Xu hướng vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 28 - 33)

các quốc gia trên thế giới

1.3.1 . Sự lựa chọn phương thức hòa hợp của các quốc gia trên thế giới

Mặc dù cho đến nay, IASB đã ban hành rộng rãi hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho các DNNVV nhưng việc áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực thường gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, các quốc gia có thể vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV và điều chỉnh cho thích hợp với bối cảnh của mình. Trên thế giới hiện nay có ba cách tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV, cụ thể là:

- Cách thứ nhất, chấp nhận tồn bộ hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế dành cho DNNVV là chuẩn mực của quốc gia. Đây là cách tiếp cận của một số quốc gia như các nước Nam Phi, Argentina, Bahamas, Campuchia, Singapore, Philippines, Barbados, Brazil, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, El Salvador, Ethiopia, Ghana, Guyana, Chile, Jamaica, Jordan, Kenya, Lebanon, Malaysia, Namibia, Nepal, Nicaragua, Panama, Peru, Qatar, Sri Lanka, Trinidad and Tobago, Turkey, Uganda, Venezuela, Zambia, Zimbabwe,… (IASB, 2011).

Hầu hết các quốc gia này đã sử dụng IFRS đầy đủ cho các doanh nghiệp của quốc gia nên có nhu cầu sử dụng IFRS cho DNNVV cho các DNNVV vì hệ thống chuẩn mực này đã giảm đáng kể mức độ phức tạp so với IFRS đầy đủ, ví dụ như: Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Ghana, Guyana, Jamaica, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Nepal, Nicaragua, Panama, Cộng hòa Serbia, Sierra Leone, Cộng hòa Slovak, Trinidad và Tobago, Ukraine, Venezuela,… (IASB, 2011).

- Cách thứ hai, sử dụng có chọn lọc hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV để hình thành chuẩn mực quốc gia: chỉ sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng của quốc gia. Đó là cách áp dụng của Hồng Kông, Brazil,… (IASB, 2011).

- Cách thứ ba, xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và điều chỉnh cho hịa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế dành cho DNNVV. Đây là trường hợp tại các quốc gia như Úc, Anh, Pháp, Đức, Canada, Belgium, Italy, Nhật Bản, Malta, Mexico, Netherlands, Poland, Slovenia, Switzerland …(IASB, 2011).

Ở Pháp, hầu hết các công ty không muốn áp dụng IFRS cho DNNVV bởi vì các quy định hiện hành phù hợp với Chỉ thị của Châu Âu và đã cho phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sử dụng.

Zeghal và Mhedhbi (2006) cho rằng việc quyết định áp dụng IFRS dành cho DNNVV đối với các nước đang phát triển ảnh hưởng bởi các yếu tố:

Tăng trưởng kinh tế Trình độ học vấn

Mức độ mở rộng kinh tế đối ngoại

Sự tồn tại của thị trường vốn.

Theo nghiên cứu của Bohusova H. và Blaskova V. (2011), các quốc gia có GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thường không sẵn sàng áp dụng IFRS cho DNNVV như Úc, Pháp, Đức, Ý, Canada,…

1.3.2 . Những thành quả đạt được

Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế cho các DNNVV - chuẩn mực thống nhất trên toàn cầu này đã đạt được những kết quả đáng kể, đặc biệt là cho các công ty với những công ty con ở các nước thành viên khác, các cơng ty tìm kiếm tài chính quốc tế, và các công ty hoặc niêm yết trên thị trường khơng có quy định hoặc đang được xem xét trong tương lai. Những người sử dụng thông tin sẽ có được lợi ích từ việc áp dụng của các chuẩn mực này, chủ yếu là làm tăng khả năng phân tích và so sánh của các báo cáo tài chính đã được lập tại các nước khác nhau. Những lợi ích tiềm năng khác như mở rộng thương mại quốc tế, tốc độ tăng trưởng quốc tế của các công ty, hoạt động sáp nhập và mua lại nước ngồi nhiều hơn, giảm được các chi phí vốn và mở rộng nguồn vốn bên ngoài.

