Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là mối quan hệ xoay quanh các chủ thể: cơ quan điều tra, viện kiểm sat và Tòa án. Các cơ quan này vừa hợp tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ, vừa giám sát lẫn nhau. Để đạt được mục đích hồn thành quy trình tố tụng, thì sự nhịp nhàng trong hợp tác giữa các cơ quan này phải được ưu tiên thúc đẩy. Cụ thể như sau:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành Công an, Viện kiểm sát,
Tòa án:
khởi tố, điều tra. Phải thực hiện chức năng giám sát Tịa án của mình một cách trách nhiệm và công khai, minh bạch, đồng thời phải quan tâm theo dõi và tìm ra những điểm cịn thiếu sót, vi phạm để kiến nghị sửa chữa. Về phía Tịa án, nếu có bất kỳ khúc mắc nào về hồ sơ, cần làm việc ngay với Viện kiểm sát nhằm được hỗ trợ giải quyết. Trong trường hợp bắt buộc, nên trình bày những yêu cầu của mình với phía Viện kiểm sát để Viện kiểm sát cân nhắc, thêm các giấy tờ cần thiết để Tòa án tổ chức xử lý được chính xác hơn.
- Trong trường hợp những vụ án ma túy có tính chất nghiêm trọng, gây
bức xúc dư luận được chỉ định xử lưu động, người đứng đầu các cơ quan
tham gia tiến hành tố tụng cần chỉ đạo nhân sự của đơn vị mình đến tham gia
theo dõi, học tập kinh nghiệm và đánh giá phiên tòa.
Tội mua bán trái phép chất ma túy là một tội danh phức tạp, chắc chắn trong quá trình thực hiện tố tụng sẽ khơng tránh khỏi sai sót. Do đó, sau khi bãi tòa, các bên tham gia tiến hành tố tụng nên ngồi lại với nhau để cùng bàn thảo về những mặt đạt được, những vướng mắc còn diễn ra.
Như vậy học viên đã tổng hợp lại những giải pháp thiết thực mà ba cơ quan tiến hành tố tụng cần bắt tay hợp tác đẩy mạnh nhằm đảm bảo sự chặt chẽ trong quy trình tố tụng. Nhưng, chúng ta nên xem xét những giải pháp này dưới lăng kính của sự phối hợp vì cơng lý thuần túy, chứ không phải sự bắt tay trái pháp luật, vì một nguyên tắc bắt buộc trong pháp luật về tố tụng là các bên tham gia hoạt động tố tụng nhất thiết phải độc lập, không chi phối lẫn nhau.