy tiện và cào bằng, tránh duy ý chí mà phải cố gắng xem xét trong bối cảnh thời đại.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)