Toàn cầu hóa của thị trường vốn là một q trình khơng thể đảo ngược, và có rất nhiều lợi ích tiềm năng đạt được từ các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được công nhận. Việc áp dụng các chuẩn mực thống nhất này đã làm giảm đáng kể chi phí kinh doanh của các quốc gia do đã giảm thiểu được nhu cầu bổ sung thêm thông tin. Những thơng tin này có thể so sánh được, do đó làm tăng khả năng đánh giá và phân tích của người sử dụng báo cáo tài chính (Adekoye, 2011). Người sử dụng trở nên tự tin hơn trong những thông tin mà họ được cung cấp và có lẽ, điều này làm giảm sự không chắc chắn, thúc đẩy việc phân bổ nguồn lực hiệu quả và giảm chi phí vốn (Ahmed, 2011). Đồng thời, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực này cũng thu hẹp dần khoảng cách hòa hợp chuẩn mực kế toán của các quốc gia trên thế giới với chuẩn mực kế toán của quốc tế.

1.3.3 . Những khó khăn, thách thức

Như đã nêu ở trên, IASB (2009a) định nghĩa DNNVV là một doanh nghiệp khơng có trách nhiệm đại chúng nhưng mục đích chung là chuẩn bị báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngồi. Tuy nhiên, có một sự mâu thuẫn trong định

nghĩa này với các tiêu chí được sử dụng để xác định DNNVV. Trong khi tầm quan trọng của việc giới thiệu các IFRS cho DNNVV, IASB nhấn mạnh rằng DNNVV chiếm hơn 95% trong tất cả các doanh nghiệp trên khắp thế giới (IFRS Foundation, 2012c). Tuy nhiên, dự toán được dựa trên những DNNVV đã được phân loại theo kích cỡ, không nhất thiết phải dựa trên các tiêu chí của các tổ chức dự kiến của IASB. Lịch sử phát triển của chuẩn mực và việc thực hiện IFRS cho DNNVV cung cấp bằng chứng cho thấy IASB đã bị nhầm lẫn trong việc lựa chọn một tiêu đề phù hợp sau nhiều lần thay đổi. Tiêu đề "IFRS cho DNNVV" cuối cùng đã được đồng ý trước khi phát hành các chuẩn mực vào tháng 07/2009 (RSM International, 2009). Điều này có thể gây ra một số vấn đề trong việc thực hiện các chuẩn mực do sự không thống nhất giữa định nghĩa DNNVV của IASB với các định nghĩa của một số quốc gia và khu vực khác để xác định DNNVV.

Điều đáng nói là phần lớn các định nghĩa DNNVV bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, mặc dù chữ viết tắt "SME" chỉ đề cập đến các DNNVV. Vì lý do này, các chữ viết tắt "MSME" (Micro, DNNVV) đang trở thành phổ biến trong vị trí của "SME" để định nghĩa thơng qua các nền kinh tế khác nhau. Ví dụ, các nền kinh tế Nam Á như Ấn Độ, Bhutan, Maldives hiện đang sử dụng các chữ viết tắt MSME. Tuy nhiên, có một sự khơng cơng bằng trong việc thảo luận về ba loại hình doanh nghiệp này, bởi vì các doanh nghiệp nhỏ và DNNVV khác nhau rõ ràng trong phạm vi kinh doanh của họ. Câu hỏi này một lần nữa có thể được đặt ra là liệu các cơng ty nhỏ có được coi là DNNVV theo định nghĩa đã chấp nhận bởi IASB để xác định các DNNVV trong IFRS cho DNNVV. Chắc chắn, các định nghĩa DNNVV khác nhau sẽ là một thách thức khi thực hiện so sánh các doanh nghiệp trên toàn cầu.

IASB đã thiết lập IFRS cho DNNVV nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng báo cáo tài chính của DNNVV (IASB, 2009b). Tuy nhiên, Schiebel (2008) chứng minh rằng, IASB ít xem xét đến sự tham gia của người sử dụng trong quá trình tham vấn quy trình phát triển của các chuẩn mực mới bởi vì các nhà viết diễn giải chính được đại diện bởi các kiểm tốn viên, kế toán và những người lập ra chuẩn mực này.

Hơn nữa, Schiebel (2008) và Evans et al. (2005) đã chỉ ra rằng có những khoảng trống nghiên cứu quan trọng trong các tài liệu DNNVV về nhu cầu thơng tin kế tốn

của người sử dụng, cho cả người chủ sở hữu và người sử dụng bên ngồi của các DNNVV, nhu cầu thơng tin của người sử dụng khác nhau đối với các DNNVV có quy mơ lớn hay nhỏ hơn, và những người khác cũng có nhu cầu khác nhau trên thế giới. Nếu IFRS cho DNNVV không phản ánh nhu cầu thông tin của người sử dụng bên ngồi, lợi ích đối với thông tin công bố của các DNNVV cho người sử dụng bên ngồi trở nên khơng chắc chắn. Đặc biệt, tình trạng này sẽ gây áp lực hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.

