Vị trí tỉnh Sơn La và 2 huyện Mộc Châu, Phù Yên

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 35)

Đề án PES bao gồm 4 hợp phần chính:

(i). xác định diện tích rừng và dịch vụ mơi trường rừng phục vụ mục đích cung cấp nước và bảo vệ đất; (ii) xác định bên cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ; (iii) xây dựng cơ chế chi trả; (iv) thiết lập cơ cấu tổ chức để thực hiện. Các hợp phần này liên kết chặt chẽ với nhau và ln ln có những nội dung xuyên suốt khác như nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực đối thoại chính sách và tham vấn giám sát có sự tham gia.

Dịch vụ môi trƣờng rừng

Dựa trên các dịch vụ đã được xác định trong Quyết Định số 380/QĐ-TTg của Chính hủ và điều kiện cụ thể ở địa phương, 2 dịch vụ môi

trường rừng được xác đinh để áp dụng thí điểm là bảo vệ đất và điều tiết nguồn nước.

Bên sử dụng dịch vụ và mức chi trả

Theo quy định của Chính phủ, 4 cơng ty trả đối với vùng hạ lưu sông Đà được lựa chọn là bên sử dụng dịch vụ (nhà máy Thủy điện Hịa Bình, nhà máy thủy điện Suối Sập, Công ty Cấp nước Phù Yên và Mộc Châu) mức chi trả của từng cơng ty được tính tốn trên cơ sở tổng sản lượng điện/nước kinh doanh hàng năm. Mức là 20 đồng hoặc 0,125 cent Mỹ và 1m3

nước là 30 đồng hoặc 0,25 cent Mỹ. Mức chi trả bình quân/ha là 100.432 đồng tương đương với 6,28 đôla Mỹ.

Xác định bên cung cấp dịch vụ

Kết quả điều tra rừng và số liệu thống kê diện tích rừng thuộc lưu vực sông Đà trên tồn tỉnh cho thấy tổng số 12.227 lơ rừng đã được giao cho 7.585 chủ rừng trên địa bàn 2 huyện thí điểm.Ở cả 2 huyện, hộ gia đình là nhóm chủ rừng lớn nhất (70,55% của huyện Phù Yên và 82,58% của huyện Mộc Châu), sau đó là đến nhóm hộ, lần lượt chiếm 13,02% 8,23% trên toàn tỉnh

Cơ chế chi trả

Thông qua các buổi thảo luận nhóm và hội thảo tham vấn có sự tham gia, các bên liên quan đã thống nhất phương án chi trả như sau: Nhà máy thủy điện Hịa Bình sẽ chuyển tiền cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp trung ương trong khi 3 đối tượng sử dụng dịch vụ còn lại sẽ chuyển tiền tới Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh 2 lần trong một năm vào tháng 7 và tháng 1 năm sau. Cũng theo quy định của Chính phủ, 90% tiền thu được sẽ trả cho chủ rừng để đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và 10% còn lại sẽ được sử dụng cho các chi phí quản lý vận hành ở cấp tỉnh, huyện và xã, bao gồm cả các hoạt động khác như đạo tạo khuyến nông, nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến và giám sát.

Về các quy định pháp lý: Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết

định quy định chức năng, nhiệm vụ, thành phần của các ban quản lý, cũng như quy trình thẩm định và thực hiện.

Về tổ chức thực hiện: Ban quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng được

thiết lập ở cấp tỉnh, huyện và xã để hướng dẫn thực hiện, quản lý cơ chế vận hành, giám sát, đánh giá và báo cáo. Để đảm bảo tính minh bạch, Ngân hàng Chính sách và Xã hội ở địa phương thực hiện vai trò như một tổ chức trung gian để chuyển tiền tới các bên cung cấp dịch vụ sau khi đã nhận được ý kiến thẩm định và phê duyệt của ban quản lý. Thành viên ban quản lý là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và đại diện người dân địa phương.

