3.2. Định hướng về cách thức hòa hợp Chuẩn mực kế toán dành cho DNN
3.2.2. Các định hướng về lâu dài
Đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế thế giới, để có thể hịa hợp được với quốc tế, Việt Nam cần phải có những hướng đi đúng đắn, những sự lựa chọn thích hợp với tình hình hiện tại nhưng cũng phải phù hợp trong tương lai. Trong đó, Việt Nam cần phải có những định hướng lâu dài về việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho các DNNVV, đó là:
Thứ nhất – Hiện nay, điều quan trọng là Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống
khung pháp lý về kế toán cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và hài hịa với thơng lệ kế toán quốc tế. Hệ thống pháp luật cần phải được hồn thiện cho phù hợp với q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống cho tất cả các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Thực hiện nghiêm Luật kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả các DNNVV của Việt Nam và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống Luật, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản khi ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DNNVV.
Thứ hai – Trong quá trình soạn thảo, ban hành chuẩn mực mới cũng như việc
sửa đổi, bổ sung, cập nhật những chuẩn mực đã ban hành trước đây, Việt Nam cần phải xem xét nhu cầu sửa đổi về mặt luật pháp và các quy tắc phù hợp với từng thời điểm cũng như yêu cầu phát triển của thị trường để tránh sự không đồng bộ giữa các quy định được thực thi. Bởi vì, trong quá trình ban hành chuẩn mực sẽ phát sinh một số vấn đề mà luật pháp cũng như các chuẩn mực trước đó khơng theo kịp dẫn đến mâu thuẫn giữa các văn bản pháp quy. Đây cũng là vấn đề tất yếu trong quá trình phát triển xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào.
Thứ ba – Cần phải xây dựng các biện pháp, lộ trình cụ thể và giám sát việc thực
thi chặt chẽ. Trước hết, rà soát lại những chuẩn mực nào phù hợp với Việt Nam nhưng chưa phù hợp theo thông lệ quốc tế cũng như những chuẩn mực quốc tế đã ban hành nhưng Việt Nam chưa áp dụng, từ đó tiến hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV. Trong quá trình điều chỉnh những chuẩn mực này thì cũng cần phải cập nhật những thay đổi mới, những chuẩn mực mới ban hành trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV mới nhất. Để đạt được mục tiêu hòa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế cho DNNVV hiện hành thì tiếp theo đó, những tài liệu về việc nghiên cứu và theo dõi tiến trình sửa đổi chuẩn mực kế toán quốc tế cho các DNNVV và các tài liệu khác có liên quan khơng chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, bổ sung mà cũng phải được cập nhật liên tục theo kế hoạch và nội dung soạn thảo, ban hành mới của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV trong tương lai.
Thứ tư – Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng riêng cho các
DNNVV phù hợp với thông lệ quốc tế (Bảng 9).
Đây là yêu cầu cơ bản để Việt Nam có thể hịa hợp một cách nhanh nhất với kế tốn quốc tế. Việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán riêng cho DNNVV cần phải dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV, qua đó cũng cần phải xem xét chuẩn mực kế toán cho DNNVV của các quốc gia khác. Hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV được ban hành với mục đích có thể áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Do đó, với điều kiện hiện nay thì khơng phải chuẩn mực kế tốn quốc tế nào cũng có thể áp dụng được cho các DNNVV ở Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần phải xem xét thêm hệ thống chuẩn mực kế toán dành cho DNNVV của một số quốc gia phát triển khác để học hỏi những kinh nghiệm mới về lĩnh vực kế toán. Việt Nam cần nắm bắt những kinh nghiệm của các quốc gia phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và các quốc gia có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán quốc gia dành cho DNNVV trên cơ sở dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV. Từ đó, Việt Nam nên áp dụng có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp với mình nhằm đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và đáp ứng được yêu cầu hịa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế dành cho DNNVV.
Bảng 9: Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV được đề xuất ban hành mới dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV
STT Tên chuẩn mực 01 Chuẩn mực chung 02 Hàng tồn kho 03 Tài sản cố định hữu hình 04 Tài sản cố định vơ hình 05 Bất động sản đầu tư 06 Thuê tài sản
07 Kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết
08 Thơng tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh 09 Thay đổi chính sách kế tốn, ước tính kế tốn và các sai sót 10 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
11 Hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại 12 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
13 Trợ cấp chính phủ
15 Hợp đồng xây dựng 16 Chi phí đi vay
17 Thuế thu nhập doanh nghiệp
18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tang 19 Bảng cân đối kế toán
20 Báo cáo KQHĐKD và các khoản thu nhập 21 Trình bày BCTC
22 Báo cáo tình hình thay đổi vốn và KQHĐKD, lợi nhuận giữ lại 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 25 BCTC hợp nhất và BCTC riêng 26 Thông tin về các bên liên quan 27 Thuyết minh trên BCTC 28 Cơng cụ tài chính cơ bản
29 Ban hành cơng cụ tài chính khác 30 Tổn thất tài sản
31 Lợi ích của người lao động
32 Áp dụng lần đầu chuẩn mực BCTC cho DNNVV
Thứ năm – Xây dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng và tiếp tục đào tạo phát triển nguồn nhân lực về kế toán. Con người cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào q trình hịa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế của các DNNVV của Việt Nam. Việt Nam cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên kế toán được trang bị đầy đủ cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp kế toán của quốc gia ngang tầm với quốc tế, đồng thời đưa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV vào thực tiễn một cách nhanh chóng. Nhưng đây không phải là vấn đề đơn giản mà cần phải trải qua một quá trình lâu dài và cần sự học hỏi, nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên kế tốn để nâng cao trình độ chun môn và tuân thủ chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm xây dựng được niềm tin và uy tín cho nghề nghiệp kế tốn.