Mục tiêu của IASB về việc cho phép DNNVV tiếp cận nguồn vốn cạnh tranh quốc tế bằng cách lập những báo cáo tài chính chất lượng cao, có thể so sánh được là một mục tiêu trong tương lai. Hyz (2011) cho thấy các DNNVV đang do dự trong việc tìm kiếm các nguồn vốn bên ngồi vì thủ tục phức tạp liên quan đến việc cho vay và chi phí vốn. Thay vào đó, các DNNVV vẫn dựa vào nguồn tài chính của chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại của mình. Kauffmann (2005) khẳng định rằng hạn chế tiếp cận các nguồn tài chính là một kết quả của rủi ro cao được mặc định giữa các DNNVV ở châu Phi. Vì vậy, chuẩn bị báo cáo tài chính chất lượng cao sẽ không thể là giải pháp độc quyền để tiếp cận vốn từ bên ngoài. Trong giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, khả năng tín dụng, khả năng thanh toán và vấn đề pháp lý của DNNVV cũng cần phải được xem xét.

Những khó khăn về kỹ thuật chun mơn vốn có trong IFRS cho DNNVV cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Liên quan đến các vấn đề chuyên môn tồn tại với việc thực hiện các IFRS đầy đủ, UNCTAD cho rằng: “Thực tế của IFRS đòi hỏi khả năng chun mơn thích hợp đối với kiểm tốn viên, người sử dụng và cơ quan quản lý. Các quốc gia thực hiện IFRS đối mặt với một loạt vấn đề liên quan đến năng lực, tùy thuộc vào cách tiếp cận của họ” (UNCTAD, 2007a, p. 11).

Thực tế của IFRS cho DNNVV cũng được thử thách, bởi vì những hạn chế khả năng của các thị trường tài chính, các tổ chức và cơ quan quản lý khác nhau trên tồn cầu. Mạng lưới kế tốn chun nghiệp nổi tiếng như PWC (2011), Ernst & Young (2010) và KPMG (2010) chứng minh các chuẩn mực có vấn đề có thể có của IFRS cho DNNVV, đó là vấn đề hạn chế năng lực.

Bên cạnh đó, chi phí cũng có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS cho DNNVV của các doanh nghiệp, việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực mới được cho là hiệu quả vì IFRS cho DNNVV làm giảm đáng kể yêu cầu công bố so với IFRS đầy đủ. Điều này có thể đúng nếu quá trình chuyển đổi được thực hiện từ IFRS đầy đủ đến IFRS cho DNNVV. Hiện nay, các DNNVV tại nhiều quốc gia lập BCTC dựa trên yêu cầu GAAP của quốc gia, vì vậy quá trình chuyển đổi từ GAAP của quốc gia đến các IFRS cho DNNVV có thể làm tăng chi phí lập báo cáo tài chính. Chi phí liên quan đến đào tạo, thay đổi hệ thống, tái lập báo cáo tài chính, tư vấn thêm,… sẽ là những khó khăn cho các DNNVV trong việc áp dụng IFRS cho DNNVV. Những người phản đối việc áp dụng IFRS cho DNNVV ở châu Âu cho rằng chuẩn mực này quá phức tạp đối với các DNNVV và họ lo ngại rằng chi phí thiết lập có thể lớn hơn lợi ích tiềm năng từ các chuẩn mực. Vì vậy, vấn đề chi phí - lợi ích cần phải được xem xét trong các yêu cầu ghi nhận và đo lường của IFRS cho DNNVV đối với các DNNVV.

Việc thực hiện và áp dụng IFRS cho DNNVV dường như vẫn còn gây tranh cãi. Những vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi sang chuẩn mực kế toán quốc tế chung, và các vấn đề kỹ thuật chun mơn vốn có trong các ngun tắc ghi nhận và đo lường của các chuẩn mực mới, dự kiến sẽ là một thách thức tiếp tục đạt được trong việc so sánh thơng tin tài chính tồn cầu được đưa ra bởi các DNNVV trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)