Cho đến nay, nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai. Phần mềm chuyên dụng cũng đã được thiết kế và đưa vào áp dụng. Đây thực sự là một cơng cụ hữu ích để cập nhật số liệu và giám sát thực hiện. Tờ rơi và phim phóng sự về chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đã được xây dựng để tuyên truyền, phổ biến trên tồn quốc. Có thể nói Sơn La đã tạo ra một mơ hình trình diễn thực tế về chi trả dịch vụ môi trường rừng đồng thời đóng góp thơng tin, kinh nghiệm vào quá trình xây dựng Nghị định chi trả dịch vụ môi trường rừng của quốc gia. Hơn nữa, Sơn La cũng tạo ra một địa bàn nghiên cứu giá trị cho nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế như Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới (ICRAF), Viện Phát triển Bền vững và quan hệ quốc tế (IDDRI), Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực

Châu Á, Thái Bình Dương (UNESCAP) và chương trình Liên Hợp Quốc về giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (UNREDD),…

Hình 1.5: Thảo luận các bên cung cấp dịch vụ Pes và diện tích quản lý ở cấp huyện

Mặc dù sáng kiến thực hiện thí điểm PES do Chính phủ khởi xướng và định hướng, vị trí địa lý, điều kiện đặc thù của rừng cũng như các dặc tính về kinh tế-xã hội và chính trị của tỉnh đã cung cấp nền móng hết sức cụ thể để xây dựng và thực hiện PES. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và thực hiện thí điểm PES tại Sơn La cũng tồn tại một số hạn chế sau:

- Dịch vụ môi trường do rừng cung cấp không chỉ giới hạn ở dịch vụ điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất. Cần tiếp tục nghiên cứu về giá trị của từng loại dịch vụ cũng như các hình thức dịch vụ khác để cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình xây dựng Nghị định dự kiến sẽ được ban hành và thực hiện trên toàn quốc vào năm 2010.

nhận của bên sử dụng dịch vụ-xét về các khía cạch khác nhau-dường như chưa phù hợp với một cơ chế PES. GTZ sẽ triển khai nghiên cứu tồn diện để có thể xác định mức chi trả trên cơ sở khoa học, mang tính thị trường và có tính khả thi áp dụng cao.

Nhìn chung, chi trả dịch vụ mơi trường rừng tại Việt Nam có thể được coi như một cơ chế khuyến khích để quản lý rừng bền vững đồng thời tạo thu nhập cho chủ rừng và góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn. Nguyên tắc cơ bản của PES là những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho những người cung cấp dịch vụ mơi trường rừng trong đó khu vực tư nhân (nhà máy, công ty sản xuất, hộ gia đình, cộng đồng và cá nhân) là những bên tham gia chính. Mức chi trả tùy thuộc vào giá trị dịch vụ cung cấp và được điều chỉnh trên cơ sở hệ số k đã được xác định và thống nhất. Hơn

nữa, sự tham gia của ngân hàng đóng trên địa bàn cho thấy trong khi chưa thể xây dựng những mối quan hệ chi trả trực tiếp thì hình thức chi trả qua một tổ chức trung gian có uy tín được coi là một hình thức hợp lý áp dụng trong q trình thực hiện thí điểm.

Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng mang lại lợi ích cho chủ rừng, người dân địa phương và hướng tới quản lý tài nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên, rừng chỉ là một phần trong toàn bộ hệ thống sử dụng đất hiện có và phần lớn những tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn tỉnh xuất phát từ hoạt động canh tác trên đất dốc. Vì vậy chỉ riêng cơ chế chi trả dịch vụ mơi trường rừng thì khó có thể coi là một công cụ hiệu quả để quản lý rừng bền vững-một nội dung cần được giải quyết một cách tổng thể. Để đạt được

điều đó, ngồi việc nâng cao nhận thức, đào tạo hướng dẫn người dân sử dụng tài nguyên bền vững, việc đảm bảo ban hành các quy chế, văn bản pháp luật và cơ cấu tổ chức cần thiết, phù hợp để tạo điều kiện thực hiện và giám sát chi trả dịch vụ mơi trường rừng có sự tham gia là hết sức cần thiết[35].