Thứ sáu – Thay đổi cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hiện nay,
Bộ Tài Chính là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đến từ các trường đại học có chuyên ngành, Hội nghề nghiệp, các công ty kiểm toán – kế tốn,... Tuy nhiên vì sự phát triển về lâu dài cùng với xu hướng hội nhập quốc tế thì cơ chế này của Việt Nam sẽ khơng cịn thích hợp nữa.
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính (ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong đó, Bộ Tài Chính kiêm ln cả việc nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế, soạn thảo, ban hành chuẩn mực kế toán quốc gia nên rất dễ dẫn đến tình trạng q tải trong cơng việc và kết quả là quy trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc gia sẽ bị chậm lại.
Việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc gia đã q khó khăn và phức tạp nhưng công việc này không chỉ dừng lại ở việc soạn thảo, ban hành mà cần phải được thực hiện cập nhật liên tục để điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung các quy định, các chuẩn mực khi có sự thay đổi của quốc tế. Quá trình này cũng cần rất nhiều thời gian và kinh phí của Nhà nước.
Khi hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia đã được ban hành và cập nhật đầy đủ nhưng việc hướng dẫn chi tiết cách thức vận dụng của các chuẩn mực trong thực tiễn địi hỏi chun mơn nghề nghiệp, kinh nghiệm kế tốn thực tế mà Bộ Tài Chính cũng như các cơ quan chức năng Nhà nước khác khó có thể thực hiện được. Bộ Tài Chính là cơ quan khơng chun về kế tốn như các tổ chức nghề nghiệp, Hội nghề nghiệp nhưng lại đảm nhận việc soạn thảo, ban hành chuẩn mực kế toán và ban hành những nghị định, thông tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chuẩn mực và khó vận dụng triệt để vào thực tiễn đối với các DNNVV.
Do đó, trong tương lai Việt Nam cần có cơ chế khác thích hợp hơn, giải quyết đúng đắn trách nhiệm và thực hiện chức năng đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo, ban hành và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam nói chung và chuẩn mực kế tốn áp dụng cho các DNNVV nói riêng.
Thứ bảy – Phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức
đào tạo kế toán, Hội nghề nghiệp. Hội nghề nghiệp là nơi tập hợp, nghiên cứu, phát triển và kiểm soát các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp kế toán nên Hội đóng vai trị rất quan trọng trong q trình hịa hợp với quốc tế. Hội nghề nghiệp của Việt Nam chưa thực sự lớn mạnh, cần phải cố gắng phát triển hơn nữa để tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát việc áp dụng chuẩn mực trong công việc của người làm kế toán. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho những kế toán viên, người hành nghề kế toán và những người tham gia đam mê kế toán cùng sinh hoạt. Hội nghề nghiệp phải nỗ lực thể hiện vai trị tích cực tạo lập diễn đàn, tổ chức những buổi hội thảo để cung cấp những thông tin mới, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi những vướng mắc nghề nghiệp để những người quan tâm nâng cao tầm hiểu biết về chun mơn cũng như góp phần nâng cao vị thế cho nghề nghiệp kế toán của quốc gia.
Bên cạnh đó, những tổ chức đào tạo cần phải thay đổi cách giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đó là khơng nên dạy bám vào chuẩn mực, chế độ kế toán quốc gia mà phải kết hợp giảng dạy những vấn đề khoa học với việc so sánh đánh giá những ưu - nhược điểm, những điểm hợp lý - bất hợp lý, những quy định của Việt Nam với quốc tế và đưa ra những giải pháp khi vận dụng cùng với những ý kiến đề xuất nhằm giúp cho sinh viên phát triển được tư duy và nâng cao khả năng xét đoán. Các tổ chức đào tạo cũng nên áp dụng giáo trình Tiếng Anh vào trong cơng tác giảng dạy kế tốn để nâng cao khả năng thích nghi với những chuẩn mực quốc tế và tiếp thu được khối lượng kiến thức kế toán quốc tế khổng lồ, phức tạp đồng thời hiểu được bản chất của thuật ngữ chuyên ngành, tránh hiểu lầm, dịch không sát nghĩa.