1.2.2.2.3. Chi trả môi trường để bảo vệ cảnh quan Vườn quốc gia Bạch Mã

- Bối cảnh và các vấn đề

Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc khu vực miền trung Việt Nam, cách thành phố Huế 40km về phía đơng nam. Năm 2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt việc mở rộng Vườn từ 22.031 ha lên 37.499 ha, trong đó 32.157,8 ha là diện tích rừng nằm trên núi cao thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn của sơng Hương. Dự tính với diện tích mở rộng như hiện nay thì Vườn quốc gia Bạch Mã sẽ cần có ít nhất 135 cán bộ và cần thêm khoảng 4,9 tỷ đồng/năm.

Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2007 nhằm xác định cơ hội cho mơ hình hỗ trợ Vườn bảo vệ tài ngun rừng.

+ Cải tiến việc thu phí vào cửa Vườn

Theo Quyết định 149/1999/QD-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30 tháng 11 năm 1999 thì mức phí thăm quan các khu vực chính của Vườn là 10.000 đ/người/lượt đối với người lớn và 5.000 đ/người/lượt đối với trẻ em và 2.000 đ/người/lượt khi thăm quan vùng đệm.

Một đánh giá về ”bằng lòng chi trả” (WTP) của khách du lịch khi đến thăm Vườn quốc gia Bạch Mã đã được Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế và Tổ chức WWF Việt Nam tiến hành vào tháng 5/2007. Kết quả cho thấy mức phí nên áp dụng cho hai đối tượng khách khác nhau là 39.000đ đối với khách quốc tế và 34.000đ đối với người Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra nguồn thu dự kiến là 293.33 triệu VND gấp 3 lần số thu hàng năm khi áp dụng mức phí hiện hành.

Hình 1.6: Sơ đồ Vƣờn Quốc Gia Bạch Mã

+ Chi trả cho việc khai thác nước và bảo vệ vùng đầu nguồn

Một nhà máy nước uống nổi tiếng đang sử dụng nước khai thác từ nguồn Bạch Mã. Công ty nước Bạch Mã bắt đầu khai thác nước từ năm 2005. Tiền thu được từ công ty này là tiềm năng đóng góp cho Vườn Quốc Gia. Mỗi mét khối nước sạch nên được đánh một khoản thuế gọi là phí mơi trường được sử dụng để bảo vệ vùng đầu nguồn. Nếu Cơng ty nước trích 35% giá trị thu được từ việc bán nước sạch thì Ban quản lý Vườn sẽ có 183.600.000đ hay 15% doanh thu. Cơng ty nước có thể thu phí và chuyển khoản tiền này trực tiếp cho những người sử dụng đất vùng đầu nguồn. Khoản phí này phải được miễn thuế.

Hình 1.7: Ảnh tồn cảnh Bạch Mã. Ảnh do WWF cung cấp

Nghiên cứu chỉ ra rằng các cá nhân và công ty ở khu vực hạ nguồn được hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ phòng hộ đầu nguồn do Vườn cung cấp và họ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ này. Cần tiến hành nghiên cứu thêm để thiết lập các cơ chế chi trả hình thức này.

+ Quỹ uỷ thác bảo tồn

Việc thiết lập Quỹ uỷ thác bảo tồn được xem như là cơ chế thu hút chi trả cho bảo tồn đa dạng sinh học của khách du lịch thăm quan thành phố Huế. Cuộc khảo sát cho thấy mặc dù khách du lịch chỉ thăm quan thành phố Huế (chứ không thăm quan các khu vực lân cận khác) nhưng họ vẫn sẵn sàng đóng góp cho Quỹ uỷ thác bảo tồn của Vườn quốc gia Bạch Mã và có đến 80% số khách được phỏng vấn đồng ý với ý tưởng này. Một chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn liên quan đến hoạt động du lịch có thể được gắn kết với hoạt động bảo tồn sông Hương, một thắng cảnh nổi tiếng nhất của Huế. Hiện nay chính phủ Việt Nam đang trình UNESCO để tổ chức này công nhận là di sản thế giới.

quản lý số tiền này như sau:

+ Số tiền thu được từ việc tăng mức phí thăm quan Vườn sẽ được Ban quản lý Vườn trực tiếp quản lý để phục vụ các hoạt động nhằm cải thiện dịch vụ du lịch, kể cả việc đưa ra một số hoạt động mới cho du khách.

+ Số tiền thu được từ Quỹ ủy thác bảo tồn và phần bồi hoàn của các đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ phòng hộ đầu nguồn sẽ được sử dụng để cải thiện hạ tầng cơ sở như tái đầu tư cho nông nghiệp bền vững và quản lý tốt hơn khu vực vòng đệm (Hỗ trợ phát triển bền vững vùng đệm là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Vườn).

- Giám sát như thế nào?

Cũng giống như trường hợp của phòng hộ đầu nguồn Trị An, thành lập Ban quản lý để quản lý khoản phí thu được. Các thành viên của Ban quản lý gồm đại diện Ban quản lý Vườn, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh và cộng đồng địa phương. Các thành viên này sẽ giám sát số tiền phí từ khâu bán đến mua. Chất lượng dịch vụ du lịch và công tác quản lý vùng đệm Vườn sẽ do bên thứ 3 giám sát thường xuyên.

- Các khuyến nghị và nghiên cứu bổ sung

+ Việc cải cách thuế và giá nước là cần thiết cho việc thực hiện chi trả; + Cần có nghiên cứu bổ sung về giá cả do quản lý chất lượng nước khu vực phịng hộ đầu nguồn khơng bền vững;

+ Cần có sự tham gia của địa phương khi ký kết thỏa thuận với các bên hưởng lợi.

+ Cần có sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương về các phương án chi trả phí khác nhau.

- Thơng điệp từ nghiên cứu điểm này:

+ Vườn quốc gia cần nâng cao trách nhiệm các bên liên quan để tăng cường nguồn thu cho bảo tồn thiên nhiên.

+ Cải thiện du lịch là rất cần thiết để tăng lượng khách thăm quan; + Cần áp dụng các hệ thống thu phí vào cửa đa dạng đối với các nhóm khách du lịch khác nhau.

1.2.2.2.4. Dự án thí điểm về xây dựng cơ chế chi trả hấp thụ Các bon trong lâm nghiệp tại huyện Cao Phong tỉnh Hồ Bình

- Bối cảnh và các vấn đề

Nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu Cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu (UNFCCC) đã được phê chuẩn tạo ra khung pháp lý cho các hoạt động giảm thiểu khí nhà kính nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển và ngăn chặn tác động tiêu cực đến khí hậu. Nghị định thư Kyoto do UNFCCC xây dựng và đã được phê chuẩn tại Kyoto, Nhật Bản tháng 12 năm 1997[11][17].

Đóng góp vào nỗ lực chung nhằm phát thải khí nhà kính, đặc biệt khí các-bon-đi-ơ-xít (CO2) trong bầu khí quyển, một dự án trồng rừng quy mơ nhỏ để hấp thụ khí các-bon-đi-ơ-xít được Cục Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cùng phối hợp xây dựng. Dự án được tiến hành tại Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình. Dự án dự kiến trồng khoảng 350 ha rừng. Mục tiêu của dự án là bảo vệ mơi trường và xố đói giảm nghèo thơng qua nâng cao thu nhập cho người dân địa phương từ sản phẩm rừng và các lợi ích thu được từ việc bán tín chỉ các-bon.

Hình 1.8: Gặt hái (Ảnh do ICRAF Việt Nam cung cấp)

- Làm thế nào để đảm bảo nguồn tài chính?

Lợi ích của dự án khơng chỉ gồm lâm sản như gỗ và củi đốt như các dự án trồng rừng thương mại thơng thường mà cịn gồm các lợi ích từ việc bán tín chỉ các-bon. Đây là một sản phẩm môi trường mới và có thể được kinh doanh trên thị trường thế giới thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM)[22].

Người mua được xác định là các công ty sản xuất giấy trong nước đối với các sản phẩm gỗ và thị trường quốc tế cho các tín chỉ các-bon. Số lượng tín chỉ các-bon ước tính thu được trong thời gian 20 năm của dự án là khoảng 60.000 - 80.000 CERs

Với mục tiêu đề ra như vậy, trong q trình chuẩn bị, nhóm xây dựng dự án đã tiến hành tham vấn với các công ty công nghiệp tại Hà Nội để tài trợ cho dự án với mục tiêu bảo vệ mơi trường và xố đói giảm nghèo. Cuối cùng dự án đã được hãng Honda Việt Nam đồng ý và tài trợ. Số tiền tài trợ này chỉ

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)